Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người ,cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống .Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn ,phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kỹ thuật .Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD- đT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay , đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn ,bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận,hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn và tương đối.

 Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

 Như chúng ta đã biết ,môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ .Từ những hiểu biết về quá khứ ,hocf sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc,tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên ,xác định nhiệm vụ trong h iệ

 

nn tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật cua tương lai.

Nhưng những nhận thức .quan niệm sai lệch về vị trí ,chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội ,trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu ,học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt .Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản ,phổ thông ,nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức lafhieenj tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung và trường THCS nói riêng

 

doc10 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất là các môn thuộc khoa thực hành bộ môn và trong 
Học xã hội và nhân văn. cuộc sống .Qua đó củng cố ,
 Làm phong phú kiến thức đã 
 Học.
Nguồn kiến thức thu nhận của học 7- Nguồn kiến thức của học 
Sinh rất hạn hẹp ,thường giới hạn ở sinh rất phong phú ,đa dạng
Bài giảng của giáo viên,sách giáo khoa, Lời nói ,tài liệu viết ,đồ 
Phòng thí nghiệm ,tài liệu tham khảo. dùng trực quan ,thực tế 
 Cuộc sống.Các nguồn kiến
 Thức được sử dụng phù 
 Hợp với mục đích ,yêu 
 Cầu ,trình độ học tập. 
Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “ tích cực hoá ‘’’ trong quá trình dạy- học ,phải chủ động sáng tạo . Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới , làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ , thụ động như : Giáo viên chỉ chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ , học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra . 
Phần thứ hai :
 Thực tiễn của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong trường THCS hiện nay .
 Trong vài năm gần đây , bộ môn lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 9 nói riêng trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước . Điều đó được thể hiện ở chỗ môn lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác như Lí , Hoá được tổ chức thi tuyển học sinh giỏi các cấp được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc daỵ và học .
 Tuy nhiên qua hơn 10 năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn lịch sử hiện nay vẫn còn giặp rất nhiều khó khăn , trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh tuy đã được phổ biến , học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đạt được không đáng là bao . Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ môn đối với học sinh lớp 9 khi ra trường là không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt ra.
 Thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây : 
 Thứ nhất là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn Lịch sử cũng như Địa lí , Kĩ thuật , Thể dục , GDCD  đều là những môn phụ . Điều này được thể hiện việc quan tâm đến chất lượng bộ môn từ cấp lãnh đạo chưa đúng mức . Theo tìm hiểu của cá nhân tôi nhiều trường không có giáo viên chuyên sử mà giáo viên dạy Văn , Địa lí  có thể dạy sử do đó không đáp ứng yêu cầu của bộ môn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 
Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay . Tình trạng dạy chay vẫn còn khá phổ biến . Trong suốt quá trình học bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều kiện tham quan một di tích lịch sử vì không có kinh phí . Điều đó làm cho vốn kiến thức kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và 
Bài giảng . 
 Nguyên nhân thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 9 trong học tập bộ môn lịch sử còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế , những quy định từ cấp trên . Trong những năm trở lại đây môn lịch sứ được quan tâm nhiều hơn , đồ dùng , tài liệu học tập được cung cắp đầy đủ hơn nhưng do nhu cầu của xã hội nên học sinh ít thích học môn lịch sử . 
 Ngoài ra cách tổ chức một số cuộc thi cử cũng còn nhiều hạn chế , đó là chỉ chú trọng về mặt kiểm tra lí thuyết mà coi nhẹ bài tập thực hành , không chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo .
 Cuối cùng điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên . Sự nguy hại của việc thi gì học lấy ‘’’ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt , thiếu toàn diện . .Tình trạng mù lịch sử hiện nay ở không ít học sinh là hậu quả tất yếu của việc học lệch , không toàn diện . Đó là chưa kể đến việc coi thi, chấm thi chưa nghiem túc, đúng mực nhằm đảm bảo thành tích của nhà trường , của cá nhân làm cho kết quả học tập cua học sinh không đúng thực chất
 . 
 Chương II :
 Yêu cầu chung :
Phương pháp dạy học là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật . Không có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phương pháp khác . Vì vậy phải biết kết hợp đồng thời các phương pháp với nhau. 
Bộ môn lịch sử ở trường THCS được giảng dạy với tư cách là môn khoa học mà đặc trưng cơ bản của nó là học sinh không trực tiếp quan sát .Sự kiện lịch sử là cơ sở của nhận thức lịch sử . Muốn học sinh nắm được những kiến thức phổ thông cơ bản của khoa học lịch sử thì trước hết phải cung cấp cho các em một hệ thống những sự kiện lịch sử cơ bản . Không khí lịch sử của giờ học phải được tạo ra bởi chính sự sống động của các sự kiện lịch sử . Sự kiện đó phải được học sinh thể hiện lại một cách sinh động , cụ thể , có hình ảnh . Chính vì vậy các biện pháp sư phạm được áp dụng trong giờ lịch sử trước hết phải khôi phục lại được bức tranh quá khứ , từ đó định hướng từng bước giúp các em từ sự kiện lịch sử mà khám phá bản chất sự kiện , hiện tượng hay quá trình lịch sử . Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học , nhân sinh quan cách mạng , giáo dục tư tưởng tình cảm , bồi dưỡng truyền thống dân tộc.
Cấu trúc của giờ học phải linh hoạt , mềm dẻo gây được hứng thú bất ngờ và hấp dẫn cho học sinh . Không nhất thiết cứ phải tiến hành giờ học theo trình tự các bước . 
Ví dụ : Không nhất thiết vào đầu giờ học là kiểm tra bài cũ , cuối giờ học là củng cố kiến thức bài học mà có thể kiểm tra bài cũ của học sinh ngay khi 
cung cấp kiến thức mới .
Nếu vận dụng tốt cấu trúc của giờ học sẽ tránh được sự nhàm chán , công thức mà học sinh đã biết trước khi vào giờ học.
Phải xuất phát từ đối tượng cụ thể ở từng lớp học trong toàn khối lớp 9 để xem xét khả năng tự nhận thức của học sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào đó của tư duy lịch sử . Tư duy bao giờ cũng xuất phát từ cái cụ thể . Tưduy lịch sử bao giờ cũng nhiều nội dung , nhiều cấp độ từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp . Đó là tư duy tái tạo , trí tưởng tượng , khả năng phân tích , so sánh , tư duy tổng hợp , tư duy lô gíc
 Chính vì vậy , ngoài việc sử dụng các biện pháp dạy học , người giáo viên cần phải phân loại được các sự kiện , hiện tượng lịch sử , xem kiến thức đó phát triển tư duy nào cho học sinh.
 PHầN THứ NHấT
 Các biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 	trong học tập môn lịch sử 
 1-Sử dụng SGK nhằm phát triển tư duy cho học sinh .
 a- Sử dụng SGK để trình bày bài giảng :
 Sau khi soạn giáo án xong , cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK , xác định kiến thức cơ bản của bài , hiêu rõ nội dung tinh thần mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt giáo duc ,giáo dưỡng, phát triển  sau đó đi sâu vào từng mục , tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó , sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài . Mỗi bài có từ 2 đến 3 mục nhưng không nên dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua , phần nào là trọng tâm thì dành thời gian nhiều hơn .
 Ví dụ : Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954) bài gồm có 4 mục thì mục II là mục quan trọnh nhất, do dó phải đầu tư thời gian nhiều nhất .
 Trong bài dạy thường có các tranh ảnh , bản đồ  nếu không có bản đồ in sẵn thì ta phải phóng to bản đồ trong SGK để phục vụ bài dạy.
 Như vậy SGK là điểm tựa để người giáo viên xác định kiến thức cơ bản , xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng , vừa phat huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh .
 b- Sử dụng SGK trong quá trình dạy học tên lớp :
 Trong giờ học, học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu , so sanh với SGK , thậm chí có những em không thích ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép trong SGK . Vì vậy bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong SGK mà nên diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình . 
 Ví dụ : Khi dạy bài : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1954) khi dạy phần IV chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 giáo viên có thể vừa chỉ bản đồ vừa phân tích :
 -Sáng 7- 10 -1947 thực dân Pháp cho một cánh quân nhảy dù xuống Bắc cạn , Chợ Mới , Chợ đồn .
 - Một cánh quân bộ từ Lạng sơn lên Cao bằng rồi từ Cao bằng đánh xuống Bắc cạn tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc căn cứ địa Việt Bắc .
 - Ngày 9- 10- 1947 một binh đoàn hỗn hợp ngược sông Hồng , sông Lô , sông Gâm lên thị xã Tuyên quang , Chiêm hoá bao vây phía tây căn cứ địa Việt Bắc.
 Trong SGK ở phần lớn các bài đều có các đoạn chữ in nhỏ , in nghiêng . Kiến thức được thể hiện ở các đoạn này rất quan trọng – là nguồn tư liệu mới làm nổi bật nội dung cơ bản của bài . Chính vì vạy giáo viên phải sử dụng triệt để . Nếu nó đề cập những vấn đề khó , phức tạp thì giáo viên miêu tả hoặc kể chuyện , nếu dễ có thể cho học sinh cùng đọc hoặc một em đọc to cho cả lớp nghe để các em cảm thụ về những sự kiện , hiện tượng lịch sử trong đoạn đó . 
 c- Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK để học ở nhà 
 Đối với học sinh lớp 9 thì khả năng tự học ở nhà một cách độc lập đã khá cao , giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể , vưà sức với các em . Nếu hoàn thành tốt thì đó chính là điều kiện để tư duy của các em phát triển 
 Ví dụ : Khi học bài “Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời ‘’’ giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập để nêu rõ sự thành lập và hoạt động của ba tổ chức cách mạng bằng cách lập bảng so sánh 
 Tên tổ chức Thời gian thành lập Bộ phận lãnh đạo Thành phần tham gia Chủ trương hoạt động 
 2- Sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học lịch sử lớp 9 để phatstriển tư duy cho học sinh 
 Để sử dụng tốt hệ thống các câu hỏi trong quá trình dạy học chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau : 
Câu hỏi phải vừa sức , đúng đối tượng , không quá khó hoặc quá dễ . 
Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi . Sau mỗi chương có câu hỏi bài tập . 
Triệt để khai thác các câu hỏi trong SGK kết hợp với câu hỏi sáng tạ

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lich su THCS.doc