Lịch sử ngày Quốc tế Phụ Nữ 8 - 3

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.

Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử ngày Quốc tế Phụ Nữ 8 - 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22. Bỗng một tốp máy bay phản lực bất thình lình quay lại sau một vài giây và ào ạt trút bom. Sau trận oanh tạc, chỉ còn một hố bom sâu hoắm. Không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái đã hy sinh cuộc sống của mình cho dân tộc. Ngày 7/6/1972, các chị đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân. 
Gương phụ nữ tiêu biểu
Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Chiên 
Cập nhật: 16/07/2007 
Chị Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 
Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiến, vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến Pháp (1946-1948), chị vừa đảm đương nhiệm vụ bí thư phụ nữ vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã.
Năm 1950, chị giật mìn diệt một tiểu đội địch đi tuần tra trên đường 39, đó là tiếng mìn đầu tiên cảnh cáo quân địch và thức tỉnh phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân. Một hômchị dẫn đồng chí bí thư kiêm Chủ tịch xã đi khai hội , gặp địch, chị đã hô to lên để đồng chí chạy thoát. Chị bị bắt, suốt ba tháng trời, bị địch tra tấn dã man chị chết đi sống lại nhiều lần, nhưng kẻ địch cũng không khai thác được gì, cuối cùng phải thả chị.
Trở về quê, chi bộ bố trí cho chị nghỉ ngơi, điều dưỡng cho sức khoẻ nhanh chóng bình phục. Nhưng nghỉ được mấy hôm, chị lại xin nhận nhiệm vụ. Chị lập lại đội nữ du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác, quấy rối và đánh địch, chị còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để lấy tiền mua sắm vũ khí.
Năm 1951, mặc dù tay không, chị đã dùng mưu khôn khéo bắt một tên trong tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được 7 khẩu súng, sau đó chị lại dùng mưu bắt tên sĩ quan chỉ huy Pháp trong một trận càn quét của chúng ở xã.
Chị lại dẫn đầu một tổ bộc phá, mở được ba hàng rào và chiếm được một lô cốt.
Năm 1952, tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, chị được Hồ Chủ Tịch tặng một khẩu súng ngắn. Ghi nhận công lao đóng góp của chị, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho chị Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Vinh dự, tự hào, ngày 6/5/1952, chị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
Thế hệ trẻ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ 
Cập nhật: 28/09/2007 
Là một trong những đại biểu trẻ tuổi nhất tham dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Dương Thị Thu Phương – sinh viên năm thứ nhất, Đại học Y Hà Nội luôn ý thức được rằng, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Do vậy, thế hệ trẻ phải tích cực chủ động, không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt 
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ, bố mẹ bận bịu quanh năm suốt tháng, ít có điều kiện chăm sóc con cái nên ngay từ nhỏ, Thu Phương đã rèn luyện được tính tự lập, tự giác trong học tập và trong cuộc sống. 
Thông minh, chăm chỉ và nhất là có một phương pháp học tập rất khoa học, suốt 12 năm học phổ thông, chưa bao giờ em để tuột danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, với môn Sinh học, Thu Phương đã đạt được những thành tích rất đáng nể: Giải Nhì Quốc gia năm 2006, giải Nhất Quốc gia năm 2007 và Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2007. Cũng trong năm nay, em là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc khối THPT chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội và được tuyển thẳng vào trường Đại học Y Hà Nội. 
Thu Phương chia sẻ : muốn có kết quả cao trong học tập, ngoài việc xây dựng thời khoá biểu phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học ; rèn luyện ý thức, phương pháp học tập tự giác, khoa học, em còn cố gắng tạo cho mình một kỹ năng nghe giảng, nắm vững lý thuyết, tích cực tham gia xây dựng bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, kết hợp tìm đọc nhiều tài liệu bổ sung kiến thức cho từng môn học. Sau mỗi bài học, em luôn đặt ra các câu hỏi : « tạisao », « như thế nào »... để tìm cách hiểu thấu đáo vấn đề.
Thu Phương quan niệm rằng “Học tập không bao giờ thừa”, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Thế hệ trẻ, trong đó có nữ thanh niên phải tranh thủ thời cơ, chủ động, tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt để đẩy lùi thách thức, làm chủ vận mệnh, cùng nhau xây dựng một xã hội phồn vinh, hạnh phúc. 
Về bản thân mình, Thu Phương cũng xác định phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, trau dồi ngoại ngữ và chuyên môn ; quyết tâm sau 6 năm nữa sẽ thi đỗ hệ Bác sĩ Nội trú và bảo vệ luận án tốt nghiệp bằng tiếng Pháp, sẵn sàng tham gia vào môi trường hội nhập./. 
Cô giáo Việt Nam nhận giải thưởng lớn của Mỹ 
Cập nhật: 23/11/2006 
Quỳnh Giao khi nhận bằng tiến sĩ
Nữ tiến sĩ Trần Quỳnh Giao nguyên là giảng viên khoa Ngữ văn Anh thuộc Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM vừa có một tác phẩm được NXB danh tiếng của châu Âu - Lincom Europa chọn xuất bản.
Đó là tác phẩm Bản chất và những điều kiện của sự chuyển giao ngữ dụng được nghiên cứu theo phương pháp hoạt cảnh tự nhiên hóa.
Quỳnh Giao, 34 tuổi, là biên dịch viên của Báo Thanh Niên, hiện đang sinh sống và làm việc tại Úc. 
Chị là một trong những người Việt Nam hiếm hoi lấy được điểm TOEFL cao ngay từ năm 1995 và được học bổng du học Mỹ tại ĐH Wisconsin. 
Sau đó, chị đã lấy bằng thạc sĩ của Mỹ, Úc và năm 2004 bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Hoàng gia Melbourne (Úc) với đề tài "The Nature and Conditions of Pragmatic and Discourse transfer in cross - cultural Interaction Investigatdthrough naturallized role- play".
Luận án này đã được Hiệp hội American Association for Applied Linguistics của Mỹ trao giải thưởng Solidarity Award. 
Giải thưởng này chỉ trao hằng năm cho 3 nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Quỳnh Giao là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng này. 
Lập nghiệp bằng con đường học vấn 
Cập nhật: 08/09/2006 
Sinh ra trong gia đình đông con, đói nghèo, chị đã quyết định chọn cho mình con đường lập thân, lập nghiệp bằng việc học gần nhà, làm điểm tựa cho việc phấn đấu không ngừng nghỉ sau này. Từ một nữ sinh trường CĐSP Sơn La, Lò Mai Cương đã trở thành giảng viên, có bằng thạc sĩ và là chủ nhân của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học 
Gia đình chị cũng là điển hình hiếu học của người dân tộc Thái. Chị là một trong 3 người có trình độ thạc sĩ trong gia đình 9 người con đều tốt nghiệp đại học. 
Đối với chị, tích cực học tập là để không ngừng hoàn thiện nhân cách, bổ sung kiến thức, có đủ hiểu biết để thực hiện tốt trách nhiệm công dân, đảm đương tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình. Nhận thức được điều đó, Lò Mai Cương đã phấn đấu suốt đời cho việc học tập nâng cao trình độ, kiến thức, lấy tri thức làm hành trang cho cuộc đời mình. Đi đôi với việc tự học, tự rèn, chị luôn trăn trở suy nghĩ, muốn lao động thực sự có hiệu quả, ngoài kiến thức, sức khoẻ, còn phải có óc sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học. 
Hưởng ứng phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt” của nhà trường, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Hội LHPN các cấp phát động. Trong 5 năm gần đâynhà trường đã động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên trong trường tham gia nghiên cứu khoa học. Đã có hơn 200 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên và sinh viên được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý của nhà trường. Trong số này, một loạt các đề tài của Lò Mai Cương như: “Tự động hoá công tác quản lý giáo dục của Sở Giáo dục – Đào tạo Sơn La”, “Thực trạng thí nghiệm và việc sử dụng thí nghiệm vật lý trong dạy học ở các trường trung học cơ sở tỉnh Sơn La”, “Một số kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học bộ môn vật lý ở khối dự bị cao đẳng” đã được Hội đồng khoa học nhà trường, Hội đồng Khoa học Dự án THCS Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ban Dự án Việt Bỉ đánh giá cao. Trên thực tế, các đề tài này cũng đã được áp dụng khả thi vào công tác giảng dạy, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở tỉnh Sơn La. Đặc biệt, đề tài cấp tỉnh 2005-2006 “Thiết kế phần mềm font chữ Thái (Sơn La) trên máy vi tính” đang sắp được nghiệm thu, sản phẩm của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và phát huy chữ viết, ngôn ngữ dân tộc Thái trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Xác định không chỉ có kiến thức để làm tốt công tác chuyên môn, người phụ nữ còn phải có sự hiểu biết để tổ chức cuộc sống gia đình, thực hiện tốt thiên chức người vợ, người mẹ - người thầy đầu tiên đối với con cái, Lò Mai Cương luôn gương mẫu trong lối sống, cách ứng xử để xây dựng một gia đình theo chuẩn mực: “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Là con dâu trưởng trong gia đình, ngoài việc làm tốt vai trò của người vợ, người mẹ, chị còn thực sự là người con hiếu thảo, người chị gương mẫu, là người “giữ lửa” cho tổ ấm của mình./.
Các gương mặt nữ thủ khoa tiêu biểu 
Cập nhật: 24/08/2006 
Trong lễ tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2005 - 2006, trong số 93 thủ khoa được ghi danh Sổ vàng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có 64 em nữ, chiếm đến 68,8%. Dưới đây là một số gương mặt nữ thủ khoa tiêu biểu: 
1. Mai Nguyên Ngọc: Sinh năm 1981, thủ khoa Kinh tế Ngoại thương, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Là sinh viên xuất sắc toàn khoá học với điểm trung bình 9,15. 
Thành tích: Học bổng của Tập đoàn Sumitomo năm 2001, 2002, 2003; học bổng của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản năm 2003 - 2004. 
2. Nguyễn Linh Lan: Sinh năm 1983, thủ khoa Đo lường Tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội. Điểm trung bình toàn khoá học 9,0. Đảng viên ĐCSVN. 
Thành tích: Học bổng Toyota 2003, Samsung 2004, Vallet 2005; nhiều năm liên tục được Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tặng bằng khen. 
Thủ khoa Học viện Báo chí và tuyên truyền Nguyễn Kim Phượng
3. Nguyễn Kim Phượng: Sinh năm 1983, thủ khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhiều năm là sinh viên giỏi với điểm trung bình 8,2. Đảng viên ĐCSVN. 
Thành tích: Được nhận 4 giấy khen của trường; được báo Công an Nhân dân khen thưởng năm học 2003 - 2004; đạt loại xuất sắc công trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường. 
4. Trần Thị Mai Hoa: Sinh năm 1984, thủ khoa Du lịch trường ĐH KHXH & NV - ĐH Quốc gia Hà Nội. Đạt kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc với điểm 

File đính kèm:

  • docLICH SU NGAY QT PHU NU 8-3.doc