Ma trận đề kiểm tra học kì I môn: Hoá học 9
Chủ đề 1:
Các loại hợp chất vô cơ. - Biết tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối. - Phân biệt được các loại hợp chất cô cơ - Thực hiện được dãy biến đổi hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
Số câu hỏi 1 2 1
Số điểm 0,5 1 2
Chủ đề 2:
Kim loại - Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Biết cách bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. - nắm được tính chất
Hoá học của axit
-Viết được phương trình hoá học - Tính được khối lượng của kim loại trong PƯHH.
- Tính được phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Hoá học 9 Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Các loại hợp chất vô cơ. - Biết tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối. - Phân biệt được các loại hợp chất cô cơ - Thực hiện được dãy biến đổi hoá học của các loại hợp chất vô cơ. Số câu hỏi 1 2 1 4 Số điểm 0,5 1 2 3,5 Chủ đề 2: Kim loại - Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Biết cách bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. - nắm được tính chất Hoá học của axit -Viết được phương trình hoá học - Tính được khối lượng của kim loại trong PƯHH. - Tính được phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại. Số câu hỏi 2 1 1 1 5 Số điểm 1 1,5 0,5 2,5 5,5 Chủ đề 3: Phi kim - Biết tính chất hoá học của clo - Nhận biết được clo Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1 Tổng 4 3 1 1 2 11 2 1,5 1,5 0,5 4,5 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn : Hoá học 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:.. I. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm) * Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau Câu 1. Chất khí thu được khi cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là : A. Ôxi. B. Hiđrô. C. Lưu huỳnh điôxit. D. Hơi nước Câu 2. Có thể phân biệt các dung dịch : NaCl, H2SO4, BaCl2, KOH bằng cách nào trong số các cách cho dưới đây ? A. Không cần dùng thêm hoá chất. B. Chỉ dùng thêm phenolphtalein. C. Chỉ dùng thêm kim loại Zn. D. Dùng dung dịch NaOH Câu 3 Cặp nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ? A. Na, Fe B. K,Na C. Al, Cu D. Mg,K Câu 4. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần. A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe D. Cu, Fe , Zn, Al, Mg, K Câu 5. Con dao bằng thép không bị gỉ nếu: A. Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô. B. Cắt chanh rồi không rửa. C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày. D. Ngâm trong nước muối một thời gian. Câu 6. Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy lá nhôm sau phản ứng ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38g. Khối lượng nhôm đã phản ứng là: A. 0,27g B. 0,54g C. 0,81g D. 1,08g Câu 7. Chất nào sau đây không phản ứng với clo. A. NaCl B. NaOH C. H2O D. Fe Câu 8. khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây : A.CaO ; K2SO4 ; Ca(OH)2 B. NaOH ;CaO ; H2O C. Ca(OH)2 ;H2O ; BaCl2 D. NaCl ; H2O ; CaO II. Phần trắc nghiệm tự luận (6 điểm) Câu 1. (2đ) Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: (1) (2) (3) (4) CO2 CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaSO4 Câu 2.(1,5đ) Nêu tính chất hoá học của axit Clohiđric ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ Câu 3.(2,5đ) Hoà tan 3g hỗn hợp Cu và Fe trong axit clohiđric dư thì tạo thành 0,56 lít H2 (đktc). Viết PTHH xảy ra. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Đáp án – Biểu điểm Môn: Hóa 9 I. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B B B D A B A B II. Phần trắc nghiệm tự luận (6 điểm) Câu 1.(2đ) Mỗi PTHH đúng được 0,5đ CO2 (k) + CaO (r) CaCO3 (r) CaCO3 (r) CO2 (k) + CaO (r) CaO (r) + H2O (l) Ca(OH)2 (dd) Ca(OH)2 (dd) + H2SO4 (dd) CaSO4 (r) + 2 H2O (l) Câu 2.(1,5đ) - Làm đổi màu quỳ tím => đỏ -Tác dụng với kim loại giải phóng khí H2 ` Fe + HCl -> FeCl2 + H2 ( 0,5đ) -Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước HCl + NaOH -> NaCl + H2O ( 0,5đ) -Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước 2HCl + CaO -> CaCl2 + H2O ( 0,5đ) Câu 3. (2,5đ) Khi cho hỗn hợp Cu và Fe vào axit clohiđric thì chỉ có Fe tham gia phản ứng còn Cu không phản ứng. a) PTHH: Fe(r) + 2HCl (dd) FeCl2 (dd) + H2 (k) (0,5 đ) b) nH2 = 0,56 : 22,4 = 0,025 (mol) (0,25 đ) Theo PTHH : nFe (0,25 đ) Khối lượng sắt phản ứng là: mFe = 0,025 . 56 = 1,4(g) (0,5 đ) Phần phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là: % Fe = (0,5 đ) Phần phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là: % Cu = 100% - 46,7% = 53,3 (%) (0,5 đ)
File đính kèm:
- hoa hkI.doc