Một số biện pháp giúp học sinh học hiệu quả phân môn Tập đọc nhạc 8

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

 Phân môn Tập đọc nhạc là một nội dung không phải là mới với học sinh khối lớp 8 nhưng vẫn là rất khó đối với các em. Bước đầu mới làm quen với phân môn này, do chưa quen phương pháp, hiệu quả học chưa cao. Để nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ những kiến thức ban đầu của bộ môn Âm nhạc THCS, tôi thấy rằng việc áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học hiệu quả phân môn Tập đọc nhạc là rất cần thiết.

 Trong sáng kiến trên cơ sở các bước dạy theo quy định của bộ môn, qua đúc rút kinh nghiệm, bản thân tôi đã tìm ra một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc phù hợp. Vì vậy kết quả học tập đã nâng lên, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và học hiệu quả trong các tiết học có nội dung Tập đọc nhạc.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Có giáo viên chuyên nhạc, có phòng học chức năng; có các phương tiện dạy học như: Đài; Đàn; phách; Bộ tranh tập đọc nhạc các lớp.

- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm 2013 cho đến nay.

- Đối tượng áp dụng sáng kiến

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học hiệu quả phân môn Tập đọc nhạc 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t về nhịp, phách, đọc được bài Tập đọc nhạc...
Cũng là bước đầu cho những năm tiếp theo, làm sao cho các em không nghĩ đến tập đọc nhạc là cảm thấy nặng nề và để tạo đà cho học sinh tiếp tục trong những năm sau một cách dễ dàng, thoải mái hơn cho nên việc giáo viên phải tìm ra phương pháp cho phù hợp giúp học hứng thú học phân môn tập đọc nhạc là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi THCS .Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
 Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
 Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc THCS , qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành mấy năm nay.
3.Thực trạng của vấn đề:
3.1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến giáo viên chuyên, tạo điều kiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 
 - Hầu hết các em học sinh đều yêu thích môn âm nhạc.
 - Nội dung những bài tập đọc nhạc ngắn, phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.
 - Phương tiện dạy học được trang bị tương đối đầy đủ.
 - Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu quý học sinh, không ngừng học hỏi các bạn đồng nghiệp, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng. 
 3.2. Khó khăn:
 - Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, dạy chay không có đàn nên học sinh không được rèn luyện tai nghe, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em nên việc học phân môn tập đọc nhạc chưa hiệu quả.
 - Giáo viên chưa đầu tư về thời gian để nghiên cứu bài dạy dẫn đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc. Phương pháp chưa phù hợp, khô khan, học sinh không hứng thú học, kết quả không khả quan.
 - Điều kiện trang bị cho phòng chức năng còn chưa đáp ứng đủ cho việc dạy môn chuyên.
 - Học sinh chủ yếu là con nhà nông gia đình còn khó khăn, đặc biệt là rất nhiều con em dân tộc thiểu số ,ít có điều kiện để trang bị các phương tiện nghe nhìn nên việc tiếp xúc với âm nhạc còn hạn chế. So với địa bàn khác trong thị xã thì đối tượng học sinh năng khiếu ít, đối tượng học sinh nhút nhát còn nhiều.
 - Hiệu quả: Nhiều HS không thực sự yêu thích với phân môn tập đọc nhạc, dẫn đến việc học âm nhạc khô khan, không đạt hiệu quả.
 Qua thời gian giảng dạy nhiều năm, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh các lớp. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức, chưa có sự hứng thú trong giờ học, số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em trình bày bài tốt, tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chưa đúng tên nốt, chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc.
 Tập đọc nhạc là nền tảng để cho các em học sinh hát đúng, chuẩn, thể hiện chính xác bài hát, đổi lại tập đọc nhạc đòi hỏi thái độ học tập nghiêm túc đúng đắn mang tính chính xác cao. Vì vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em, đây là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền vững, mang tính căn bản và hệ thống. Vì vậy người giáo viên phải kiên trì, tìm ra phương pháp từng bước giúp các em có hứng thú, có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc.
3.3Số liệu thống kê: 
 Trước khi thực hiện sáng kiến tôi khảo sát ở khối 8 gồm 2 lớp 8A và 8B:
Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc
Đầu năm
Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy.
15em =20,3%
Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập đọc nhạc. 
29 em =39,2%
Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc nhưng chưa đạt yêu cầu.
30 em =40,5%
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
 Rút kinh nghiệm từ những năm học trước, thực tế tôi đã áp dụng phương pháp cho bài giảng của mình. Tôi xin trích như sau: 
 Ví dụ: Dạy bài Tập đọc nhạc số 7:
 1. Mục tiêu:
 - Học sinh đọc đúng bài TĐN số 7, đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca.
 - Đọc nhạc kết hợp gõ phách.
 2. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn phím điện tử, phách.
- Bản nhạc bài tập đọc nhạc số 7 in sẵn.
- Đàn giai điệu, đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 7. 
 3. Giúp học sinh làm quen với bài tập đọc nhạc:
 - Giới thiệu bài: Không giới thiệu bài tập đọc nhạc như một bài hát, tôi chỉ nêu tên bài như phần ghi trong sách giáo khoa.
 3.1. Biện pháp 1: Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài:
 + Bài viết ở nhịp mấy?
 + Bài tập đọc nhạc được chia làm mấy câu?
 + Bài tập đọc nhạc có bao nhiêu ô nhịp? 
 +Về trường độ xuất hiện những nốt nhạc nào? 
 +Về cao độ xuất hiện những nốt nào?
 +Em hãy đọc vị trí tên các nốt nhạc trong bài?
 3.2. Biện pháp 2: Các hình thức Luyện tập tiết tấu:
 Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Rồi cùng lúc cho 1 nhóm đọc tiết tấu, một nhóm gõ, 1 nhóm đọc tiết tấu theo âm tượng thanh. Làm như vậy sẽ tạo không khí vui học cho học sinh, học sinh sẽ rất hứng thú học tập.
 + Miệng đọc âm hình tiết tấu chính trong b ài T ĐN:
 Đơn đơn đơn đơn đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn đơn đơn đen
 + Tay gõ âm hình tiết tấu chính:
 + Miệng đọc kết hợp tay gõ: 
 + Miệng đọc kết âm tiết tấu kết hợp tay gõ theo phách .
 - Trong phần này để tạo không khí vui học, rèn phát triển khả năng Âm nhạc, tôi cho học sinh luyện tập với một trong những hình thức sau:
 + Thay thế âm hình tiết tấu bằng những từ tượng thanh : 
VD những nốt móc đơn thay bằng tiếng “tùng” nốt đen bằng tiếng “cắc”. 
 + Thay thế vị trí vỗ đệm theo phách:
 Hình nốt móc đơn : vỗ tay.
 Hình nốt đen : vỗ lên mặt bàn.
 3.3. Biện pháp 3: Luyện tập cao độ:
 Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu: Cho các em nêu tên các nốt có trong bài để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? Gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của học sinh.
 + Cho học sinh đọc thang âm của bài theo đàn:
 Đồ rê mi fa sol la si đô
 Thông thường thì giáo viên hay cho học sinh đọc thang âm theo các nốt trong bài. Tuy nhiên ngoài đọc những nốt trong bài, tôi cho học sinh đọc theo các nguyên âm: a; u; i; o hoặc thay bằng các tiếng “la” để tạo không khí sôi nổi, thoải mái, hứng thú cho học sinh: 
 + Đọc theo thang âm của bài bằng các nguyên âm: a; o; u hoặc “la” ở 
dạng móc đơn:
 À a a a.
 Là la la la  
 + Tập nói tên nốt cả bài tập đọc nhạc.
 Ở phần này giáo viên chỉ từng nốt để học sinh (HS) nói tên nốt nhạc trong bài, hoạt động này vừa mang tính trực quan để học sinh nhận diện từng nốt đồng thời tránh tình trạng hiện tượng học sinh nói tên nốt không đều sẽ gây lộn xộn.
4. Rèn luyện tai nghe qua bài tập đọc nhạc:
 4.1. Đọc nhạc:
 + Giáo viên đàn cho học sinh nghe 2 lần bài tập đọc nhạc. 
 + Giáo viên đàn từng câu yêu cầu học sinh quan sát và nhẩm thầm, sau đó giáo viên bắt nhịp cho HS đọc. Khi đọc xong từng câu và ghép cả bài, giáo viên cho học sinh đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. Cách làm này giúp học sinh rèn luyện tai nghe và sự tập trung cao độ trong học tập. 
 4.2.Ghép lời ca:
 + Để ghép lời ca chính xác và hiệu quả, giáo viên đàn bài tập đọc nhạc và yêu cầu học sinh hát nhẩm lời ca. Làm như vậy vừa thu hút sự tập trung của học sinh, vừa đạt hiệu quả là học sinh h

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_hieu_qua_phan_mon_tap_doc.doc