Kỷ yếu hội thảo khoa học, lần thứ III - Môn Sinh học

I. CẤU TRÚC CỦA AXIT NUCLEIC

1. Cấu trúc ADN

a) Cấu tao hóa học của ADN

- ADN luôn tồn tại trong nhân tế bào và có mặt ở cả ti thể, lạp thể. ADN chứa các nguyên tố hóa học chủ yếu C, H, O, N và P.

- ADN là đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể đạt tới hàng trăm micromet khối lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thể đạt tới 16 triệu đvC.

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi nucleotit có ba thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazơnitric. Có 4 loại nuleotit mang tên gọi của các bazơnitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.

- Trên mạch đơn của phân tử ADN các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết được hình thành giữa đường C5H10O4 của nucleotit này với phân tử H3PO4 của nucleotit kế tiếp. Liên kết hoá trị là liên kết rất bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã.

- Từ 4 loại nucleotit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nucleotit.

b) Cấu trúc không gian của ADN (Mô hình Oatxơn và Crick)

+ ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn (mạch polinucleotit) quấn song song quanh một trục tưởng tượng trong không gian theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) như một thang dây xoắn: tay thang là phân tử đường (C5H10O4) và axit photphoric sắp xếp xen kẽ nhau, mỗi bậc thang là một cặp bazơnitric đứng đối diện và liên kết với nhau bằng liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ sung (NTBS). Đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch đơn kia có kích thước bé và nối với nhau bằng 2 liên kết hiđro. G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch đơn kia có kích thước bé và nối với nhau bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại.

+ Trong phân tử ADN, do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 Ǻ, khoảng cách giữa các bậc thang trên các chuỗi xoắn bằng 3,4 Ǻ, phân tử ADN xoắn theo chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotit, có chiều cao 34 Ǻ.

 - ADN của một số virut chỉ gồm một mạch polinucleotit. ADN của vi khuẩn và ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín.

c) Tính đặc trưng của phân tử ADN

+ ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nucleotit, vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo nên nhiều loại phân tử ADN đặc trưng cho mỗi loài.

+ ADN đặc trưng bởi tỉ lệ A+T G+X

+ ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết.

2. Cấu trúc ARN

- ARN là một đa phân tử được cấu tạo từ nhiều đơn phân.

- Có 4 loại ribonucleotit tạo nên các phân tử ARN: Ađenin, Uraxin, Xitozin, Guanin, mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: bazơnitric, đường ribozơ (C5H10O5) và H3PO4.

- Trên phân tử ARN các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị giữa đường C5H10O5 của ribonucleotit này với phân tử H3PO4 của ribonucleotit kế tiếp.

- Có 3 loại ARN: rARN chiếm 70-80%, tARN chiếm 10-20%, mARN chiếm 5-10%.

- Mỗi phân tử mARN có khoảng 600 đến 1500 đơn phân, tARN gồm 80 đến 100 đơn phân, trong tARN ngoài 4 loại ribonucleotit kể trên còn có 1 số biến dạng của các bazơnitric (trên tARN có những đoạn xoắn giống cấu trúc ADN, tại đó các ribonucleotit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những đoạn không liên kết được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các bazơnitric, những đoạn này tạo thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như vậy nên mỗi tARN có hai bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã và đoạn mang axit amin có tận cùng là adenin.

 

doc177 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa học, lần thứ III - Môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trùng kiểu hình mắt trắng biểu hiện nhiều ở con đực (XY) → chứng tỏ sự di truyền màu mắt liên kết với giới tính và gen quy định tính trạng mắt là gen lặn.
 Quy ước: Gen A quy định mắt đỏ
 Gen a quy định mắt trắng
Trong quần thể có 10% con đực mắt trắng có kiểu gen XaY; 1% con cái mắt trắng có kiểu gen XaXa. Ta có 10%XaY = 0,1Xa x Y (1)
 1%XaXa = 0,1Xa x 0,1Xa (2)
Từ (1) và (2) suy ra: Tần số alen a ở giới đực và giới cái đều là 0,1,
 Tần số alen A là: 1 – 0,1 = 0,9.
Cấu trúc di truyền của quần thể côn trùng trên là:
♂
♀
0,9XA
0,1Xa
0,9XA
0,81XAXA
0,09XAXa
0.1Xa
0,09XAXa
0,01XaXa
Y
0,9XAY
0,1XaY
+Tỉ lệ kiểu gen ở giới đực là: 0,9XAY : 0,1XaY
+ Tỉ lệ kiểu gen ở giới cái: 0,81XAXA : 0,18XAXa : 0,01XaXa
+ Tỉ lệ kiểu gen chung ở cả hai giới : 
 0,45XAY + 0,05XaY + 0,405XAXA + 0,09XAXa + 0,05XaXa = 1.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bệnh mù màu ( mù màu đỏ và mù màu lục) do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. Cho biết trong một quần thể người tần số nam bị bệnh mù màu là 0,08. Hãy tính tần số nữ bị mù màu và tần số nữ bình thường nhưng không mang alen gây bệnh.
(Đề thi chọn HSG quốc gia năm 2003)
2.1. Bài tập về sự cân bằng di truyền của quần thể với những gen nằm trên NST giới tính trong trường hợp tần số alen trội và lặn khác nhau ở hai giới
 BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
Một quần thể có cấu trúc di truyền: pAE= 0,8; qaE= 0,2. pA♀= 0,4; qa♀= 0,6
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất. 	
Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
 Giải:
Tần số chung của các alen trong quần thể là: qa= .0,6 + .0,2 = 0,467 => pA = 0,533
♂
♀
 pAE= 0,8
qaE= 0,2
pA♀= 0,4
0,32 AA
0,08 Aa
qa♀= 0,6
0,48 Aa
0,12 aa
Tần số kiểu gen ở giới đực (con) bằng tần số alen ở alen ở giới cái (mẹ): 
 pAE = pA♀ = 0,4; qaE = qa♀ = 0,6.
Tần số kiểu gen ở giới cái: 0,32 AA + 0,56 Aa + 0,12 aa = 1
+ Tần số alen a ở thế hệ con của giới cái là: q'a♀= 0,12 + 0,56/2 = 0,4.
+ Tần số alen A ở thế hệ con của giới cái là: p'A♀= 0,6.
Như vậy, qa♀ ở thế hệ bố mẹ = 0,6 => q'a♀ ( con) = 0,4 = (0,2 + 0,6).
 qaE ở thế hệ bố mẹ = 0,2 => q'aE ( con) = 0,6 .
 qa chung = 0,467 =>q'a chung = .0,4 + .0,6 = 0,467 
Kết luận:
+ Tần số alen chung không thay đổi. Vì vậy qa = q'a 
+ q'E = q♀ ; q'♀ ( con) = ( qE + q♀ ).
+ q'E > 0,467 > q'♀ , ngược lại q♀ >0,467 > qE. Ở những thế hệ tiếp theo tần số alen ở hai giới đều bị dao động.
+ Hiệu giá trị q'E với q'♀ ở thệ hệ con là 0,2 = so với qE với q♀ ở thế hệ bố mẹ.
+ Như vậy, sau mỗi thế hệ thì sự chênh lệch tần số giữa hai giới giảm và tiến tới 0 – khi đó quần thể đạt trạng thái cân bằng.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Một quần thể có cấu trúc di truyền: pAE= 0,7; qaE= 0,3. pA♀= 0,5; qa♀= 0,5
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất. 	
Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
II.THIẾT LẬP TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CHO HAI HAY NHIỀU LOCUT GEN
Xét 2 locut den dị hợp tử Aa và Bb, thì trong quần thể sẽ có 9 kiểu gen (gen cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tuơng đồng khác nhau là :AABB, AABb, AaBB, Aabb, aaBB, aaBb, Aabb, aabb.
	Nếu gọi p, q, r và s là tần số của các alen A, a ,B, b thì tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng sẽ là kết quả triển khai của đa thức:
(p + q)2 (r + s)2 = (pr + ps + pr + qs)2	
Ta có: (p2AA + 2pqAa + q2aa) (r2BB + 2rsBb + s2bb)
	= p2 r2 AABB + 2 p2rsAABb + p2s2AAbb + 2pqr2AaBB + 4pqrsAaBb
	 + 2s2pqAabb + q2r2aaBB + 2q2rsaaBb + q2s2aabb = 1	
- pr, ps, qr, qs là tần số tương ứng của các giao tử AB, Ab, aB, ab. Khi tần số các giao tử này đạt trạng thái cân bằng thì tần số các kiểu gen cũng ở trạng thái đó.	
Nếu quần thể khởi đầu là các cá thể dị hợp tử AaBb với tần số các alen như nhau (nghĩa là p = q = r = s = 0,5) thì bốn kiểu giao tử (AB,Ab,aB,ab) được sinh ra với tần số cân bằng (AB = Ab = aB = ab = 0,25) và chỉ sau 1 thế hệ ngẫu phối là quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.	
Xét 1 ví dụ khác: Nếu quần thể khởi đầu có các kiểu gen AABB và aabb thì chỉ có 2 loại giao tử được sinh ra (AB và ab), cho nên trạng thái cân bằng di truyền cho mọi kiểu gen không thể đạt ngay ở thế hệ sau và thiếu hầu hết các kiểu gen (như AAbb, aaBB).
	Như vậy, nếu quần thể khởi đầu có tần số các alen không bằng nhau thì cần nhiều thế hệ mới thiết lập được tần số cân bằng cho các giao tử và trạng thái cân bằng di truyền cho quần thể. Trong trường hợp này có hai câu hỏi đặt ra là: Tần số nào là tần số cân bằng cho các giao tử? Tần số này đạt được sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối?
	Các loại giao tử có thể được chia thành hai nhóm: giao tử “đồng trạng thái” ( như AB và ab), giao tử “đối trạng thái”(như Ab và aB). Vì tần số gen ở các giao tử “đồng trạng thái” bằng tần số gen ở các giao tử “đối trạng thái” khi chúng đạt trạng thái cân bằng, vậy ta có: AB x ab = Ab x aB.
	Ví dụ, nếu tần số của mỗi alen A và B là 0,6; a và b là 0,4 thì tần số giao tử ở trạng thái cân bằng là: 0,36 x 0,16 = 0,24 x 0,24 hay 0,0576 = 0,0576
	Nếu có sự sai khác giữa các giao tử “đồng trạng thái” và “đối trạng thái” thì ngay ở quần thể đầu sự khác biệt đó chính là sự khác biệt về tần số giao tử phải loại bỏ để đạt trạng thái cân bằng. Nếu ta kí hiệu độ khác biệt đó là K và là số dương, nghĩa là (Ab)(aB) – (AB)(ab) = K, thì để cân bằng, mỗi loại giao tử trong nhóm “đồng trạng thái” phải được thêm vào một lượng giao tử bằng K. Nếu K âm thì ngược lại.
	Như vậy, nếu K = 0 thì tần số giao tử đạt trạng thái cân bằng.
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI	
Bài 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 30%AABB : 30%AAbb : 30%aaBB : 10%aabb. Xác định tần số giao tử cân bằng?
Giải:
Quần thể khởi đầu
Kiểu giao tử
Tần số khởi đầu
Tần số cân bằng
30%AABB
AB
0,3
0,3+K
30%AAbb
Ab
0,3
0,3-K
30%aaBB
aB
0,3
0,3-K
10%aabb
ab
0,1
0,3+K
Trong trường hợp này K= (Ab) x ( aB) – (AB) x (ab) = 0,06 và trạng thái cân bằng được thiết lập như sau:
Thế hệ
Lượng giao tử thêm vào(AB và ab) hoặc bớt đi (Ab và aB)
AB
Ab
aB
ab
1
2
3
4
5
Cân bằng
0,5K
0,75K
0,875K
0,9375K
K
0,3
0,33
0,345
0,3525
0,35625
0,36
0,3
0,27
0,255
0,2475
0,24375
0,24
0,3
0,27
0,255
0,2475
0,24375
0,24
0,1
0,13
0,145
0,1525
0,15625
0,16
Nhận xét:
+ Sau mỗi thế hệ, mức độ khác biệt về tỉ lệ giao tử so với tỉ lệ cuối cùng khi đạt trạng thái cân bằng giảm đi một nửa.
+ Nếu gặp bài tập tương tự, ta chỉ việc xác định tỉ lệ các loại giao tử khởi đầu, xác định K → giao tử ở trạng thái cân bằng.	
Bài 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh, alen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn.
	Tỉ lệ giao tử:	AB = Ab = 0,3
	 aB = ab = 0,2
	Cho biết các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Hãy xác định tần số các alen và tỉ lệ hạt vàng nhăn và xanh trơn.
Giải:
-Tần số các alen là:
 +Tần số alen A: pA = 0,3 + 0,3 = 0,6; Tần số alen a : pa = 0,2 + 0,2 = 0,4
 +Tần số alen B: rB = 0,3 + 0,2 = 0,5; Tần số alen b : sb = 0,2 + 0,3 = 0,5
-Tỉ lệ các loại kiểu hình: 
 + Kiểu hình vàng, nhăn có kiểu gen là : A-bb
 Ta có: (0,3Ab + 0,2ab) ( 0,3Ab +0,2ab) 
 → 0,09AAbb + 0,06Aabb + 0,06Aabb = 0,21
 +Kiểu hình xanh, trơn có kiểu gen là aaB-
 Ta có: (0,2aB + 0,2ab) (0,2aB + 0,2ab) → 0,04aaBB + 0,04aaBb + 0,04aaBb = 0,12
Vậy, tỉ lệ hạt vàng, nhăn là 0,21 và xanh trơn là 0,12.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một quần thể ngẫu phối có tần số alen là A= 0,6; a = 0,4 ; B = 0,5 ; b=0,5
	Xác định tần số các loại giao tử AB, Ab, aB, ab và cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất sau ngẫu phối. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất có đạt trạng thái cân bằng không? Biết các alen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. 
Bài 2: Một quần thể cấu trúc di truyền là: 0,4AABB : 0,6AaBb. Hãy tìm số tần số cân bằng của giao tử AB, Ab, aB, ab.
III.CÁC NHÂN TỐ LÀM THAY ĐỔI TẦN SỐ ALEN CỦA QUẦN THỂ:
A. Quá trình đột biến
1. Cơ sở lí luận:
Đột biến làm cho mỗi gen phát sinh ra nhiều alen (A đột biến A1, A2, A3 ... An) và đây chính là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Giả sự 1 locut có hai alen A và a. Trên thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:
	Gen A đột biến thành gen a (đột biến thuận) với tần số u. A u a.Chẳng hạn, ở thế hệ xuất phát tần số tương đối của alen A là po. Sang thế hệ thứ hai có u alen A bị biến đổi thành a do đột biến. Tần số alen A ở thế hệ này là: p1 = po – upo = po(1-u)
	Sang thế hệ thứ hai lại có u của số alen A còn lại tiệp tục đột biến thành a. Tần số alen A ơ thế hệ thứ hai là: P2 = p1 – up1 = p1(1-u) = po(1-u)2
	Vậy sau n thế hệ tần số tương đối của alen A là: pn = po(1-u)n
	Từ đó ta thấy rằng: Tần số đột biến u càng lớn thì tần số tương đối của alen A càng giảm nhanh.
Như vậy, quá trình đột biến đã xảy ra một áp lực biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của các alen bị đột biến.
	Alen a cũng có thể đột biến thành A (đột biến nghịch) với tần số v.
a v A
	+ Nếu u = v thì tần số tương đối của các alen vẫn được giữ nguyên không đổi.
	+ Nếu v = 0 và u > 0 → chỉ xảy ra đột biến thuận.
+ Nếu u ≠ v; u > 0, v > 0 → nghĩa là xảy ra cả đột biến thuận và đột biến nghịch. Sau một thế hệ, tần số tương đối của alen A sẽ là:
p1 = po – upo + vqo	
Kí hiệu sự biến đổi tần số alen A là ∆p
	Khi đó	∆p = p1 – po = (po – upo + vqo) – po = vqo - upo
	Tần số tương đối p của alen A và q của alen a sẽ đạt thế cân bằng khi số lượng đột biến A→ a và a → A bù trừ cho nhau, nghĩa là ∆p = 0 khi vq = up. Mà q = 1- p.
	→ up = v(1 – p) ↔	up + vp = v ↔ 
2. Các dạng bài tập	
- Biết tỉ lệ kiểu hình → xác định tần số alen, tần số phân bố kiểu gen và trạng thái cân bằng của quần thể sau khi xảy ra đột biến.
- Dạng 2: Biết số lượng alen và số lượng các alen đột biến → xác định tần số đột biến gen thuận và nghịch.
- Dạng 3: Biết tần số đột biến thuận và nghịch, tổng số cá thể → Xác định số lượng đột biến.
	BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
Bài 1: Một quần thể động vật 5.104 con. Tính trạng sừng dài do gen A quy định, sừng ngắn do gen a quy định. Trong quần thể trên có số gen A đột biến thành a và

File đính kèm:

  • docSinh 12 ky yeu hoi thao cac truong chuyen hay.doc