Một số dạng bài tập thường gặp về HNO3

Dạng1: Tính lượng kim loại phản ứng và lượng sản phẩm khử tạo thành.

 *Phương pháp giải: Dùng pp bảo toàn electron:

∑mol e nhận= ∑mol e nhường

 

Bài 1: Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với HNO3 thu được 0,5 mol NO (đktc). Tính m?

 Bài 2: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong HNO3 thu được 4,6 gam khí nâu đỏ. Tính m?

 Bài 3: Cho m gam kẽm tác dụng với lượng dư HNO3 sau pư thu được 4,4 gam khí A. Biết dA/H2=22. Tính m?

 Bài 4: Cho m gam sắt tan hoàn toàn trong HNO3dư sau pư thấy có 0,672 lit NO (đktc). Tính m?

Bài 5: Cho m gam Fe tác dụng với HNO3 sau pư thấy có 1,12 gam kim loại không tan và 0,896 lit khí không màu hoá nâu trong không khí. Tính m?

 Bài 6: Cho 11,2 gam sắt tan hoàn toàn trong HNO3 sau pư thu được bao nhiêu lit NO (đktc)?

 Bài 7: Cho 4,8 gam Mg tác dụng với HNO3 dư sau pư thu được V lit khí Nitơ monooxit (đktc). Tính V?

 Bài 8: Cho 5,4 gam nhôm tan trong HNO3 dư thu được V lit khí Đinitơ oxit (đktc). Tính V?

 Bài 9: Cho 3,6 gam Mg tan trong lượng HNO3 vừa đủ thì không thấy khí thoát ra. Cô cạn dd sau pư thu được m gam muối khan. Tính m?

++++++++++++++++++++++++++++++

Bài 10: Cho hỗn hợp 2,4 gam magie và 11,2 gam sắt tan hoàn toàn trong HNO3 sau pư thu được bao nhiêu lit NO (đktc)?

 Bài 11: Cho hhA gồm 0,15 mol kẽm và 0,1 mol nhôm tác dụng với lượng dư HNO3. sau pư thu được Vlit nitơ (đktc) . Tính V?

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dạng bài tập thường gặp về HNO3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). Tính m?
	Bài 16: Cho m gam hh Cu và Fe có tỷ lệ mol 1:2 tác dụng với HNO3 dư sau pư thu được 6,72 lit NO (đktc). Tính m?
++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài 17: Cho m gam đồng tác dụng với HNO3 dư thu được 8,96 lit hỗn hợp NO và NO2 (đktc). Tính m? Biết tỷ lệ mol của NO và NO2 là 1:1.
Bài 18: Cho m gam Mg tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lit hỗn hợp NO và N2O (đktc). Tính m? Biết tỷ lệ mol của NO và N2O là 1:2
Bài 19: Cho m gam Al tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lit hỗn hợp N2 và N2O (đktc) có tỷ khối so với H2 = 18. Tính m?
Bài 20: Cho m gam kẽm tác dụng với HNO3 dư thu được 3,36 lit hỗn hợp N2 và N2O (đktc) có tỷ khối so với H2 = 18. Tính m?
Bài 21: Cho m gam Cu tan trong HNO3 sau pư thấy có 4,8 gam chất rắn không tan và 11,2 lit (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỷ khối so với oxi là 1,0625. Tính m?
Bài 22: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu với tỷ lệ mol là 1:2 tác dung với HNO3 dư thu được 4,48 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ khối với H2 bằng 38. Tính m?
Bài 23: Cho m gam hỗn hợp Al và Zn với tỷ lệ mol là 2:1 tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lit N2 và N2O (đktc). Tính m? Biết rằng tỷ lệ mol của 2 khí tương ứng là 1:2
Bài 24: Cho 3,96 gam Mg tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được V lit NO và N2O (đktc) có tỷ lệ mol tương ứng là 1:1. Tính V?
Bài 25: Cho m gam Fe tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được 8,96 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ lệ mol tương ứng là1:3. Tính m?
*******************************************
Dạng2: Xác định tên kim loại
*Phương pháp: bảo toàn e, lập mối liên hệ giữa số e do kloại nhường và nguyên tử khối của kl để biện luận tìm kloại.
Bài 1: Cho 8,1 gam kim loại M chưa rõ hoá trị tác dụng với HNO3 dư thu được 2,016 lit khí N2 (đktc). Xác định kim loại M?
Bài 2: Cho 4,05gam kim loại M tan trong HNO3 dư sau pư thu được 3,36 lit khí NO(đktc). Tìm M
Bài 3: Cho 6 gam kim loại M chưa rõ hoá trị tan trong HNO3 dư sau pư thu được 1,4 lit khí N2O (đktc). Tìm M?
Bài 4: Cho 10,4 gam kim loại M có hoá trị không đổi tan hoàn toàn trong HNO3 sau pư thu được 0,7168 lit khí N2 (đktc). Tìm M?
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Xác định kim loại M?
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài 6: Cho 19,6 gam kim loại chưa rõ hoá trị tan trong HNO3 dư sau pư thu được 6,72 lit khí hỗn họp khí NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với Hidro bằng 17,7. Tìm M?
Bài 7: Cho 6,825 gam kim loại M tan trong HNO3 dư thu được 1,008 lit hỗn hợp N2O và NO có tỷ khối so với H2 bằng 17,3. Tìm M?
Bài 8: Hoà tan 16,2 gam kim loại M chưa rõ hoá trị bằng HNO3 loãng, sau pư thu được 4,48 lit hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 (đktc). Biết tỷ khối của X so với H2 bằng 18, dd sau pư không có NH4NO3. Xác định tên kim loại?
Bài 9: Hoà tan htoàn 62,1g kim loại M bằng dd HNO3 loãng sau pứ thu được 16,3lit hh khí X gồm 2khí không màu, không hoá nâu trong kk(đkc).(dX/H2O=17,2) Xác định M?
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 21 ( không còn sản phẩm khử khác). Tìm kim loại M
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 2,7g một kim loại M bằng HNO3 thu được 1,12lít khí(đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí NO và N2O. Biết d=19,2. M là kim loại nào?
Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96lít(đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.
Bài 13: Hòa tan 13g một kim loại có hóa trị không đổi vào HNO3. Sau phản ứng thêm vào NaOH dư thấy bay ra 1,12 lít khí có mùi khai. Xác định kim loại đã dùng?
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài 14: Hoà tan 2,7 gam kim loại M trong 400 ml HNO3 1M vừa đủ, sau pư thu được khí không màu hoá nâu trong không khí. Xác định tên kim loại?
Bài 15: Hoà tan 14 gam kim loại M trong 400 ml HNO3 2,5M vừa đủ, sau pư thu được khí Nitơ monoxit. Xác định tên kim loại?
Bài 16: Hoà tan 4,8 gam kim loại M trong 150 ml HNO3 2M vừa đủ, sau pư thu được khí Nitơ đioxit. Xác định tên kim loại?
*******************************************
Dạng3: Xác định công thức NxOy
*Phương pháp: dùng pp bảo toàn e và bán pư ion-electron
	(6x-2y)H+ + xNO3- +(5x-2y)e → NxOy + (3x-y) H2O
( Chú ý: x=1 hoặc x=2)
Bài 1: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định khí đó?
Bài 2: Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí NxOy. Xác định công thức khí đó.
Bài 3: Hoà tan 6.5 gam Zn trong dd HNO3 thu được 0.448 lit khí X (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Xác định X?
Bài 4: Cho 24 gam Cu tan trong dd HNO3 thu được 16.8 lit (đktc) khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X?
Bài 5: Cho 2,4 gam Mg tan trong HNO3 dư thu được 0.56 lit khí NxOy (đktc). Xác định công thức.
Bài 6: Cho 5.1 gam hỗn hợp Al và Mg có tỷ lệ mol là 1:1 tác dụng với HNO3 dư thu được 1.12 lit khí NxOy. Tìm công thức khí?
Bài 7: Cho 15.4 gam hỗn hợp Zn và Mg có tỷ lệ mol 2:1 tan trong HNO3 dư thu được 4.48 lit khí NxOy. Xác định công thức?
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài 8: Cho 9.6 gam Mg tác dụng vừa đủ với 400 ml HNO3 2.5M. Tìm công thức NxOy?
Bài 9: Cho 6.4 gam đồng tác dụng vừa đủ với 400 ml HNO3 1M. Tìm công thức NxOy?
Bài 10: Cho 11,9 gam hh Al và Zn có tỷ lệ mol 2:1 tác dụng vừa đủ với 1lit HNO3 1M. Tìm công thức NxOy? 
Dạng4: Tính khối lượng muối NO3-khi biết số mol sp khử
*Phương pháp: mmuối=mkim loại pư + mNO3-
Trong đó mNO3-=(số e nhận) x (nsp khử) x 62 
Bài 1: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 1,68 lit N2O (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 2: Cho 8,4 gam Fe tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 10,08 lit NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 3: Cho 5,76 gam Cu tác dụng hoàn toàn với HNO3, sau phản ứng thu được 4,032 lit NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 4: Cho 2,916 gam Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3, sau phản ứng thu được 0,2016 lit NO (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 5: Cho 1,53 gam Al tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 0.672 lit NO (đktc) và 0.224 lit N2O (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 6: Cho 5.525 gam kẽm tác dụng hoàn toàn với HNO3, sau pư thu được dd X(không chứa NH4NO3) và 0.896 lit hỗn hợp NO và N2O (đktc). Biết tỷ lệ mol tương ứng của 2 khí là 3:1. Tính khối lượng muối trong ddX
Bài 7: Cho 2.76 gam Mg tác dụng hết với HNO3 sau pư thu được 0.56 lit hỗn hợp N2 và N2O (đktc), biết hỗn hợp có tỷ khối hơi so với oxi là 1.075. Tính khối lượng muối tạo thành? (Biết phản ứng không tạo NH4NO3)
Bài 8: Cho 2.76 gam Mg tác dụng hết với HNO3 sau pư thu được ddX và 0.336 lit N2 (đktc). Cho dd NaOH dư vào ddX thu được 0.224 lit khí có mùi khai (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài 9: Cho 8.676 gam hỗn hợp Cu và Ag tan hoàn toàn trong HNO3 sau phản ứng thu được 4.032 lit NO2 và 0.2016 lit NO (đktc). Tính khối lượng muối thu được?
Bài 10: Cho 6.23 gam hỗn hợp Na và Ca tan hoàn toàn trong HNO3 sau phản ứng thu được 0.336 lit N2 và 0.448 lit N2O (đktc). Tính khối lượng muối thu được?
Bài 11: Cho 3.13 gam hỗn hợp Al, Fe và Cu tan hoàn toàn trong HNO3 sau phản ứng thu được 0.336 lit N2 , 0.224 lit NO và 0.448 lit NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được?
Bài 12: Cho 3.4 gam hỗn hợp Mg, Fe và Cu tan hoàn toàn trong HNO3 sau phản ứng thu được 1.008 lit hỗn hợp N2 , NO và NO2 (đktc) với tỷ lệ mol NO:N2:NO2=2:3:4. Tính khối lượng muối thu được?
*******************************************
Dạng5: Tính lượng HNO3 tham gia pư
*Phương pháp: dùng bán pư ion-electron H+ + NO3- +ne → spk + H2O
Bài 1: Hoà tan m gam kim loại vào 1 lit HNO3 aM sau pư thu được 0.03 mol NO2 và 0.02 mol NO. Xác định a?
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 5.04 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại vào 100ml HNO3 aM sau pư thu được m gam muối, 0.02 mol NO2 và 0.005 mol N2O. Xác định a và m?
Bài 3: Hoà tan 5.1 gam hh kim loại Al và Mg vào 1 lượng vừa đủ HNO3 sau pư thu được 1.12 lit N2(spk duy nhất) (đktc). Xác định khối lượng muối và số mol HNO3 đã pư?
Bài 4: Hoà tan 1.68 gam hh kim loại M vào dd HNO3 nồng độ 3,5M (đã lấy dư 10%) sau pư thu được hh spk gồm 0.03 mol NO2 và 0.02 mol NO (đktc). Xác định khối lượng muối và thể tích HNO3 đã pư?	ĐS: 44ml
Bài 5: Cho 13.4 gam hh 3 kim loại tác dụng với một lương dd HNO3 nồng độ 2M (lấy dư 10%), thu được 4.48 lit hh NO và N2O (đktc), có tỷ khối với H2 là18.5. Biết pư không tạo NH4NO3. Tính V HNO3 đã dùng và khối lượng muối tạo thành?
Dạng 6: Các bài tập về Fe
Bài 1: Cho 5,6 gam Sắt tác dụng với 300 ml HNO3 1M thì thu được V lit khí NO (đktc), cô cạn đ sau pứ thu được m gam muối khan. Tính m và V?
Bài 2: Cho 16,8 gam Fe tác dụng với 1,6 lit HNO3 1M thu được V lit NO2 (đktc) và m gam muối. Tính m và V?
Bài 3: Cho 1,12 gam Fe tác dụng với 140 ml HNO3 1M thì thu được V lit NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được, tính V?
Bài 4: Cho 14 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 10,08 lit NO2 (đktc). Tính khối lượng muối?
Bài 5: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 2,24 lit NO (đktc). Tính khối lượng muối thu được?
Bài 6: Cho 20 gam hh Fe và Fe2O3 tác dụng với HNO3 thì thu được 2.24 lit NO (đktc) và 2.8 gam chất rắn. Tính khối lượng muối và % khối lượng của Fe, Fe2O3
Bài 7: Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 3,2 gam chất rắn và V lit NO (đktc). Tính V? 
Bài 8: Cho 15 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 9,4 gam chất rắn và V lit NO2 (đktc). Tính V và khối lượng muối?
Bài 9: Cho 22,4 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 6,72 lit hh NO và NO2 (đktc), biết tỷ khối hỗn hợp so với H2 là 53/3. Tính khối lượng muối?
Bài 10: Cho 19,6 gam Fe tác dụng với HNO3 thì thu được 8,96 lit hh NO và NO2 (đktc), biết khối lượng hỗn hợp khí là 15,2 gam. Tính khối lượng muối?
Bài 11: Cho 12,8 gam hh Fe, FeO tác dụng HNO3 thì thu được 0.675 lit NO2 (đktc) và 4,2 gam chất rắn. Tính % khối lượng của Fe, FeO và khối lượng muối thu được?
Bài 12: Cho 18.5 gam hh Fe, Fe3O4

File đính kèm:

  • docMOT SO DANG BAI TAP THUONG GAP VE HNO3.doc
Giáo án liên quan