Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X - Chủ đề 1: Buổi đầu lịch sử nước ta

1. Những dấu tích của Người tối cổ và Người tinh khôn được tìm thấy ở Việt Nam đã nói lên điều gì?

 Dấu tích là cái còn lại của thời xa xưa, của quá khứ tương đối xa được con người hiện tại phát hiện, khai quật để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.

 Các nhà khảo cổ qua nhiều đợt thăm dò, khảo sát và khai quật đã tìm thấy các dấu tích của Người tối cổ và Người tinh khôn trên khắp đất nước Việt Nam. Điều đó đã khẳng định Việt Nam cũng là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại có con người xuất hiện từ rất sớm và rất phát triển.

 Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); Xuân Lộc (Đồng Nai) đã tìm thấy những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá được ghè đẽo ở nhiều cỗ, có hình thù rõ ràng, dùng để chặt, đập; có niên đại cách đây 40 - 30 vạn năm.

 Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định: Người tối cổ vẫn còn những dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ.); đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắm, hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ.

 Dấu tích Người tinh khôn giai đoạn đầu được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ). Đó là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng; có niên đại khoảng 3 - 2 vạn năm cách ngày nay. Sang giai đoạn phát triển, đó là những công cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)., có niên đại từ 12.000 đến 4.000 năm cách ngày nay.

 

doc37 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X - Chủ đề 1: Buổi đầu lịch sử nước ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm.
	Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.
	Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thủy, bộ. Tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng thoát thân.
	Tuy thắng trận, nhưng trước sức mạnh của quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông cho người sang xin giảng hòa. Vua Nguyên cũng đành bằng lòng. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
	4. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?
	Nguyên nhân thắng lợi:
	Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo.
	Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
	Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
	Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
	Ý nghĩa lịch sử:
	Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
	Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).
	Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
	IV. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV và những cải cách của Hồ Quý Ly.
	1. Sự suy yếu của nhà Trần cuối thế kỉ XIV được biểu hiện như thế nào?
	Tình hình kinh tế:
	Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều, các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
	Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
	Tình hình xã hội:
	Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền... tốn kém tiền của.
	Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương, phép nước... Chu Văn An đã dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe.
 Như vậy, đến cuối thế kỉ XIII, triều Trần đã bộc lộ sự suy sụp, yếu kém trong quản lí, điều hành đất nước.
2. Trình bày sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly?
 Nhà Hồ được thành lập:
Năm 1400, Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lấy lại họ Hồ của Tổ tiên, lập ra nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu (vì họ Hồ vốn dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa). 	
 Những cải cách của Hồ Quý Ly:
 Về chính trị: Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.
 Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm tình hình.
 Về kinh tế, tài chính, xã hội: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng; ban hành chính sách “hạn điền”, quy định số ruộng đất mà các vương hầu, quan lại cùng địa chủ được phép có. Không ai có quyền sở hữu trên 10 mẫu ruộng. Nếu quá con số ấy thì biến thành tài sản của nhà nước. Chế độ “hạn nô” cũng được ban hành, quy định mỗi hạng người chỉ có được một số nô tỳ nhất định; quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng; năm đói kém bắt nhà giàu phải bán lương thực cho dân...
 Về văn hóa, giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. Ngay sau khi lên ngôi được 5 tháng, Hồ Quý Ly đã cho tổ chức kỳ thi Thái học sinh, chọn được 20 người đỗ, trong đó có Nguyễn Trãi. Ba năm sau, nhà Hồ ấn định cách thức thi cử và có những chính sách quan tâm đến việc học hành, thi cử. 
 Chính sách khuyến học của nhà Hồ đã đưa đến kết quả đáng kể. Năm 1405, có đến 170 người thi đỗ và được bổ dụng vào bộ máy quan chức của nhà Hồ.
 Về quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng như chế tạo súng thần công, đóng chiến thuyền, bắt tất cả mọi người từ hai tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ hộ tịch. Nhờ thế quân số và sức mạnh quốc phòng được tăng thêm.
	Những cải cách của Hồ Quý Ly đụng chạm đến hầu hết các giai tầng xã hội, nhất là tầng lớp quý tộc với các phép “hạn điền”, “hạn nô”. Vì thế phản ứng của tầng lớp này rất quyết liệt. Những biện pháp kinh tế của Hồ Quý Ly lại chưa có thời gian để trở thành hiện thực nên chưa lôi kéo được quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, việc cướp ngôi nhà Trần đã làm bất bình giới nho sĩ từng thấm nhuần tư tưởng trung quân ái quốc. Do đó nhà Hồ đã không động viên được sự đoàn kết toàn dân, cuộc chiến chống Minh vì thế thất bại.
Chủ đề 4. NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV, THỜI LÊ SƠ
	I. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV.
	1. Trình bày cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ?
	Tháng 11 - 1946, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng), cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, nay thuộc Hà Nội).
	Cuối tháng 1 - 1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hóa).
	Tháng 4 - 1407, quân Minh đánh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Quý Ly bị bắt vào tháng 6 - 1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
	Nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là do đường lối đánh giặc sai lầm và do không đoàn kết được toàn dân kháng chiến 
	2. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
	Hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Trần và nhà Hồ có sự khác nhau căn bản, đó là:
	Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần được tiến hành theo đường lối kháng chiến toàn dân, dựa vào nhân dân để đánh giặc; với chiến lược và chiến thuật sáng tạo, lấy “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng; đoàn kết toàn dân, phối hợp, huy động toàn dân cùng các lực lượng để đánh giặc; chủ động, phát huy chỗ mạnh của quân dân ta, khai thác chỗ yếu của kẻ thù, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta...
	Còn kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ lại không dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân mà chiến đấu đơn độc
	 3. Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị tàn bạo đối với nước ta như thế nào?
	Sau khi thắng được nhà Hồ, nhà Minh biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc; thiết lập chính quyền thống trị, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc.
	Chúng thi hành chính sách đồng hóa triệt để ở tất cả các mặt như: bắt rất nhiều phụ nữ, trẻ em, thầy thuốc, thợ giỏi về Trung Quốc; bóc lột dân ta thông qua hàng trăm thứ thuế rất tàn bạo; tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc...
	Trong vòng 20 năm đô hộ, nhà Minh đã làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than điêu đứng.
	4. Trình bày những nét chính diễn biến và nhận xét về các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh xâm lược?
	+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409):
	+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414):
	Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết , con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế.
	Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
	Tháng 8 - 1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
	+ Nhận xét: 
	Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bấy giờ, ngược lại càng làm cho cuộc đấu tranh thêm mạnh mẽ.
	Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa này là nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp.
	Nguyên nhân thất bại là do thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn (khởi nghĩa Trần Ngỗi). 
	II. Trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
	1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
	Lê Lợi (1385 - 1433), là một Hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
	Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
	Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành mở Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). Ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất (7 - 2 - 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
	2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn:
	Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai.
	Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh c

File đính kèm:

  • docON THI SU THCS 1112.doc
Giáo án liên quan