Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đối với môn Sinh học 6 ở trường THCS An Trường C

Trong thực tế dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn Sinh học 6 nói riêng ở các trường THCS không có nhiều điều kiện để giáo viên có thể kiểm tra đánh giá những kỹ năng bộ môn của học sinh nên hầu hết mới tập trung vào việc kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh . Đối với học sinh lớp 6 vừa lên bậc THCS vẫn quen với cách dạy và học ở tiểu học vì vậy mặc dù các kiến thức sinh học 6 là nối tiếp chưượng trình tiểu học , hình thành và phát triển ở học sinh những khái niệm về thế giới sống một cách có hệ thống , có kỹ năng bộ môn làm cơ sở cho việc tiếp tục hình thành các kỹ năng sinh học và các kỹ năng ở các lớp tiếp theo song với luợng kiến thức tương đối lớn , phức tạp và cách dạy của giáo viên trung học khác với giáo viên tiểu học - đa số các em học thuộc kiến thức một cách máy móc . Điểm yếu này cần đuợc khắc phục để dạy học sinh học 6 góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện - giúp học sinh nhớ lại , khắc sâu bài cũ một cách chính xác , không máy móc , tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài học mới và tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo .

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đối với môn Sinh học 6 ở trường THCS An Trường C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thành các kỹ năng sinh học và các kỹ năng ở các lớp tiếp theo song với lượng kiến thức tương đối lớn , phức tạp và cách dạy của giáo viên trung học khác với giáo viên tiểu học - đa số các em học thuộc kiến thức một cách máy móc . Điểm yếu này cần được khắc phục để dạy học sinh học 6 góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện - giúp học sinh nhớ lại , khắc sâu bài cũ một cách chính xác , không máy móc , tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài học mới và tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo .
Vì vậy bản thân tôi là GV tổ Hóa -Sinh -Công Nghệ của trường chọn chuyên đề này nhằm đề cập một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đối với môn sinh học 6 ở Trường THCS An Trường C.
B. Nội dung :
I.Các loại bài kiểm tra:
Trong “Chương III-Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS”có đưa ra các loại bài kiểm tra như sau :
-Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm : kiểm tra miệng , kiểm tra viết dưới một tiết , kiểm tra thực hành dưới một tiết .
-Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm : kiểm tra viết từ một tiết trở lên ; kiểm tra thực hành từ một tiết trở lên ; kiểm tra học kỳ (KThk) .
Trong chuyên đề này , tôi chỉ xin đề cập tới hai loại bài kiểm tra , đó là : kiểm tra miệng và kiểm tra viết từ một tiết trở lên .
1. Kiểm tra miệng :
Trong các hình thức kiểm tra thì kiểm tra miệng : kiểm tra đầu tiết học là một khâu không thể thiếu được ở các bước lên lớp dẫu thời gian dành cho nó còn ít (5-10 phút) . Kiểm tra miệng đặc biệt quan trọng bởi vì nó giúp GV có được thông tin cần thiết và nhanh nhất từ phía HS , cao hơn là giúp giáo viên “hiểu” về học sinh của mình . Kiểm tra miệng góp phần rèn khả năng tự học , tính chăm chỉ , cùng các đức tính cần thiết như mạnh dạn , tự tin , nhanh nhẹn , hoạt bát . của mỗi học sinh . 
Thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học 6 hiện nay rất nhiều tiết học của giáo viên chưa thực sự coi trọng công việc kiểm tra miệng vì cho rằng đó đều là các kiến thức học sinh đã biết hoặc các kiến thức đó học sinh phải tự học nhưng lại quên rằng ở tuổi này nhu cầu chơi của học sinh vần còn chiếm phần lớn thời gian ,Cũng 1 số GV kết hợp khâu kiểm tra miệng với bước truyền thụ kiến thức mới nhưng không chỉ lo truyền thụ kiến thức mới mà kiểm tra miệng cho có chuyện . Ngay trong các tiết hội giảng ,thao giảng, kiểm tra chuyên môn , dự giờ , người đánh giá lại cũng ít quan tâm rút kinh nghiệm khâu kiểm tra miệng . Tất cả các lý do trên đã khiến cho khâu kiểm tra miệng trở thành hình thức không rõ mục đích . Vì vậy để việc kiểm tra miệng có chất lượng , hiệu quả ở tất cả các tiết học Sinh học 6 tôi xin đưa ra một số biện pháp sau :
 a/ở khâu soạn bài ,GV cần xác định và trả lời 4 câu hỏi sau cho phần KT miệng :
Kiểm tra miệng để làm gì ?
Đối tượng kiểm tra ?
Kiểm tra kiến thức gì ?
Kiểm tra như thế nào ?
Làm rõ câu hỏi đầu tiên , người GV sẽ có được mục đích của việc KT miệng . Từ mục đích đó ở các câu hỏi sau sẽ lựa chọn đúng đối tượng ra câu hỏi , nội dung KT và sẽ có được phương thức KT (lý thuyết hoặc thực hành , cá nhân hoặc hoạt động nhóm )cho hợp lí . Công việc này phải định hình ngay ở phần tổng kết tiết học trước , khâu hướng dẫn học sinh học ở nhà để có được sự chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau ở cả phía thầy và phía trò .
Chẳng hạn : Trước khi dạy Bài 11 .Sự hút nước và muối khoáng của rễ, giáo viên nêu ra hai câu hỏi kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi 1: Em hãy trình bày cấu tạo của tế bào lông hút ?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra kiến thức học sinh học ở bài trước , tuy nhiên không yêu cầu học sinh học một cách máy móc các kiến thức giáo viên dạy ở buổi trước mà chỉ cần bằng hiểu biết kiến thức về tế bào thực vật đã được học ở đầu năm để trả lời . 
 Câu hỏi 2 : Rễ cây có những chức năng gì ? Theo em , trong các chức năng đó thì chức năng nào là quan trọng nhất ?
Câu hỏi này đa số học sinh đều trả lời được . 
*Chức năng :-Bám chặt vào đất à giúp cây đứng vững 
 -Hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất .
* Trong các chức năng đó thì chức năng hút nước và muối khoáng là quan trọng nhất .
Câu hỏi GV đưa ra còn nhằm một mục đích nữa là dẫn dắt vào bài mới .
GV : Đặt vấn đề vào bài mới :
 Để cây có thể tồn tại được thì 1 yếu tố không thể thiếu đó là nước và muối khoáng do rễ cây vận chuyển lên .Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào ? Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan ra sao ?Chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi đó trong bài hôm nay . 
 Bài 11.Sự hút nước và muối khoáng của rễ
b/ Cần đổi mới quan niệm truyền thống :cho rằng công việc kiểm tra miệng là công việc của thầy bằng cách GVcần tổ chức để học sinh cùng tham gia kiểm tra và tự kiểm tra như : được nêu câu hỏi để hỏi bạn và nêu đáp án trả lời của mình hoặc tổ chức thi hỏi đáp theo nhóm , tổ , thì nhớ lâu thuộc nhiều , bổ sung kiến thức , trò chơi giúp nhau thuộc bài . Khi thực hiện kiểm tra miệng , GV cũng cần lưu ý bám sát đặc trưng môn học để tận dụng tối đa khoảng thời gian cho phép (5’ - 10’) và các phương tiện dạy học , đồ dùng học tập của học sinh (bảng phụ , giấy kiểm tra , giấy nháp ) . Sử dụng và phát huy hết khả năng của các phương tiện và đồ dùng học tập ấy để tạo ra các hình thức kiểm tra đa dạng , phong phú mà không cần tốn kém . Sự đổi mới này sẽ góp phần tạo tâm lý hứng thú cho học sinh và việc kiểm tra miệng không còn gò bó , đơn điệu , góp phần tạo nên không khí học thoải mái cho việc bắt đầu tiết học mới .
Ví dụ : Trong khi kiểm tra bài cũ Bài 19. Đặc điểm bên ngoài của lá. 
 ? Kể tên một số lá có gân song song , hình cung , hình mạng ?
 GV : Cho học sinh kể các loại lá . HS thứ nhất kể tên loại lá song song , học sinh thứ hai phải kể các loại lá khác . Hết một lượt , học sinh tiếp theo phải kể toàn bộ các loại lá các bạn vừa kể thuộc loại lá nào và học sinh này có quyền đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu của các bạn vừa kể trước . Tuy nhiên , việc đánh giá kết quả , việc ra câu hỏi và nội dung trả lời của học sinh lại thuộc về giáo viên .
2.Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên :
Kiểm tra có thể tiến hành đồng loạt cho tất cả học sinh của toàn trường hoặc trong phạm vi một lớp với thời gian 1 tiết đối với môn Sinh học 6 . Kiểm tra viết có thể sử dụng đề kiểm tra tự luận hoặc đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan .
 a/ Đề kiểm tra tự luận là dạng câu hỏi mở mà HS phải trình bày ý kiến của mình . 
VD : Em hãy vẽ và trình bày cấu tạo của tế bào thực vật .
Khi soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá loại này lưu ý không nên chỉ kiểm tra đơn thuần những kiến thức cần học thuộc lòng mà cần chú ý đến phát triển tư duy cùng với phát triển các năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống . Khi có cơ hội nên chú ý đến việc kiểm tra , đánh giá thái độ của HS , VD kiểm tra về thái độ ứng xử với môi trường , với vấn đề bảo vệ sự đa dạng của TV.Thời gian học sinh làm bài một tiết nên đưa ra 3 - 4 câu hỏi để tránh việc học sinh học tủ, học thuộc lòng mà không hiểu 
VD : 1.Vì sao trong bể cá cảnh thường thả cây rong đuôi chó ?
 2. So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm ?
 3. Kể tên một vài virut gây bệnh mà em biết? 
Khi chấm bài của học sinh , giáo viên nên có những nhận xét cụ thể vào bài làm cho từng em và thống kê các lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm cả về kiến thức lẫn kỹ năng làm bài , đặc biệt chú ý đến kỹ năng diễn đạt những kiến thức thực vật học . Do các em mới học lớp 6 còn mắc nhiều lỗi về ngữ pháp , chính tả nên giáo viên cũng cần chú ý đến vấn đề này chứ không chỉ chú ý đến những vấn đề có tính logic của một bài làm dưới dạng viết . Đề thi theo kiểu tự luận cho phép giáo viên phát hiện được khả năng trình bày một vấn đề của học sinh và uốn nắn cho học sinh cách thức diễn đạt . 
Khi chấm bài , giáo viên cần bám sát đáp án và biểu điểm. Thang điểm có thể chia nhỏ đến 0,25 điểm . Biểu điểm , đáp án có thể tham khảo mô hình sau :
Mục tiêu bài kiểm tra (kiến thức , kỹ năng , thái độ) .
Thời gian làm bài kiểm tra .
Thời điểm thực hiện .
Đề bài .
Đáp án và biểu điểm chấm .
Rút kinh nghiệm sau kiểm tra .
Hướng giải quyết các khuyết điểm học sinh hay mắc phải .
 b/ Trắc nghiệm khách quan :
Khi vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan với đối tượng học sinh lớp 6 , cần chú ý tới một số vấn đề sau đây để soạn câu hỏi :
Câu hỏi đơn giản , dễ hiểu .
Trong mỗi câu hỏi chỉ nên thông báo một ý .
Trong mỗi câu hỏi không chỉ nêu các dữ kiện mà không nêu rõ hướng trả lời 
Trong bài kiểm tra không để cho câu hỏi này có thể trở thành đáp án hoặc gợi ý cho câu hỏi khác .
Câu hỏi đảm bảo tính vừa sức nhưng cũng phải phân loại được học sinh .
* Sau đây là một số dạng câu hỏi trắc nghiệm hay dùng :
Dạng câu hỏi đúng (Đ) hay sai (S) .
Ví dụ : Củ khoai tây là rễ củ . (Đ/S) 
Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn :
Ví dụ : ở cây , rễ chùm mọc ra từ :
A, Nách lá 	B, Gốc thân
C, Rễ mầm	D, Cành chính
- Dạng câu hỏi ghép đôi :
Ví dụ :Hãy nối các ý ở cột A với ý ở cột B để được câu hoàn chỉnh :
Cột A
Cột B
1 . Rễ củ có chức năng
A, Lấy thức ăn từ cây chủ
2 .Rễ giác mút có chức năng
B, Giúp cây leo lên
3 . Rễ thở có chức năng
C, Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa , tạo quả .
4 . Rễ móc có chức năng
D, Tổng hợp chất hữu cơ 
E, Giúp cây hô hấp trong không khí
- Dạng câu hỏi điền khuyết:
+ Điền từ nhưng chưa cho biết trước từ cần điền :
Ví dụ : Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
-Rêu là thực vật đã có chưa có .. thật sự .
-Cơ quan sinh sản của rêu lànằm trong ..chúng nằm ở ngọn cây rêu cái .
+ Điền từ nhưng đã cho biết trước từ cần điền :
Ví dụ : Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống : mạch dẫn , bào tử , rễ , lá , nguyên tản , thân , cuộn tròn .
-Dương xỉ là những cây đã có .(1)... , .(2)... , .(3)... thật sự .
-Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm .(4)..
-Khác với rêu , bên trong thân và lá dương xỉ đã có .(5)... làm chức năng vận chuyển
-Dương xỉ sinh sản bằng .(6) như rêu , nhưng khác rêu ở chỗ có .(7). do bào tử phát triển thành .
 Như vậy, trong dạy học sinh học 6 , GV không nên lạm dụng hình thức hoàn thiện các câu hỏi vì thường hay khuyến khích HS chú ý đến việc học thuộc lòng máy móc .
II.Kết quả thực tế :
	- GV tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị câu hỏi KT mi

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE SINH HOC 20102011.doc