Một số câu hỏi lí thuyết về sắt và hợp chất của sắt

Câu 1: Nguyên tố sắt có STT=26, hãy:

a) Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+.

b) Xác định vị trí của Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn (chu kì, nhóm, phân nhóm).

c) Viết PTPƯ biểu diễn mối quan hệ giữa các số oxi hoá của sắt sau đây (mỗi mũi tên lấy một ví dụ minh hoạ)

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi lí thuyết về sắt và hợp chất của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết về sắt và hợp chất của sắt
Câu 1: Nguyên tố sắt có STT=26, hãy:
Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+.
Xác định vị trí của Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn (chu kì, nhóm, phân nhóm).
Fe+2
Fe
Fe+3
(1)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
Viết PTPƯ biểu diễn mối quan hệ giữa các số oxi hoá của sắt sau đây (mỗi mũi tên lấy một ví dụ minh hoạ)
Câu 2: Hợp chất X được tạo bởi 2 nguyên tố M và R, có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có N=Z +4, còn trong hạt nhân nguyên tử R có N’=Z’, trong đó N, Z, N’, Z’ là số nơtron và proton tương ứng của M và R. Biết tổng số hạt proton trong phân tử X bằng 84 và a+b=4. Hãy xác định công thức phân tử của X.
Câu 3: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. 
Hãy xác định số hiệu nguyên tử, số khối và viết cấu hình electron của X và các ion tạo thành từ X, từ đó xác định vị trí của X trong bảng HTTH các nguyên tố hoá học.
Viết các PTPƯ xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch FeCl3; HNO3đặc, nóng, HCl và dung dịch AgNO3 dư.
Câu 4: Một dung dịch X chứa FeSO4 và Fe2(SO4)3. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch X lần lượt tác dụng với:
Dung dịch KMnO4 + H2SO4
Nước brôm.
Dung dịch NaOH có mặt không khí.
Đồng kim loại.
Dung dịch HNO3 đặc.
Câu 5: Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh của dung dịch nhạt dần, ngược lại khi cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì dung dịch màu vàng nâu trở nên xanh đậm dần. Giải thích các hiện tượng xảy ra.
Câu 6: Cho FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A và khí B. A tạo kết tủa trắng không tan trong axit với BaCl2, để trong không khí B chuyển thành khí màu nâu B1. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa A1. Nung A1 ở nhiệt độ cao được chất rắn A2. Cho luồng CO dư đi qua A2 đốt nóng ở nhiệt độ cao tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A3. Cho A3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí C. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 7: Một oxit kim loại có công thức AxOy.
Xác định kim loại A và oxit, biết tỉ lệ khối lượng của A so với oxi bằng 7:3.
Viết các PTPƯ xảy ra khi cho AxOy lần lượt tác dụng với Al (t0), CO (t0), HCl, HNO3 (giải phóng NO).
Câu 8: Cân bằng các phương trình trình sau theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxihoá, chất khử.
FeS2 + HNO3 đặc, nóng đ Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
FeS + H2SO4 đặc, nóng đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
FeS2 + O2 đ Fe2O3 + SO2 
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
FexOy + H2SO4đặc Fe2(SO4)3 + SO2ư + H2O
FeS2 + HNO3 + HCl đ FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
FeS2 + KMnO4 + H2SO4 đ
Câu 9: Cho các chất Fe, FeS2, FeCO3, FeO, Fe(OH)2 lần lượt tác dụng HNO3 đặc nóng. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion ( Cho biết sản phẩm của pư có khí NO2 hoặc cả khí CO2 hoặc cả H2SO4 ).
Câu 10: Cho các cặp oxi hoa khử sau: Fe2+/Fe; I2/2I-; Fe3+/Fe2+, với tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+<I2< Fe3+. Dung dịch có đổi màu hay không trong các trường hợp sau:
Thêm dung dịch Fe2+vào dung dịch I2 (có màu nâu).
Thêm dung dịch Fe3+vào dung dịch I- (không màu).
Thêm Fe vào dung dịch Fe3+ (có màu vàng).
Thêm Fe vào dung dịch Fe2+ (có màu xanh lục nhạt).
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn oxit FexOy tronng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A1 và khí B1.
- Cho khí B1 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch Br2 và dung dịch K2CO3.
- Cho dung dịch A1 tác dụng với NaOH dư, lọc tách kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A2, chộn A2 với bột nhôm rồi nung ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp A3 gồm 2 oxit trong đó có oxit FenOm. Hoà tan A3 trong HNO3 loãng thu được khí NO duy nhất. Hãy viết các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.
Câu 12: a) Hãy kể tên và công thức của các loại quạng sắt quan trọng trong tự nhiên.
Từ một loại quặng sắt bất kì ở trên là nguyên liệu chính viết các PTPƯ điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3.
Câu 13: Cho sắt kim loại và muối của sắt. Từ mỗi loại trên hãy trình bày 2 phương pháp điều chế FeCl2. Viết các phương trình phản ứng điều chế đó dưới dạng phân tử và ion thu gọn (mỗi phương pháp chỉ dùng một phản ứng, các chất cần thiết có đủ).
Fe(NO3)3
Fe(OH)2
Fe(OH)3
Fe2O3
Fe2(SO4)3
CuSO4
FeS2
Fe2O3
Fe3O4
FeO
Fe
FeCl2
FeCl3
(1)
(2)
(3)
(4)
(6)
(7)
(8)
(5)
(12)
(9)
(10)
(11)
(17)
(13)
(14)
(15)
(16)
(22)
(20)
(18)
(19)
(21)
(23)
(24)
Câu 14: Hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

File đính kèm:

  • docSat.doc