Luyện đề đề số 1: Thi học sinh giỏi hóa

Câu 1: Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, làm thế nào để loại bỏ tạp chất ra khỏi dd. Viết PTHH xảy ra.

Câu 2: Có hỗn hợp khí CO và CO2. Bằng PP hoá học hãy chuyển hoá hỗn hợp thành:

a/ Khí CO2.

b/ Khí CO.

c/ Hai khí riêng biệt.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luyện đề đề số 1: Thi học sinh giỏi hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,12 lít khí (ở đktc).
- Cho 23,19 (gam) A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 77,76 (gam) chất rắn. Tìm V, xác đinh kim loại M và tính khối lượng m (gam) đã dùng.
Câu III: Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72g được chia thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M) chờ cho phản ứng xong thu được 1,84g chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2g chất rắn D. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a?
- Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong chất rắn E? Tính V?
Câu IV: Hòa tan 1,97g hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 1,008l khí ở đktc và dung dịch A. Chia A thành 2 phần không bằng nhau.
Phần 1 cho kết tủa hoàn toàn với 1 lượng vừa đủ dung dịch xút, cần 300ml dd NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 0,562g chất rắn.
Phần 2 cho phản ứng với NaOH dư rồi tiến hành giống như phần 1 thì thu được chất rắn có khối lượng a (g). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp và giá trị của a.
Đề số 36
Câu I:
1/ Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe.
 Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1. Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch C1. Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch E và khí F. Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H. Viết các PTHH xảy ra.
2/ Cho hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, CuCl2, AlCl3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất trên ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH trong quá trình tách các chất.
Câu II: Cho hỗn hợp gồm MgO, Al2O3 và một oxit của kim loại hoá trị II kém hoạt động. Lấy 16,2 gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 đi qua cho đến phản ứng hoàn toàn. Lượng hơi nước thoát ra được hấp thụ bằng 15,3 gam dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 85%. Chất rắn còn lại trong ống đem hoà tan trong HCl với lượng vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,2 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch B tác dụng với 0,82 lít dung dịch NaOH 1M, lọc lấy kết tủa, sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi, được 6,08 gam chất rắn. Xác định tên kim loại hoá trị II và thành phần % khối lượng của A.
Câu III: 
 1/ Cho 13,8 gam chất A là muối cacbonat của kim loại kiềm vào 110 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch B (dung dịch B làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ) và thể tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016 ml.Viết PTHH xảy ra, tìm A và tính thể tích khí thoát ra V1.
 2/ Hoà tan 13,8 gam chất A ở trên vào nước, vừa khuấy, vừa thêm từng giọt dung dịch HCl 1M cho tới đủ 180 ml dung dịch axit, thì thu được V2 lit khí. Viết PTHH xảy ra và tính V2.
(Biết thể tích các khí đều đo ở đktc)
Câu IV: Cho hỗn hợp chứa 0,2 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và còn lại a gam chất rắn B không tan. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đun nóng trong không khí. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn C. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị a và b
Đề số 37
Câu I:
1/ Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dd D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z.Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình hoá học.
2/ Chỉ dùng phenol phtalein hãy nhận biết 5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, NaOH, BaCl2, MgCl2.
3/ Hỗn hợp A gồm CuO, CuCl2, Al2O3, AlCl3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng. 
4/ Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau: 
A1 + A2 A3 + A4
A3 + A5 A6 + A7
A6 + A8 + A9 A10
A10 A11 + A8
A11 + A4 A1 + A8
 Biết A3 là muối sắt Clorua, nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 2,87 gam kết tủa.
Câu II: Hoà tan hoàn toàn 1,64 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100 gam dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được rồi đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 0,8 gam chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.
Câu III:Hoà tan a(g) hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008l khí (đktc). Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa.
	a. Tính A.
	b. Tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A.
	c. Nếu tiến hành cho từ từ dung dịch A ở trên vào bình đựng 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích khí CO2(đktc) được tạo ra.
Câu IV: Hoà tan 8,48g hỗn hợp A gồm Na2CO3 và MgO (thành phần mỗi chất trong hỗn hợp có thể thay đổi từ 0100%) vào một lượng dung dịch H2SO4 loãng và dư 25% (so với lượng axít cần để hoà tan) ta thu được một lượng khí B và một dd C.
1/ Nếu cho toàn bộ khí B hấp thụ hết vào 225 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được 3,94g kết tủa. Hãy tính thành phần, phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
2/ Cho dd C phản ứng với 390 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được kết tủa D.
a/ Tính giá trị khối lượng nhỏ nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A.
b/ Tính giá trị khối lượng lớn nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A.
Đề số 38
Câu I:
 1/ Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng.
a/ Khi cho Na vào dung dịch MgCl2, NH4Cl.
b/ Cho Ba vào dung dịch Na2CO3, Na2SO4.
2. a/ Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các Oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.
 b/ Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng riêng biệt từng dung dịch sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
3/ Tách riêng từng kim loại sau đây ra khỏi hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Cu.
4/ Xác định các chất A,B,C,D,E,F,M và hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau:
	 AC
 +HCl( d d ) + F,kk,t0
 DM + Fe,t0 + Cl2 ,t0 E D M.
 + Cl2 ,t0 + NaOH( dd )
 	 B
Câu II: Cho m(g) CuO vào 160ml dung dịch axít HCl 1M thu được dung dịch A (thể tích không đổi). Người ta cho vào dd A một đinh sắt có dư, sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra làm khô và cân thấy khối lượng không đổi.
1. Giải thích vì sao thấy khối lượng không đổi.
2.Tính giá trị m(g) và nồng độ CM của chất trong A.
Câu III: Cho 9,86g hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lit dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08g chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu IV: Cho 13,44 gam đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO3, khuấy đều hỗn hợp một thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B.
1. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi.
2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 gam vào dung dịch B khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, cân nặng 17,205 gam. Giả sử tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại R. Hỏi R là kim loại nào.
Đề số 39
Câu I: 
1/ Nêu hiện tượng xảy ra khi .
- Nhúng thanh kim loaị Mg vào dd CuSO4.
- Nhúng thanh kim loaị Ag vào dd CuCl2.
- Nhúng một mẫu kim loại K vào dd CuCl2.
- Cho từ từ dd HCl cho đến dư vào dd hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3.
2/ Hãy dùng một chất để phân biệt các dd riêng biệt sau: NH4Cl, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AgNO3, AlCl3.
Câu II: 
1/ Nêu phương pháp làm sạch khí O2 có lẫn khí CO2 và SO2.
2/ Trình bày phương pháp điều chế: FeCl2, H2SiO3, BaSO4 từ hỗn hợp BaCO3, FeO, SiO2.
Câu III: Nung nóng Cu trong không khí được chất rắn A. Cho A tan trong dd H2SO4 đặc nóng, dư được dd B, khí C. Cho khí C tác dụng với dd KOH được dd D. Dung dịch D vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng với NaOH. Pha loãng B cho tác dụng với NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được chất rắn F, cho một dòng khí hiđrô dư đi qua F được chất rắn màu đỏ. Xác định A, B, C, D, E, F và viết các PTHH xảy ra.
Câu IV: Dung dịch A là dd H2SO4, dung dịch B là dd NaOH. Trộn A và B theo tỉ lệ VA:VB = 3:2 được dd X có chứa A dư, trung hoà 1 lít dd X cần dùng 40 gam dd KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA:VB = 2:3 thì thu được dd Y có chứa B dư, trung hoà 1 lít dd Y cần dùng 29,2 gam dd HCl 25%. Tính nồng độ mol/lit của A và B.
Câu V: Hoà tan 5,94g hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A và B (A, B là 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II) vào nước, được 100ml dung dịch X. Người ta cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thì thu được 17,22g kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch Y có thể tích là 200ml. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) hỗn hợp muối khan.
a/ Tính m?
b/ Xác định CTHH của 2 muối clorua. Biết tỉ lệ KLNT A so với B là 5:3 và trong muối ban đầu có tỉ lệ số phân tử A đối với số phân tử muối B là 1:3.
c/ Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch X. 
Đề số 40
Câu I:
1/ Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng giải thích khi cho Ca vào:
a/ Dung dịch NaOH
b/ Dung dịch MgCl2
2/ Trình bày cách tách các chất Al2O3, Fe2O3, SiO2 ra khỏi hỗn hợp bột của chúng.
3. a/ Có 5 mẫu kim loại Ba; Mg; Fe; Al; Ag. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào? Viết các phương trình phản ứng.
b/ Hãy nhận biết mỗi dung dịch đựng trong 5 lọ

File đính kèm:

  • docTuyen tap de thi HSG hoa 9cuc HOT.doc