Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ toàn quyền Đông Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết:

“Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”.

Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.

Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân.

Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn Ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v. và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.

 

doc187 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o miền Nam ruột thịt”. Đáp lời kêu gọi của Tổ quốc, những người xung phong tình nguyện “vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất” đã không tiếc sức mình, nỗ lực phấn đấu vì miền Nam ruột thịt. Bên cạnh 50 vạn đoàn viên, thanh niên và một vạn tập thể đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đã có thêm 80 vạn đoàn viên, thanh niên tiếp tục tự nguyện đăng ký phấn đấu vượt mức kế hoạch năm năm. Nhiều tập thể chi đoàn phân đoàn và đoàn viên, thanh niên đã nhận thêm phần việc “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt” và đã hoàn thành tốt phần việc đó. Nhiều công trình, sản phẩm mới do đoàn viên, thanh niên đảm nhận đã đem lại hiệu quả thiết thực. Thanh niên trên công trường đường sắt Thanh Hóa - Nghệ An nêu khẩu hiệu “Vì ngày mai thống nhất Tổ quốc”, đã hăng hái lao động, tổ chức hợp lý hóa sản xuất, đạt năng suất cao, với nguyện vọng đưa con tàu thống nhất tiến nhanh về phía trước và đã hoàn thành đúng vào dịp sinh nhật của Bác Hồ (19-5-1964), vượt thời gian 4 tháng, được Bác tặng cờ và trao phần thưởng. Chi đoàn phân xưởng thành phẩm Nhà máy dệt kim Đông Xuân (Hà Nội), đã coi mỗi chiếc áo xuất xưởng là một viên đạn bắn vào đầu giặc, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao 12%. Thanh niên Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn về kỹ thuật, nguyên vật liệu, chế tạo thành công một số bộ phận của máy Điêzen, đòi hỏi độ chính xác cao mà nhà máy phải nhập từ nước ngoài. Chi đoàn Hợp tác xã Thọ Bình (Khoái Châu, Hưng Yên) cùng với đội thuỷ lợi có sáng kiến xây dựng hệ thống máng chìm bên cạnh hệ thống mương máng nổi để vừa tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng, phục vụ tăng năng suất cây trồng. Đồng chí Nguyễn Văn Độ, Bí thư Đoàn Công ty Xây dựng Nam Định đã có sáng kiến cải tạo máy cưa thành máy có hai tác dụng: vừa cưa, vừa khoan, tăng năng suất 400%, được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người. Đến tháng 10 - 1964, thanh niên công nhân tỉnh Nam Định đã có 9.500 người vượt kế hoạch từ 10 đến 15%, riêng thanh niên Nhà máy Dệt Nam Định đã vượt 80 vạn mét vải, 6 vạn kilôgam sợi, thanh niên Nhà máy Giấy (Nam Định) vượt kế hoạch thời gian trước 2 tháng.
            Phấn khởi được sống, lao động và học tập trong chế độ mới, tuổi trẻ miền Bắc không bao giờ quên nghĩa vụ của mình đối với đồng bào và tuổi trẻ miền Nam ruột thịt. Mỗi hành động, mỗi việc làm của thanh niên miền Bắc đều hướng tới đồng bào và thanh niên đang chiến đấu và hy sinh anh dũng ở tuyến đầu Tổ quốc. Mở đầu là cuộc đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, rồi phong trào phản đối các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, luật 10/59; phong trào chống đàn áp và khủng bố thanh niên, sinh viên, học sinh; phong trào đòi trả tự do cho anh Lê Quang Vịnh và tiểu đội gang thép của anh, đòi trả tự do cho Nguyễn Văn Trỗi,v.v... Ngoài những cuộc mít tinh, biểu tình, xuống đường, gửi kiến nghị phản đối,v.v... tuổi trẻ miền Bắc có những đợt hành động “Vì miền Nam ruột thịt”, “Vì thống nhất Tổ quốc”,v.v...
            Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ III, hoạt động đối ngoại của Đoàn, Hội được đẩy mạnh để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của tuổi trẻ và nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Tại Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ VIII tổ chức ở Henxenki (8 - 1962), Đoàn đại biểu Thanh niên và Sinh viên Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu Thanh niên và Sinh viên Mỹ. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa thanh niên và sinh viên hai nước để trao đổi, bàn bạc, phối hợp đấu tranh chống sự can thiệp và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
            Tháng 9 - 1961, Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Hà Nội. Hội nghị thu hút hơn 30 đoàn đại biểu, đại diện cho các tổ chức sinh viên khắp các châu lục tham gia. Hội nghị đã trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề mà các tổ chức sinh viên quan tâm trong việc phát triển nền giáo dục dân tộc và đấu tranh xóa bỏ tàn tích của chủ nghĩa thực dân trong lĩnh vực giáo dục. Ngày 1-9- 1962 Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện thân mật với các đại biểu. Sau khi trao đổi về kinh nghiệm hoạt động của mình, nêu lên sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, Bác nói: “Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã soi đường cho chúng tôi. Chúng tôi đã không sợ thực dân và phong kiến, mà hăng hái hoạt động cách mạng và cuối cùng cách mạng đã thắng lợi.
            Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều dân tộc bị áp bức ở châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đã thoát khỏi ách nô lệ của bọn thực dân, đế quốc và thanh niên các nước ấy được bình đẳng, tự do. Tuy vậy, trên thế giới nhiều thanh niên còn bị áp bức.
            Vì vậy, cho nên thanh niên toàn thế giới cần phải đoàn kết nhau lại, tin tưởng vào khả năng đấu tranh của mình và hòa mình với công nhân và nông dân để đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc... đấu tranh để giữ gìn hòa bình thế giới, để thực hiện hợp tác anh em giữa tất cả các dân tộc, để xây dựng đời sống hạnh phúc, tươi vui”.
           Là một thành viên trong phong trào thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, với trách nhiệm là một tổ chức thanh niên cộng sản, Đoàn ta rất coi trọng sự đoàn kết nhất trí trong các Đoàn thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, coi đó là nhân tố quan trọng để đoàn kết thanh niên thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
            Sau ngày hòa bình lập lại, Đoàn ta đã cử nhiều đoàn đại biểu sang các nước xã hội chủ nghĩa làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn, công tác thanh niên và phong trào thanh niên, xây dựng kế hoạch hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Đoàn thanh niên nước ta với Đoàn thanh niên các nước anh em. Đồng thời chúng ta cũng mời các đoàn đại biểu thanh niên các nước XHCN sang thăm Việt Nam, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, đem đến cho Đoàn ta và thanh niên ta sự cổ vũ to lớn cả về tinh thần và vật chất. Đoàn ta còn cử nhiều cán bộ sang học tập lý luận, nghiệp vụ công tác Đoàn ở các trường Đoàn các nước anh em. Đặc biệt, Trường Đoàn thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin Liên Xô đã tiếp nhận hàng trăm cán bộ Đoàn Việt Nam để đào tạo liên tục trong nhiều khóa ngắn hạn, dài hạn cũng như đào tạo nghiên cứu sinh. Trường Đoàn của Đoàn thanh niên tự do Đức (CHDC Đức) cũng đã tiếp nhận nhiều cán bộ Đoàn Việt Nam sang học và thực tập về công tác Đoàn. Nhờ hoạt động đối ngoại tích cực mà chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các tổ chức thanh niên, phong trào thanh niên và nhiều nhân vật tiêu biểu ở nhiều nước trên thế giới,v.v... đối với sự nghiệp của Đoàn ta và tuổi trẻ nước ta.
                                                                                    *
                                                                            *              *
             Sau 10 năm (1954 - 1964) tham gia khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tuổi trẻ miền Bắc đã có sự cống hiến xuất sắc, thể hiện là lực lượng xung kích cách mạng, thông qua đó hàng triệu bạn trẻ đã được thử thách, rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt; tổ chức Đoàn và các Hội được củng cố, phát triển.
             Là một tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn ta đã quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thanh niên.
             Tuy nhiên, sau ngày hòa bình lập lại, do chưa có kinh nghiệm chỉ đạo công tác thanh niên trong thời kỳ xây dựng, trình độ đội ngũ cán bộ Đoàn và cán bộ thanh niên còn rất hạn chế, tổ chức Đoàn còn mỏng nên lúc đầu phong trào chủ yếu là phát huy nhiệt tình và khí thế cách mạng của quần chúng nhằm đáp ứng những yêu cầu trước mắt mà chưa xây dựng được phương hướng, kế hoạch lâu dài và chỉ mới thu hút được một số đối tượng thanh niên tham gia. Những hạn chế đó về sau đã được khắc phục dần bằng các phong trào “Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa” và nhất là phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất”. So với trước, các phong trào này có tính chất bao quát, thu hút được đông đảo thanh niên trong nhiều đối tượng tham gia.
              Thực tế trong 10 năm (1954 - 1964) cho thấy: các phong trào thanh niên và sự tiến bộ của tuổi trẻ đã phát triển theo sự lớn mạnh của Đoàn từ 200.000 đoàn viên sau ngày hòa bình lập lại, đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II phát triển lên 420.000 đoàn viên và đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III là 780.000 đoàn viên sinh hoạt trong 12.000 chi đoàn cơ sở, tổ chức Đoàn đã có ở khắp nơi, đến thôn xóm, khu phố, trường học, cơ quan,v.v...
             Giúp Đảng và Nhà nước giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là chức năng chủ yếu của Đoàn, là quyền lợi thiết thực của mỗi đoàn viên, thanh niên. Vì vậy, đi đôi với việc giáo dục đoàn viên, thanh niên thông qua hoạt động thực tiễn, các cấp bộ Đoàn đã coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tình hình, nhiệm vụ; về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; về chủ nghĩa xã hội, về Đảng, về Bác Hồ, về lý tưởng và mục đích phấn đấu của đoàn viên, thanh niên,v.v... Trong 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, Đoàn ta đã có rất nhiều đợt học tập, sinh hoạt chính trị như học tập về luật cải cách ruộng đất, về đổi tên Đoàn, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, hợp tác hóa nông nghiệp, về Bác Hồ, về kế hoạch Nhà nước năm năm lần thứ nhất, các nghị quyết của Đảng, của Đoàn,v.v... Chính do sự giác ngộ về chính trị và tư tưởng đó của đoàn viên, thanh niên đã tạo ra cho Đoàn và các tổ chức thanh niên ta thế phát triển vững chắc, đủ sức đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng nặng nề và to lớn hơn trong giai đoạn cách mạng sau. 
Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Chương IX) 
CHƯƠNG IX
THANH NIÊN MIỀN NAM THAM GIA ĐẤU TRANH BẢO VỆ HÒA BÌNH, ĐÁNH BẠI “CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
1. Phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác phá kìm kẹp, tiến tới đồng khởi, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.
Với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ từng bước hất cẳng Pháp, đưa Ngô Đình Diệm

File đính kèm:

  • docLịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- chương I- ch XV.doc