Lịch báo giảng tuần: 10, lớp 5

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100tiếng /phút ;biết đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn ;thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văndễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ ,bài văn

- Lập được bảng thốngkê các bài thơ đã học trong cácgiờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sách giáo khoa

HS khá ,giỏi đọc diễn cảm bài thơ ,bài văn ;nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử trong bài.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng tuần: 10, lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đã hướng dẫn. 
Chú ý giúp Hs :
      - Hiểu nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man ,...
      - Hiểu nội dung đọan văn : thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. GDBVMT
      - Tập viết các tên riêng (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viết sai chính tả : nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ . . . 
 - Đọc cho HS viết bài chính tả.
4-Củng cố , dặn dò
       Gv nhận xét giờ học, tiết học .
       Dặn những Hs chưa kiểm tra TĐ, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
TUẦN : 10	MÔN : TIẾNG VIỆT 
TIẾT : 3	BÀI : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ  I- TIẾT 3
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Mức độ y/c kỹ năng đọc như tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiêt HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
- HS K, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn ( BT1,2)
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
       Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL ( như tiết 1 )
       Tranh, ảnh minh họa từng nội dung các bài văn miêu tả đã học, nếu có.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1-Giới thiệu bài 
      Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Kiểm tra TĐ Và HTL (thực hiện như tiết 1 )
Bài tập 2 :
       Gv ghi lên bảng tên 4 bài văn : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh , Vườn quả cù lao sông.
       Hs làm việc độc lập : 
- Chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó . (Gv khuyến khích Hs nói nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn 1 bài.)
- Hs tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do (nếu có thể ) 
- Cả lớp và Gv nhận xét, khen ngợi những Hs tìm đựơc chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
3-Củng cố , dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học và dặn Hs :
- Mỗi em tữ ôn lại từ ngữ đã học .
- Các nhóm chuẩn bị để diền 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5)
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
TUẦN: 9	MÔN : TOÁN *
TIẾT : 17	 BÀI : ÔN LUYỆN.
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Cho HS làm bài theo mô hình đề.
- Chữa một số bài toán học sinh chưa nắm vững cách làm.
II/ ĐỀ BÀI THAM KHẢO
PHẦN1
Bài 1: Viết số “ Mười bảy phẩy bốn mươi hai” 
Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân. 
Bài 3: Viết các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ;8,9 theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống
 6cm2 8 mm2 = …mm2 	7m 8cm = …… m
Bài 5: Một khu đất hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ dưới đây. Tính diện tích khu đất đó với đơn vị đo là mét vuông. 
 250m
	25dam
 400m
PHẦN 2:
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 6m 25cm = … m ; 	b) 25 ha = … km2
Bài2 : Mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013
TUẦN : 10	MÔN : TIẾNG VIỆT 
TIẾT : 4	BÀI : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ  I- TIẾT 4
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
-Lập được bảng từ ngữ ( DT,ĐT,TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
-Tìm được từ đồng nghĩa , trái nghĩa theo y/c của BT2
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
       Bút dạ và một số tờ giáy khổ to kể bảng từ ngữ ở BT1, 2.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1-Giới thiệu bài 
      Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2-Hướng dẫn giải bài tập 
Bài tập 1:
       Gv giúp Hs nắm vững yêu cầu của BT.
       Hs làm việc theo nhóm.
       Đại diệm nhóm trình bày .
	GV và cả lớp nhận xét.
Chú ý : Một từ đồng thời có thể diễn tả nội dung theo chủ điểm này hay chủ điểm kia hoặc một từ có thể thuộc một số từ loại khác nhau. VD : từ hoà bình có thể là danh từ (Em yêu hoà bình), cũng có thể là tính từ (Em mong thế giới này mãi mãi hoà bình).
Bài tập 2 
       Thực hiện tương tự BT1 .
       Lời giải :
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, 
gìn giữ 
Bình an, yên bình, thanh bình, yên ổn  ... 
Kết đoàn, liên kết ... 
Bạn hữu, bầu bạn, 
bè bạn ... 
Bao la, 
bát ngát, mênh mang ...
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá, phá phách, phá huỷ, hủy hoại, hủy diệt ...
Bất ổn,
 náo động, náo loạn . . . 
Chia rẽ, phân tán. mâu thuẫn,
xung đột . . . 
Kẻ thù,
 kẻ địch 
Chật chội, hạn hẹp,
chật hẹp . . . 
3-Củng cố , dặn dò 
  Gv nhận xét tiết học.
  Yêu cầu những Hs chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. các nhóm chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn một trong hai đoạn vở kịch Lòng dân.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
TUẦN : 10	MÔN : TOÁN 
TIẾT : 46	BÀI : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	Tập trung vào kiểm tra :
-Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.
-So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.
-Giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”
II- HỌC SINH LÀM BÀI KIỂM TRA 
(đề bài do PGD ra)
NHẬN XÉT VỀ ĐỀ KTĐK:
 Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013
TUẦN : 10	MÔN : TIẾNG VIỆT 
TIẾT : 5	BÀI : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ  I- TIẾT 5
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-Mức độ y/c kỹ năng đọc như tiết 1.
-Nêu dược một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
HS K, giỏi đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
       Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL ( như tiết 1 ).
       Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để Hs diễn vở kịch Lòng dân .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1-Giới thiệu bài 
      Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2-Hướng dẫn giải bài tập 
Bài tập 2 :
       Gv lưu ý 2 yêu cầu :
+Nêu tính cách một số nhân vật .
+Phân vai để diễn một trong hai đoạn.
       Yêu cầu 1 : Hs đọc thầm vở kịch Lòng dân, phat biểu ý kíên về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch
- hs nối tiếp nêu tính cách nhân vật
Nhân vật
Tính cách
Dì Năm
Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
An
Thông minh, nhanh rí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ .
Chú cán bộ
Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân .
Lính
Hống hách.
Cai
Xảo quyệt, vòi vĩnh.
       Yêu cầu 2 : diễn một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân.
            +Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
            +Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
3-Củng cố , dặn dò 
Gv nhận xét tiết học; khích lệ nhóm Hs diễn kịch giỏi luyện tập .
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
TUẦN : 10	MÔN : TIẾNG VIỆT 
TIẾT : 6	BÀI : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ  I- TIẾT 6
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghã để thay thế theo y/c BT1,2 ( chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e)
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa ( BT3,4 ) 
- HS K, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
       Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT1; tờ giấy hoặc bảng phụ viết sẵn đọan văn đã thay từ chính xác.
       Một vài tờ phiếu viết nội dung BT2.
       Bảng phụ kẻ bảng phân loại BT4.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1-Giới thiệu bài 
      Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2-Hướng dẫn giải bài tập 
Bài tập 1 :
       GV : Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác :
       Hs làm việc độc lập. Gv phát phiếu cho 3, 4 Hs .
       Hs làm bài trên phiếu và dán kết quả lên bảng lớp . Cả lớp và Gv góp ý. 
       Lời giải :
Câu
Từ dùng không chính xác
Lí do ( giải thích miệng )
Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng bê chén nước bảo ông uống .
Bê (chén nước)
Bảo (ông)
Chén nước nhẹ, không cần bê.
Cháu bảo ông là thiếu lễ độ.
Bưng, mời 
Ông vò đầu Hoàng .
Vò (đầu)
Vò là chà đi xát lạ , làm cho rồi, nhàu nát hoặc làm cho sạch; không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu.
Xoa 
“Cháu vừa thực hành bài tập xong rồi ông ạ !”
Thực hành (xong bài tập)
Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế; không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bàt tập.
Làm 
Bài tập 2 :
- Gv dán phiếu mời 2, 3 Hs lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Gv và cả lớp chữa bài.
- Thi học thuôc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.  
     Bài tập 3:
       Hs làm việc độc lập.
       Gv nhắc Hs chú y :
+Mỗi em có thể đặt 2 câu, mỗi câu chức một từ đồng âm hoặc 1 câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
+Cần chú ý dùng đúng từ với nghĩa đã cho là : giá (giá tiền) / gia (giá để đồ vật). Không đặt câu với từ giá mang nghĩa khác. Vd : giá (giá lạnh)
       Hs đọc nối nhau đọc các câu văn .
       GV và cả lớp nhận xét chữa bài.
     Bài tập 4 :
      - Hs làm việc độc lập .
       - Gv nhắc Hs đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh .
       - Hs nối tiếp nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang một nghĩa của từ đánh.       
3-Củng cố , dặn dò 
       Gv nhận xét tiết học .
       Dặn Hs chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa HKI .
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
TUẦN : 10	MÔN : TOÁN 
TIẾT : 48	 	 BÀI : CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Biết:
-Cộng hai số thập phân.
-Giải bài toán với phép cộng các số thập phân. 
- Làm được các BT : Bài 1(a,b); Bài 2(a,b); Bài 3
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
GV
HS
1-KIỂM TRA BÀI CŨ  
- hs lên bảng làm bài tập 3 , 4
-Cả lớp nhận xét, sửa bài. 
- 4 HS lên bảng.
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
2-2-Hướng dẫn HS thực hiện phép công hai số thập phân
- GV nêu VD. Gọi Hs đọc lại VD.
- Nêu phép tính của bài toán.
- YC HS tự thực hiện phép cộng và nêu kết quả và cách thực hiện.
- GV chốt. HD cách cộng:
- Gv đưa quy tắc cộng 2 số thập phân.
2. Thực hành.
Bài 1 
-Hs  đọc đề bài, nêu YC của bài tập.
- Nhắc lại cách cộng 2 số thập phân.
- YC HS làm bài vào bảng con. 
- GV nhận xét đưa đáp án đúng.
 Bài 2 :
-Hs  đọc đề bài, nêu YC của bài tập.
- YC HS làm bài vào vở.
- Lưu ý HS đặt tính sao cho dấu phẩy thảng cột với nhau.
- GV chấm chữa bài.
Bài 3 :
-Hs  đọc đề bài, nêu YC của bài tập.
-Hs  đọc đề bài, nêu YC của bài tập.
- GV chấm chữa bài.
- HS đọc VD.
1,84 + 2,45 = ? (m)
- HS thực hiện Bt.
- Một số HS nêu cách thực hiện tính.
- HS nêu miệng lại cách cộng.
- Một số HS nhắc lại
- Hs làm bài vào bảng con
- HS làm bài cá nhân. 
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 10(1).doc
Giáo án liên quan