Lịch sử địa phương - Bài 1: Đình Tràng Cát

Đình Tràng Cát thờ Nhị vị đại vương vốn là công thần của nhà Lê: Trình Nhã và con trai là Trình Mục. Hai cha con cùng theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Ngọc phả của đình có ghi, ông Trình nhã vốn người ở trang Tang Thầm, huyện An Định, Châu Ái, lúc nhỏ rất thông minh, càng lớn càng tài giỏi. Năm 21 tuổi, ông dự khóa thi đỗ Giám sinh. Ông biết là cơ nghiệp nhà Trần đã hết, nên không làm quan xin về quê mở trường dạy học rồi lấy vợ người trong làng, nhưng bà vợ mất sớm. Ông lấy bà hai Trần Thị Chỉnh ở phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát và sinh được một người con trai rất dị thường đặt ten là Mục. Lớn lên Trình Mục là người văn võ song toàn. Sau khi bà hai mất, cha con đến đạo Sơn Nam, phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát là nơi quê vợ để dạy học. Đến khi nhà Hồ (Hồ Quý Ly) mất, quân Minh xâm lược, cha con ông mộ được hơn 1000 dũng sĩ, trong đó có đến 123 người là quân nội đạo. Cha con ông Trình Nhã, Trình Mục lập căn cứ chống lại quân Minh. Khi Lê Lợi đem quân ra vùng Thanh Oai, cha con ông Trình Nhã đem quân bản bộ ra giúp lập nhiều công to. Đuổi xong giặc, nhà vua xét công khen thưởng, cha con ông Trình Nhã mang số tiền thưởng về Tràng Cát đưa cho dân làng. Khi hai cha con ông mất đi, địa phương tôn vinh các vị làm thành hoàng làng và thờ ở đình đền làng.

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử địa phương - Bài 1: Đình Tràng Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1: ĐÌNH TRÀNG CÁT
Đình làng Tràng Cát thuộc xã Kim An, huyện Thanh Oai. Đình tọa lạc trên roi đất cao ở phía trước của làng, bên bờ sông Đáy theo hướng Đông – Nam. Đường đến di tích từ thị xã Hà Đông ( nay là quận Hà Đông), qua Ba La rẽ trái theo quốc lộ 22, đến km12 rẽ phải chừng 1 km là đến xã Kim An. Làng Tràng Cát ở phía Tây xã Kim An, ba bề bao bọc bởi đê sông Đáy.
Nêu địa điểm đình Tràng Cát?
	Đình Tràng Cát thờ Nhị vị đại vương vốn là công thần của nhà Lê: Trình Nhã và con trai là Trình Mục. Hai cha con cùng theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Ngọc phả của đình có ghi, ông Trình nhã vốn người ở trang Tang Thầm, huyện An Định, Châu Ái, lúc nhỏ rất thông minh, càng lớn càng tài giỏi. Năm 21 tuổi, ông dự khóa thi đỗ Giám sinh. Ông biết là cơ nghiệp nhà Trần đã hết, nên không làm quan xin về quê mở trường dạy học rồi lấy vợ người trong làng, nhưng bà vợ mất sớm. Ông lấy bà hai Trần Thị Chỉnh ở phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát và sinh được một người con trai rất dị thường đặt ten là Mục. Lớn lên Trình Mục là người văn võ song toàn. Sau khi bà hai mất, cha con đến đạo Sơn Nam, phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát là nơi quê vợ để dạy học. Đến khi nhà Hồ (Hồ Quý Ly) mất, quân Minh xâm lược, cha con ông mộ được hơn 1000 dũng sĩ, trong đó có đến 123 người là quân nội đạo. Cha con ông Trình Nhã, Trình Mục lập căn cứ chống lại quân Minh. Khi Lê Lợi đem quân ra vùng Thanh Oai, cha con ông Trình Nhã đem quân bản bộ ra giúp lập nhiều công to. Đuổi xong giặc, nhà vua xét công khen thưởng, cha con ông Trình Nhã mang số tiền thưởng về Tràng Cát đưa cho dân làng. Khi hai cha con ông mất đi, địa phương tôn vinh các vị làm thành hoàng làng và thờ ở đình đền làng.
Đình Tràng Cát thờ ai?
Vì sao địa phương tôn vinh các vị làm thành hoàng làng? 
	Đình tràng Cát hiện nay có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm một tòa Đại bái, một tòa hậu cung. Căn cứ niên biểu ghi trên thượng hương ngôi đình thì đình làng được xây dựng từ năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị nguyên niên ( 1663). Đình đã được tu sửa nhiều lần vào các năm 1761, 1842, 1901, 1927, năm 1988-1989 các phụ lão làng Tràng Cát lại xây dựng tường bao quanh, công trình cổng đình, sửa lại mái lợp. Toàn bộ tòa Đại bái có chiều dài 21m, rộng 9m, cao 6,4m. Tòa Hậu cung dài 12m, rộng 6,1m, chiều cao 4,35m. Bốn cột chính của hai bộ vì giữa cao 4,6m. Chu vi thân cột là 1,35m. Cổ xưa ngôi nhà Đại bái có bốn mái lợp ngói lợp vẩy rồng với những đầu đao uốn cong qua các lần tu sửa. Hiện nay đình Tràng Cát có hai mái với hai đầu hồi bít đốc. Các đầu dư, đầu bẩy, các đầu hồi đỡ con rường đều được chạm trổ chi tiết các đề tài tứ linh hết sức sinh động hấp dẫn. Đình còn nhiều hiện vật có giá trị, sắc phong, ngọc phả, nhiều đồ tế tự quý hiếm.
Đặc điểm kiến trúc của đình Tràng Cát như thế nào?
Ngôi đình hiện nay có gì hấp dẫn?
	Đình Tràng Cát được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng theo quyết định số 177 VH/QĐ ngày 5/3/1990 vừa là di tích lịch sử nghệ thuật, vừa là di tích cách mạng kháng chiến chống Pháp. Hội đình mở vào ngày rằm tháng 2 và rằm tháng 8. Ngày rằm tháng giêng hàng năm, hội đồng kỳ mục trong làng làm lễ tế Thành hoàng.
Đình Tràng Cát được xếp hạng vào năm nào? Là di tích lịch sử gì?

File đính kèm:

  • docLich su dia phuongDinh Trang Cat.doc
Giáo án liên quan