Một số câu hỏi lí thuyết về tính chất vật lý và đặc điểm cấu tạo các hợp chất hữu cơ

Câu 1: a) Tại sao rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các anđehit và dẫn xuất halogen của hiđrocacbon co khối lượng phân tử xấp xỉ nhau ?

b) Nhiệt độ sôi (t0c) của C2H5Cl, C2H5OH, CH3COOH Và CH3COOC2H5 tương ứng bằng 13oC; 78,3oC; 118,2oC; 76oC. Hãy giải thích vì sao khối lượng của phân tử của C2H5OH (M = 46); CH3COOH (M = 60) nhỏ hơn khối lượng phân tử của C2H5Cl (M = 64,5) và CH3COOC2H5 (M = 88) nhưng nhiệt độ sôi lại cao hơn và vì sao nhiệt độ sôi của CH3COOH lại cao hơn của C2H5OH

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi lí thuyết về tính chất vật lý và đặc điểm cấu tạo các hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết về Tính chất vật lý và
 đặc điểm cấu tạo các hợp chất hữu cơ
Câu 1: a) Tại sao rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các anđehit và dẫn xuất halogen của hiđrocacbon co khối lượng phân tử xấp xỉ nhau ?
b) Nhiệt độ sôi (t0c) của C2H5Cl, C2H5OH, CH3COOH Và CH3COOC2H5 tương ứng bằng 13oC; 78,3oC; 118,2oC; 76oC. Hãy giải thích vì sao khối lượng của phân tử của C2H5OH (M = 46); CH3COOH (M = 60) nhỏ hơn khối lượng phân tử của C2H5Cl (M = 64,5) và CH3COOC2H5 (M = 88) nhưng nhiệt độ sôi lại cao hơn và vì sao nhiệt độ sôi của CH3COOH lại cao hơn của C2H5OH.
c) Lấy hai phản ứng minh hoạ ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử trong phân tử phenol và giải thích vì sao rượu etylic (C2H5OH) và phenol (C6H5OH) cùng có nhóm -OH trong phân tử nhưng C2H5OH chỉ phản ứng với Na còn C6H5OH vừa phản ứng với Na vừa phản ứng được với NaOH.
Câu 2: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử ? giải thích C3H8; CH3Cl; C2H5NH2; CH3COOC2H5; CH3COOH và CH3CHO
Câu 3: Dựa vào bản chất của liên kết hiđrô giữa các phân tử hãy cho biết trong các chất sau đây:
a) Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ? Giải thích ?
CH3CHO; CH3COCH3; CH3COOH.
b) Khí nào dễ hoá lỏng nhất, giải thích ?
C2H6; CO2; F3; C2H2; NH3.
c) Chất nào dễ tan trong nước nhất ? giải thích ?
C2H6; C2H2; C2H5Cl; NH3, H2S.
Câu 4: Hãy giải thích vì sao phân tử C2H5OH và CH3COOH đều chứa nhóm hiđroxyl (-OH) nhưng chỉ có CH3COOH là có tính axit.
a) Dựa vào đặc điểm liên kết trong phân tử rượu hãy giải thích vì sao rượu có phản ứng thế nguyên tử H (trong nhóm chức) và có phản ứng tách nhóm chức (- OH) ? Lấy ví dụ minh hoạ.
b) Giải thích tại sao etylenglicol và glixerin hoà tan được Cu(OH)2 nhưng C2H5OH lại không có khả năng đó ?
c) Về mặt cấu tạo lipit rắn khác nhau ở chỗ nào. Dầu mở dùng để nấu xà phòng và dầu mở dùng để bôi trơn máy có gì khác nhau không ?
Câu 5: a) Dung dịch A gồm phenol tan trong rượu etylic Hãy xác định liên kết hiđro có thể có và cho biết liên kết hiđro nào là bền vững nhất trong số đó.
b) Vì sao khi cho etanol vào nước thì thể tích hỗn hợp (dung dịch) thu được giảm so với tổng thể tích hai chất ban đầu ?
c) Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau rất lớn về nhiệt độ của các chất sau: CH3COOH (118,2oC); C2H5OH (78,3oC) Và C3H8 (- 42oC).
Câu 6: a) Bằng các phản ứng hãy chứng minh benzen vừa có tính chất của hiđrocacbon no vừa có tính chất của hiđrocacbon không no.
 Giải thích nguyên nhân gây ra tính bazơ của anilin ?
So sánh tính bazơ của các chất sau đây:
etylamin; đietylamin; trietylamin; abilin (phenylamin); elylamin; amoniac và điphenylamin.
Tính chất axit biến đổi thế nào trong dãy đồng đẳng của axit focmic.
Hãy giải thích vì sao axit focmic cũng có thể tham gia gu tráng gương (trong môi trường NH3) và phản ứng tạo Cu2O màu đỏ gạch (trong môi trường NaOH).
So sánh cấu tạo và tính chất của axit acrylic với axit propionic. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Vì sao nói glucozơ vừa có tính chất giống ađehít axitic vừa có tính chất giống rượu đa chức (glixerin). Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Câu 7: a) Trình bày đặc điểm cấu tạo không gian của phân tử mêtan.
Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử benzen (C6H6).
Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử etilen.
Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử axetilen
Thế nào là liên kết s (xích ma) và liên kết p (pi).
Câu 8: So sánh độ linh động của phân tử hiđro trong các nhóm chức của các chất sau.
C6H5NH2, C2H5OH, C6H5OH.
CH3OH, C2H5OH, C6H5OH, C6H5OH, CH3COOH.
CH3OH; CH3CHO; HCOOH, CH3COOH.
C2H5OH, C2H4(OH)2, C6H5OH, C6H5CH2OH.
Câu 9: a) Hãy sắp xếp CH3COOH, CH3CH2CH2OH và C6H5OH theo trình tự tính tăng linh động của nguyên tử hiđro. Bằng phương pháp hoá học hãy chứng minh rằng các chất đó đều có hiđro linh động và chứng minh sự đúng đắn của trình từ sắp xếp đó.
 (Trích ĐTTS vào trường ĐHQG Hà Nội năm 1999/2000)
b) Bằng phản ứng hoá học hãy so sánh khả năng linh động của H trong nhóm OH của các chất: rượu etylic, glixerin, axit axetic, phenol. 
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Mỏ địa chất năm 1999/2000)
c) So sánh tính chất bazơ của các chất sau: Anilin, metylamin và đimeltylamin.
 (Trích ĐTTS vào trường ĐH Kiến trúc, 1999/2000)
Hãy nêu những phản ứng hoá học và hiện tượng chứng tỏ anilin có tính bazơ nhưng là bazơ yếu. Hãy so sánh tính bazơ của amoniac và metylamin.
 (Trích ĐTTS vào trường ĐH Thái Nguyên năm 1998/1999)

File đính kèm:

  • docTinh chat vat li, dac diem cau tao.doc
Giáo án liên quan