Lịch sử hình thành tỉnh Lâm Đồng

Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc

tế.

Thành phố Đà Lạt-tỉnh Lâm Đồng hôm nay

Ngày 1/11/1899 chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh.

Năm 1903 bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình

Thuận cai trị.

Năm 1913 nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 6/1 /1916 thành lập tỉnh Lâm Viên gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình

Thuận, Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên.

Ngày 31/10/1920 xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai

Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt

pdf3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử hình thành tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hình thành tỉnh Lâm Đồng 
Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc 
tế. 
Thành phố Đà Lạt-tỉnh Lâm Đồng hôm nay 
Ngày 1/11/1899 chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. 
Năm 1903 bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình 
Thuận cai trị. 
Năm 1913 nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận. 
Ngày 6/1 /1916 thành lập tỉnh Lâm Viên gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình 
Thuận, Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên. 
Ngày 31/10/1920 xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai 
Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt 
Ngày 8/1/1941 lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh. 
Ngày 19/ 5/ 1958 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng 
thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận 
Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền 
Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. 
Tháng 2/1976 sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới. 
Hiện nay Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện: gồm Thành Phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, 
các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, và 
Cát Tiên. 
================ 
Các đơn vị hành chính Tỉnh Lâm Đồng 
Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện: 
Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ) 
Thị xã Bảo Lộc 
Huyện Bảo Lâm, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng 
Huyện Cát Tiên, huyện lỵ là thị trấn Cát Tiên 
Huyện Di Linh, huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh 
Huyện Đam Rông, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng 
Huyện Đạ Huoai, huyện lỵ là thị trấn ĐạM'ri 
Huyện Đạ Tẻh, huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh 
Huyện Đơn Dương, huyện lỵ là Thạnh Mỹ 
Huyện Lạc Dương, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương 
Huyện Lâm Hà, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn 
Huyện Đức Trọng, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa. 
Dân số, dân tộc 
Dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.145.587 người (theo số liệu năm 2004). Mật độ dân số: 115 người/km² bao gồm: 
Thành phố Đà Lạt: 188.467 người – mật độ: 469 người/km² 
Thị xã Bảo Lộc: 148.047 người – mật độ: 634 người/km² 
Huyện Lạc Dương: 28.159 người – mật độ: 18 người/km² 
Huyện Đơn Dương: 89.717 người – mật độ: 144 người/km² 
Huyện Đức Trọng: 160.371 người – mật độ: 144 người/km² 
Huyện Lâm Hà: 149.219 người – mật độ: 93 người/km² 
Huyện Bảo Lâm: 107.561 người – mật độ: 71 người/km² 
Huyện Di Linh: 154.000 người – mật độ: 92 người/km² 
Huyện Đạ Huoai: 34.841 người – mật độ: 68 người/km² 
Huyện Đạ Tẻh: 45.291 người – mật độ: 89 người/km² 
Huyện Cát Tiên: 40.014 người – mật độ: 92 người/km² 
Huyện Đam Rông, mới thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2005, có dân số là 30.633 người. 
Tổng số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 535.568 người. 
(Theo số liệu thống kê năm 2004) 
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.186.786 người. 
Dân tộc 
Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như là: 
Người Cơ Ho, người Mạ, Ra Glai... Đáng kể nhất là người Cờ Ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các 
dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. người 
Kơ-ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrài... 
Kinh tế 
Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào 
phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. 
Ước tính GDP/người năm 2001 là: 194 USD (tương đương: 2.877.000 đồng) 
Giao thông 
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines có các chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới 
sân bay Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt. Và hiện nay đang được nâng cấp để thành sân bay quốc 
tế. 
Lịch sử 
1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại 
Di Linh (Djiring) 
Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ 
Bình Thuận cai trị 
Năm 1913, nhập đại lí Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận 
6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình 
Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên 
31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng 
Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt 8 tháng 1 năm 
1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh 19 tháng 5 
năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời 
tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo 
Lộc (Blao) và Di Linh. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam 
Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm 
Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt. 
Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới. 
Du lịch - Thắng cảnh 
Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên 
nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương. 
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh 
đang bị phá hủy. Ngày 10 trong 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức 
Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khàng và thác Bảo 
Đại. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé. Ông Đinh Bá 
Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm 
các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế 
nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy.” 

File đính kèm:

  • pdfLich SuDia Ly Da LatLam Dong.pdf
Giáo án liên quan