Một số biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém trong học tập của học sinh bậc trung học cơ sở

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nghành giáo dục – Đào tạo đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược con người và thực sự được Đảng, Nhà nước ta coi là : “Quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để hoà nhập ,sánh vai với các cường quốc năm châu thì việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành người lao động mới, có trình độ học vấn, có đủ phẩm chất năng lực lao động, để xây dựng đất nước là vấn đề cấp bách quan trọng. Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của ngành giáo dục, chất lượng dạy học đã từng bước nâng cao hơn, phong phú, đa dạng, tiên tiến hơn.Gia đình, nhà trường, xã hội cũng không ngừng tiếp thu những phương pháp giáo dục tốt nhất nhằm không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức mà còn rèn luyện cho các em mọi kỹ năng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đất nước.

doc10 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém trong học tập của học sinh bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc nên rất tích cực học tập, một số erm thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc có tư tưởng coi trọng môn này, xem nhẹ môn kia, hoặc do khả năng nhận thức có hạn sẽ làm ảnh hưởng đến chất clượng học tập.
Gia đình:
Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Ở đó mọi thành viên đều gắn bó mật thiết với nhau, ràng buộc nhau bởi tình yêu thương ruột thịt. Gia đình là trường học đầu tiên của các em hộc sinh. Ở đó cha mẹ thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con cái. Vì thế mọi sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức, nhân cách học sinh. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò, trách nhiệm gia đình càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh.
Nguyên nhân làm cho các em học sa sút một phần xuất phát từ gia đình. Gia đình không hoà thuận, cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con, cũng như đời sống tinh thần của các em. Gia đình tan vỡ, bố mẹ bỏ bê việc dạy dỗ con cái. Cha mẹ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, không quan tâm đến việc học của con. Hoặc chiều chuộng, đáp ứng yêu cầu hoan phí tiền của mà không biết rằng các em đang thiếu thốn tình cảm. Từ đó các em dễ sa ngã vào con đường hư hỏng. Nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh đó là gia đình không tạo điều kiệncho các em tiếp xúc với môi trường xã hội một cách phù hợp. Ngoài ra, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có đủ điều kiện, cơ sở vật chất cho cac em học tập, các em phải làm thêm quá nhiều ngoài giờ học nên thời gian học tập còn quá ít.
Nhà trường:
Nhà trường là nhân tố cơ bản quyết định rất lớn đến chất lượng học tập học sinh. Đặc biệt là vai trò cả người thầy, người trực tiếp thực hiện và giáo dục học sinh theo quan điểm và đường lối của Đảng. Thầy giáo là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, là cầu nối giữa nền văn hoá nhân loại với việc tái tạo nền văn hoá đó trong chính thế hệ trẻ.
Xã hội:
Là môi trường tác động rất lớn đến hoạt động học tập, giải trí của học sinh.Ở đó các em được vui chơi, giải trí, học hỏi kinh nghiệm bạn bè. Nhưng với lứa tuổi hiếu động đặc biệt một số em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, không hứng thú học tập, theo bạn bè xấu rủ rê, mãi mê vui chơi, sao nhãng việc học tập. Xã hội luôn vận động và phát triển, luôn có những điều kiện mới lạ hấp dẫn lứa tuổi này với bản tính hiếu động, hoặc muốn tự khẳng định mình, các em muốn tìm tòi khám phá điều mới lạ đó, không biết được mặt trái và hậu của nó. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tóm lại, trên đây là một số nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng học sa sút, yếu kém của học sinh THCS.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Qua một thời gian công tác, giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân học sa sút, yếu kém của học sinh. Tôi đã trò chuyện với các giáo viên, quan sát hoạt động học tập của học sinh, kết hợp với trò chuyện và đưa ra câu hỏi điều tra các em học sinh về tác động của bản thân các em, của gia đình, của nhà trường và xã hội đối với việc học tập của các em, tôi nhận thấy rằng học sinh học sa sút, yếu kém do những nguyên nhân cơ bản sau:
Trước tiên do bản thân học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Trong học tập chưa mạnh dạn học hỏi thầy cô, bạn bè những điều mình chưa hiểu. Một số em bị “mất gốc” từ những năm học ở cấp I, do đó mà khó tiếp thu bài dẫn đến không có hứng thú trong học tập. Một số em người đồng bào thiểu số do bất đồng ngôn ngữ, tâm lí tự ti, mặc cảm e dè khiến các em không dám tham gia vào việc xây dựng bài cùng các bạn, không hiểu bài cũng không hỏi, không tiếp thu kịp bài giảng của thầy. Đặc biệt một số em học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có sự nỗ lực, cố gắng, dẫn đến kết quả học tập yếu kém.
Về gia đình; xã hội
Một số gia đình khá giả thì cung cấp đầy đủ cho các em mọi yêu cầu về vật chất mà thiếu sự quan tâm đến việc học cho các em. Một số gia đình thì bố mẹ chỉ biết chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, bỏ bê việc dạy dỗ con cái, không quan tâm đến việc học của các con.
Một số gia đình chưa có sự đầu tư xứng đáng cho các em về tài liệu, dụng cụ, thời giaan học tập. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Xã hội luôn vận động và phát triển, luôn có những đều mới lạ hấp dẫn tác động đến các em. Những trò chơi game mới lạ, phim ảnh tác động đến tâm lí lứa tuổi, gợi sự tò mò nên các em thích khám phá, ham chơi mà bỏ bê việc học hành. Nhiều em theo bạn bè xấu rủ rê mãi mê vui chơi, sao nhãng việc học tập.
Tóm lại, học sinh bậc THCS đang trong độ tuổi phát triển tâm lí dễ bị ngoại cảnh tác động. Nếu thiếu sự giáo dục đúng cách, kịp thời thì các em dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong xã hội dẫn đến nhận thức sai lầm, dễ sa vào các tệ nạn xã hội mà không ý thức được hậu quả.
Chính vì vậy mà hơn bao giờ hết trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của người giáo viên ngày càng nặng nề. Làm thế nào để làm tốt công tác nâng cao chất lượng học tập cho học sinh luôn là câu hỏi mà mỗi giáo viên trăn trở suy nghĩ. Là một giáo viên được phân công công tác, giảng dạy, trong nhiều năm công tác, tôi cũng rút ra được một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh học sa sút, yếu kém và nâng cao kết quả học tập cho học sinh mà theo đánh giá chủ quan cá nhân là đã mang lại hiệu quả thiết thực. Sau đây là những việc mà tôi đã tiến hành.
NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC SA SÚT, YẾU KÉM:
Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh gia đình của học sinh. Phải gần gũi, cùng tâm sự để thấy được tâm tư nguyện ọng của các em. Đặc biệt là các em học sinh người dân tộc thiểu số, do sống trong môi trường phải giao tiếp bằng “Ngoại ngữ” cho nên đa số các em chưa được chuẩn bị chu đáo về ý chí rèn luyện, óc quan sát, tính kiên trì cộng với khả năng nhận thức về bản chất của sinh vật hiện tượng còn cảm tính, mơ hồ.Khả năng phân tích tổng hợp và khái quát còn chậm, khả năng tư duy và tiến hành các thao tác trí óc nói riêng hình thành khó khănTừ những đặc điểm tâm lí nói trên, có thể thấy điểm yếu nhất của học sinh dân tộc thiểu số là khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ có ý thức, có chủ định còn yếu. Đặc biệt về ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong quá trình được học tập theo tri thức ở trường lại bằng ngôn ngữ tiếng việt, rất khó khăn trong giao tiếp.
Một số học sinh có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao đông, quý thầy cô, tình bạn, bên cạnh có những em rụt rè, nhút nhác, tự ái, có lòng vị tha, ham hiểu biết, có chí phấn đấu. Một số em nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần còn thấp khiến các em khó hoà đồng. Nhiều em có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải lời phê bình nặng nề hoặc kết quả học tập kém, thua sút bạn bè dễ khiến các em xa lánh thầ cô, bạn bè hoặc bỏ học. Nếu giáo viên khônghiểu rõ sẽ thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em.
Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp.
- Giáo viên bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên cần phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm của lớp như: sĩ số, số lượng sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém, học sinh nam, nữ ở địa bàn cư trú, ý thức học tập  Nhờ quá trình tìm hiểu này, giáo viên sẽ bước đầu hiểu được từng đối tượng học sinh để soạn giảng bài dạy chọ phù hợp với từng đối tượng. Dành riêng những câu hổi dễ cho học sinh yếu kém, từ đó tạo cho các em tâm lý tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước giáo viên và các bạn trong lớp. Điều khó nhất đối với giáo viên là trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, nếu dạy chọ học sinh tiếp thu chậm như: học sinh yếu, kém thì sẽ ảnh hưởng đến các em khá, giỏi. Như vậy đầu tiên giáo viên phải đầu tư cho bài soạn của mình, phải cân nhất hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, có câu dành cho học sinh yếu, kém, có cầu dành cho học sinh giỏi. Để làm được điều này giáo viên phải làm tốt công tác tìm hiểu đặc điểm lớp dạy. 
Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn phải tỉnh táo, làm chủ bài dạy phải chú ý kiên nhẫn lắng nghe câu trả lời của học sinh, không được tỏ ra khó chịu, cho dù có bị mất thời gian, khuyến khích các em trả lời câu hỏi đầy đủ bằng những câu gợi ý hướng đến vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Nhiều giáo viên vì sợ hết giờ, vì chán nản trước cách trả lời của các em yếu kém nên ít gọi các em, đây là một trong những nguyên cơ bản dẫn đến tâm lý tự ty của các em, do tâm lý này kéo dài mà đa số các em không bao giờ dám tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, không hiểu bài các em cũng không giám hỏi, ngày này qua ngày khác đã tiếp thu bài chậm lại không hiểu bài, về nhà các em không biết hỏi ai nên rất chán học. Chính vì thế dẫn đến kết quả học tập thấp.
Thứ tư: Với các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kỳ, trong khi chấm bài giáo viên phải chấm và chữa bài thật kỹ càng. Riêng khi kiểm tra miệng giáo viên chỉ nên ra những câu hỏi thật dễ, rồi sau đó khi các em đã trả lời được thì có thể hỏi thêm câu hỏi khó hơn.
Thứ năm: Ngoài thời gian dạy chình khóa trên lớp giáo viên cần phụ đạo cho các em yếu, kém. Trong khi phụ đạo điều quan trọng nhất là nâng cao khả năng diễn đạt, nghe và trình bày những điều đã biết bằng lời nói và bằng cả viết đoạn văn, tiếp đến mới phụ đạo về kiến thức. 
Thứ sáu: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trích quỹ lớp để khen thưởng những em học sinh có tiến bộ dù sự tiến bộ ấy là rất nhỏ. Được khuyến khích kịp thời các em sẽ thấy sự cố gắng của mình đã đạt kết quả từ đó các em tự tin để vươn lên.
Thứ bảy: Tổ chức các nhóm bạn học tốt. Giáo viên sẽ phân nhóm trong đó có ba đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Các nhóm sẽ chấm điểm thi đua lẫn nhau. Nếu tất cả các bạn trong nhóm đều học bài và làm bài đầy đủ, chuẩn bị bài chu đáo nhóm ấy sẽ được công 10 điểm / ngày, nếu một bạn vi phạm một lỗi sẽ bị trừ một điểm. Phát biểu xây dựng bài bạn học khá được cộng một điểm, bạn học yếu kém được cộng hai điểm. Bài kiểm tra mỗi điểm trên trung bình sẽ được cộng từ 1 đến 5 điểm, nếu là bạn yếu kém được cộng gấp đôi. Mỗi tuần tổng kết một lần, các nhóm có điểm đứng 

File đính kèm:

  • docMot so bien phap khac phuc tinh trang yeu kem cuaHSdoc.doc