Lịch sử thế giới Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX)

A. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được:

 1.Kiến thức: Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của CM Hà Lan giữa thế kỷ XVI, CM Anh giữa thế kỷ XVIIvà khái niệm CMTS.

 2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ,tranh ảnh, trả lời câu hỏi SGK, bài tập SGK.

 3.Thái độ: Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng trong các cuộc CMTS. Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.

 

doc185 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử thế giới Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G1 và trước CTTG2 thế giới có nhiều biến động đặc biệt là ở châu Au đã trải qua cao trào CM 1918-1923 ở các nước TB, GC vô sản và nhân dân lao động ở các nước này đã đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của CNTB.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung ghi bảng
GV: Sau CTTG1, châu Au có những biến đổi gì?
HS:- Xuất hiện 1 số quốc gia mới: Ao, Ba Lan, Tiệp Khắc,Nam Tư, Phần Lan(tìm trên bản đồ châu Au năm 1919).
-1918-1923, các nước châu Au, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
GV yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK/87.
GV: Hai nước Pháp, Đức thiệt hạo như thế nào trong CTTG1?
HS: SGK/87.
GV: Tình hình CM châu Au thời kì 1918-1923 như thế nào?
HS: Một cao trào CM đã bùng nổ ở các nước châu Au làm cho tình hình chính trị ở các nước này không ổn định, điển hình là Đức và Hungari.
GV: Trong những năm 1924-1929 tình hình các nước TB châu Au có gì thay đổi?
HS: Tạm thời ổn định.
GV yêu cầu HS xem bảng thống kê SGK/88.
GV: Em có nhận xét gì về tình hình sx công nghiệp ở 3 nước: Anh, Pháp, Đức?
HS: Sản xuất công nghiệp tăng nhanh.
GV minh nhọa thêm: SX CN các nước TB (1924-1929) tăng 26%, nhanh nhất là Mĩ: 69% chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
* Củng cố: Nêu tình hình chung của các nước châu Au trong những năm 1918-1929?
GV tổ chức HS thảo luận nhóm sau khi đã đọc phần 2 SGK/88,89.
* Nhóm 1: Tình hình CM ở châu Au trong những năm 1918-1923 phát triển như thế nào? CM 11.1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?
HS: 1918-1923, một cao trào CM đã bùng nổ ở khắp châu Au đặc biệt là ở Đức. Kết quả: CM Đức 11.1918: thiết lập chế độ CHTS; đảng cộng sản Đức thành lập 12.1918.
Hạn chế: Thiếu 1 lực lượng lãnh đạo đầy đủ năng lực lãnh đạo CM để chuyển CMDCTS thành CMXHCN.(yêu cầu HS giả thích hình 61 SGK).
* Nhóm2: QTCS được thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS: Cao trào CM 1919-1923 phát triển mạnh, nhiều đảng cộng sản thành lập: phải có 1 tổ chức quốc tế để lãnh đạo CM theo đường lối đúng đắn => QTCS được thành lập 2.3.1919.
* Nhóm3: Hoạt động của QTCS? Tại sao 1943 QTCS tuyên bố tan rã?
HS: 7 lần đại hội, đặc biệt tại ĐH 2(1920) đã thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lêni dự thảo.
GV bổ sung: HCM đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc VN qua bản luận cương này.
Lí do QTCS tuyên bố giải tán:Tình hình thế giới có nhiều thay đổi: Chiến tranh lan rộng toàn thế giới, phong trào CM thế giới ngày càng phát triển đa dạng, sự chỉ đạo chung như trướcc đây không còn phù hợp nữa.
* Củng cố: QTCS đã có những đóng góp gì cho phong trào CMTG trong những năm 1919 -1943? 
1. Những nét chung:
- Sau CTTG1, châu Au có nhiều biến đổi.
 °Xuất hiện 1 số quốc gia mới.
 °1918-1923: Suy sụp về kinh tế: cao trào CM 1918-1923.
- 1924-1929: Tạm thời ổn định, sản xuất CN phất triển nhanh chóng.
2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập:
a. Cao trào cách mạng 1918-1923: 
Đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Au, đặc biệt lên cao ở Đức: nhiều đảng cộng sản được thành lập.
b. Quốc tế cộng sản (1919-1943):
- 2.3.1919 QTCS được thanh lập.
- 1919-1943: đã tiến hành 7 lần đại hội, tại đại hội lần 2 đã thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê nin dự thảo.
-1943 tuyên bố giải tán.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: Đã củng cố từng phần.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: 
 1. Những nét chung của tình hình châu Au (1918-1929).
 2. Những đóng góp của QTCS đ/v phong trào CMTG và CMVN(1919-1943).
 * Bài sắp học: Bài 17 phần II: Châu Au trong những năm 1929-1939.
 1. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Au?
 2.Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?
 3. Tìm hiểu hình 62,63,64 SGK.
BÀI 17
CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
 TIẾT 26 II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
A. MỤC TIÊU: HS nắm được:
1. Kiến thức: 
 -Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Au, thế giới.
- CNPX ra đời trên thế giới, điển hình là phát xít Đức, khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Au, thế giới.
- CNPX ra đời trên thế giới, điển hình là phát xít Đức, Ý, Nhật.
- HS cần hiểu được tại sao CNPX thắng lợi ở Đức nhưng không thắng lợi ở Pháp.
2. Kỹ năng: Giống tiết 25
3. Thái độ: Giống tiết 25
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
- Thầy: Biểu đồ sản xuất thép của Anh và LX (1929-1931).
 - Tranh ảnh về phong trào Mặt trận nhân dân Pháp và Tây Ban Nha.
- Trò: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Tình hình chung của các nước tư bản châu Au (1918-1929).
 Quốc tế cộng sản ra đời, hoạt động và đóng góp phong trào CM thế giới như thế nào?
3. Bài mới: CNTB giai đoạn 1929-1939 đã bước vào thời kì khủng hoảng và CNPX đã xuất hiện ở một số nước. CNPX đã thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp. Đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung ghi bảng
GV gọi HS đọc phần 1 SGK/90 và tổ chức thảo luận nhóm về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)-gọi đại diện nhóm trả lời-HS bổ sung-GV chốt lại.
* Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
HS: Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (1924-1929), hàng hóa ế thừ, người dân không có tiền mua sắm
* Nhóm 2: Nhận xét gì về tình hình sản xuất ở LX và Anh trong những năm 1929-1931? (dựa vào hình 62 SGK).
HS: Sản lượng thép của Anh giảm sút nhanh chóng, sản lượng thép của LX đi lên vững chắc.
GV: Sơ đồ thể hiện 2 chiều hướng trái ngược nhau trong sản xuất giữa 1 nước TBCN và 1 nước XHCN.
* Nhóm 3: Hậu qủa của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
HS: Tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và châu Au, hàng trăm triệu người đói khổ.
* Nhóm 4: Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, các nước TB giải quyết ra sao?
HS: Cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp); phát xít hóa bộ máy chính quyền, gây chiến tranh chia lại thế giới (Đức, Ý, Nhật).
* Củng cố: Hãy chọn những câu đúng về hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
a. Đẩy lùi mức sản xuất của các nước tư bản hàng chục năm.
b. Hàng trăm triệu người rơi vào đói khổ.
c. Một số nước tư bản chủ trương phát xít hóa bộ máy chính quyền.
d. Tất cả các ý trên.
GV: Từ 1929 trở đi, trước nguy cơ CNPX và chiến tranh thế giới, CMTG phát triển như thế nào?
HS: Cao trào CM bùng nổ với mục tiêu thành lập Mặt trận nhân dân chống CNPX.
- GV gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK/91 và quan sát hình 63.
GV: Ở Pháp, tình hình chống CNPX diễn ra như thế nào?
HS: Tổ chức phát xít “ Thập tự lửa” đã xông vào trụ sở Quốc hội, âm mưu lật đổ chính quyền, thiết lập chế độ phát xít.
GV: Trước sự phá hoại của “chữ thập lửa”, ĐCS Pháp lãnh đạo nhân dân đánh gục bọn phát xít, Mặt trận nhân dân Pháp ra đời 5.1935.
GV: Mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở chính quốc và thuộc địa.
GV gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK/92 và quan sát hình 64.
GV Ở TBN, tình hình chống CNPX diễn ra như thế nào?
HS: Diễn ra cuộc chiến tranh CM kéo dài 3 năm (1936-1939), chống lực lượng can thiệp của phát xít Đức, Italia và các thế lực phát xít Phran-cô . Đội quân tình nguyện quốc tế từ 53 nước trên thế giới đã tham gia chiến đấu bên cạnh các chiến sỹ TBN nhưng cuối cùng bị thất bại.
* Củng cố: Vì sao CNPX thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? 
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1923) và hậu quả của nó:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế htế giới (1929-1923) đã tàn phá nặng nề kinh tế các nước tư bản, sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm, hàng trăm triệu người đói khổ.
-Hướng giải quyết:
 +Cải cách kinh tế, xã hội.
 +Phát xít hóa bộ máy chính quyền, gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh (1929-1939):
- Từ 1929, một cao trào CM lại bùng nổ với mục tiêu thành lập Mặt trận nhân dân chống CNPX.
- Ở Pháp, ĐCS đã lãnh đạo nhân dân đánh gục bọn phát xít; 5.1935, Mặt trận nhân dân chống phát xít ra đời.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: Đã củng cố từng phần.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học:
 a. Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Au?
 b. Vì sao CNPX thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?
 * Bài sắp học: Bài 18: Nước Mỹ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939).
***********************************************
NS: 15.12.2007 Tiết 27 BÀI 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mỹ sau CTTG1 và nguyên nhân của sự phát triển đó. 
- Sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ trong thời kỳ này. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Mỹ .
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nước Mĩ. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhàm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. 
2. Kĩ năng :
- H/s cho biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội, rèn luyện tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ : 
- Nhận thức rõ bản chất của Đế quốc Mỹ là khôn ngoan, xảo quyệt .
- Nhận thức đúng về công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột tồn tại trong lòng xã hội tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản là không thể điều hòa được. 
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
 -Thầy: Một số tranh ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ. - Bản đồ thế giới.
	- Tư liệu cụ thể về chính sách mới của Ru-dơ-ven.
- Trò: Tìm hiểu hình 65,66,67,68,69 SGK. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1. On định lớp:	 
 2. Kiểm tra bài cũ: Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đ/v các nước TB châu Au.
 3. Bài mới:	Chúng ta đã tìm hiểu về Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới và dưới tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Còn nước Mỹ trong thời gian đó như thế nào ? Để biết được vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS xác định vị trí của nước Mĩ trên bản đồ thế giới. 
GV yêu cầu HS đọc SGK phần I (từ CTTG1  bóc lột CN). 
GV: Tình hình kinh tế Mỹ sau CTTG1 phát triển như thế nào? 
HS: Kinh tế phát triển nhanh chóng, 

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 8(5).doc
Giáo án liên quan