Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

A- Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm được:

 - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp - Liên Xô - Trung Quốc (1911-1920).

 - Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại Người đã tìm thấy chân lý cứu nước sau đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

 - Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

 - Rèn cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.

 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

- Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn: 02/01/2010
Tiết 19 	Ngày dạy: 04/01/2010
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp - Liên Xô - Trung Quốc (1911-1920).
	- Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại Người đã tìm thấy chân lý cứu nước sau đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
	- Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
	- Rèn cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
	 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.
C- Tiến trình: 
I- Ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra: Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm gì mới hơn so với các phong trào công nhân trước đó ở nước ta ?
III- Bài mới:
Giáo viên: Nhắc lại những nét chính từ 1911-1918.
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bọn đế quốc thắng trận đã làm gì ? (họp để phân chia quyền lợi).
? Tại hội nghị Véc Xai, Người đã làm gì ?
? Nội dung bản yêu sách nói gì ?
? Bản yêu sách không được chấp nhận nhưng việc làm đó có tác dụng gì ?
? Để tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga, Người đã làm gì ?
? Những sách báo của Lê Nin đã có tác dụng như thế nào đối với Người ?
? Tại Pháp người còn có những việc làm gì ?
? Việc làm này có ý nghĩa gì trong hoạt động cách mạng của người ?
? Giáo viên giới thiệu hình 28: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua ở Pháp em nhận thấy trong ảnh Người đang làm gì ? (Tố cáo tội ác của Pháp ở Đông Dương kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính ủng hội phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương và các nước thuộc địa).
? Sau khi tìm thấy chân lí cứu nước, ở Pháp Người có những hoạt động gì ? (1921-1923).
? Theo em con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ? (Hầu hết các chiến sỹ yêu nước sang các nước phương Đông - Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây (Pháp). Þ Muốn đánh Pháp phải tìm hiểu Pháp.
I- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917-1923):
- Năm 1919 tại hội nghị Véc Xai: Người gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
- Nội dung: Đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920 đọc (sách) sơ khảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê - Nin.
- Tháng 12/1920 Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp ở Tua.
- Năm 1921 sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
+ Viết báo Người cùng khổ.
+ Viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp.
? Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ?
? Tại hội nghị lần V của Quốc tế cộng sản Người đã trình bày quan điểm, lập trường của mình về những vấn đề nào ?
? Những quan điểm đó có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ?
II- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ (1923-1924):
- Tháng 6/1923 Người từ Pháp đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân.
- Năm 1924 dự Đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.
Þ Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
? Tại đây Người đã có những hoạt động chủ yếu gì ?
? Nêu thành phần của Việt Nam cách mạng thanh niên ? (Tiểu tư sản, trí thức yêu nước).
? Sau khi thành lập, Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động gì ?
Giáo viên: Cuốn Đường cách mệnh đã tập hợp tất cả các bài giảng của Người ở Quảng Châu.
? Những hoạt động này các tác dụng gì ?
? Địa bàn hoạt động Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được mở rộng như thế nào ? (Khắp toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện: Cộng hội, nông hội ...).
? Việc thành lập Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì ? (Đó là hạt nhân nòng cốt chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng vì tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên là 1 tổ chức yêu nước có khuynh hướng vô sản. Trong cương lĩnh hoạt động Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tự nhận là đại diện cho giai cấp vô sản Việt Nam.
III- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924-1925):
- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
- Tháng 6/1925 thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hạt nhân là Cộng sản Đoàn.
* Hoạt động:
- Huấn luyện: 
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.
+ Chọn một số người sang Liên Xô học.
+ Năm 1928 thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”.
- Tuyên truyền:
+ Tháng 6/1925 xuất bản Báo thanh niên.
+ Năm 1927 tác phẩm Đường cách mệnh ra đời. Þ Bí mật tuyên truyền về nước.
- Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
* Luyện tập:
IV. Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính.
 + Nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc giai đoạn 1921-1925.
 + Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội có những hoạt động gì cho cách mạng Việt Nam
	 V. Dặn dò: Học + Đọc bài theo sách giáo khoa.
 + Chú ý trả lời các câu hỏi .
 + Đọc tài liệu tìm hiểu thêm về Bác Hồ.
 +Đọc trước bài cách mạng Việt nam trước khi Đảng ra đời .
------------------------------------------------------------------
Tuần 20	Ngày soạn: 04/01/2010
Tiết 20 	Ngày dạy: 06/01/2010
	 BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM
 TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam đó là sự ra đời của Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân đảng.
	- Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này.
	- Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ và nhận định, đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử.
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa.
C- Tiến trình: 
I- Ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra: Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp ?
III- Bài mới:
? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927 ?
? Em hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ?
? Các phong trào đấu tranh đã phát triển như thế nào và mạng tính chất gì ? (Thống nhất toàn quốc).
? Em hãy nêu 1 số phong trào đấu tranh lớn ?
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của công nhân và học sinh học nghề trong thời gian này ?
? Điều đó chứng tỏ tư tưởng của công nhân đã có điểm mới gì ? (Tiến bộ gì).
? Cùng với các phong trào đấu tranh của công nhân phong trào yêu nước trong thời kỳ này phát triển như thế nào ?
Giáo viên: Phong trào đấu tranh trong nước phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng ra đời ở Việt Nam.
I- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926-1927):
* Phong trào công nhân:
- Từ năm 1926-1927 bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và học sinh học nghề.
- Phong trào nổ ra từ Bắc - Nam.
- Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị rộng rãi, đoàn kết.
- Trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rết.
* Phong trào yêu nước:
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp khác cũng phát triển mạnh, kết thành làn sóng cách mạng khắp cả nước.
? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ?
? Tổ chức Đảng gồm những thành phần nào ?
? Em có nhận xét gì về lập trường tư tưởng của họ ? (Lập trường giai cấp chưa rõ ràng).
? Tân Việt cách mạng Đảng phân hoá trong hoàn cảnh nào ?
? Tân Việt cách mạng Đảng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Hoạt động Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
? Nội bộ thanh niên diễn ra cuộc đấu tranh nhiều đảng viên Þ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
? Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong 1926-1927 đã có những điểm mới nào ?
? Em có nhận xét gì về 2 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng ?
(So với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tân Việt cách mạng Đảng còn nhiều hạn chế song cũng là 1 tổ chức cách mạng mới).
II- TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG (7/1928):
* Sự thành lập:
- Nguồn gốc: Từ hội phục Việt (1925).
- Tháng 7/1928 mang tên Tân Việt cách mạng Đảng.
* Thành phần:
- Trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Chính trị phạm ở Trung kỳ.
- Tân Việt cách mạng Đảng ra đời khi Việt Nam cách mạng thanh niên đã phát triển mạnh cả về lý luận và tư tưởng.
* Hoạt động: Tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên đã có sức hút mạnh mẽ với Tân Việt. Nhiều người xin ra nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 
* Luyện tập:
- Phong trào đấu tranh đã kết thành làn sóng mạnh mẽ, rộng khắp toàn quốc.
- Giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập.
IV. Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung tiết học.
 +Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927.
+ Trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng .
V. Dặn dò: Học + Đọc phần còn lại.
 + Trả lời câu hỏi sách giáo khoa , giờ sau học tiếp

File đính kèm:

  • docsu 9 tuan 20.doc