Kỹ thuật xử lý các bài lý thuyết về nhận biết vô cơ
a. Nguyên tắc chung khi làm bài tập nhận biết
Các em học sinh lưu ý để làm được các bài toán về nhận biết một cách
thành thạo các em phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận
biết nghĩa là phản ứng mà các em dùng để nhận biết phải là những phản
ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận
và cảm thụ được
ba dung dịch nước lọc A2, B2, D2. Cho HCl lần lượt tác dụng với mỗi kết tủa và mỗi dung dịch nước lọc: + Nếu từ kết tủa có khí thoát ra và từ nước lọc cũng có khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch A: + Nếu từ kết tủa không có khí thoát ra nhưng từ nước lọc lại có khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch B: Nếu từ kết tủa có khí thoát ra, nhưng có một phần kết tủa không tan trong HCl dư; từ nước lọc không có khí thoát thì ban đầu là dd D: Bài giảng 7: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào đựng dung dịch gì? Hướng dẫn giải: Nhận biết : Cho NaOH vào cả 6 dung dịch: Chất nào không có hiện tượng gì là K2CO3: K2CO3 + NaOH không. Chất nào có mùi khai thoát ra là (NH4)2SO4: (NH4)2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2NH3 ↑ + 2H2O Chất nào có kết tủa trắng không tan trong NaOH dư là MgSO4: MgSO4 + 2NaOH = Mg(OH)2↓ + Na2SO4 Chất nào có kết tủa trắng tan trong NaOH dư là Al2(SO4)3: Al2(SO4)3 + 6NaOH = 2Al(OH)3 ↓+ 3Na2SO4 ; Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + 2H2O Chất nào có kết tủa trắng hơi xanh là FeSO4: FeSO4 + 2NaOH = Fe(OH)2↓ + Na2SO4 Chất nào có kết tủa nâu là Fe2(SO4)3 : Fe2(SO4)3 + 6NaOH = 2Fe(OH)3 ↓+ 3Na2SO4 Bài giảng 8: Nhận biết các gói hoá chất mất nhãn sau: Al, Al2O3, Fe, Fe2O3. Hướng dẫn giải: Nhận biết: Gói nào có màu nâu là Fe2O3. Cho HCl tác dụng với 3 gói còn lại: - Gói nào tạo ra dd không màu có khí thoát ra là gói bột Al 2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2↑ - Gói nào tạo ra dd màu lục nhạt là gói bột Fe: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2↑ - Còn lại là gói bột Al2O3: Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2O (Các em có thể dùng NaOH để nhận biết các chất trên). Bài giảng 9: a) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh trong dung dịch nhạt dần, ngược lại khi cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 không màu trở thành có màu xanh đậm. Giải thích các hiện tượng xảy ra. b) Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Nếu chỉ có dung dịch H2SO4 loãng (không được dùng bất cứ 1hoá chất nào khác kể cả quỳ tím và nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào bằng các phản ứng cụ thể? Hướng dẫn giải: Fe + CuSO4 = Cu + FeSO4 Màu xanh nhạt dần, do nồng độ của CuSO4 giảm dần Cu + Fe2(SO4)3 = 2FeSO4 + CuSO4 Màu xanh tăng dần, do nồng độ của CuSO4 tăng dần. b) Cho H2SO4 loãng tác dụng với cả 5 kim loại: Kim loại nào không tan là Ag. Ag + H2SO4 → không 2Al + 3H2SO4 = Al2(SO4)3 + 3H2↑ Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2↑ Mg + H2SO4 = MgSO4 + H2↑ Ba + H2SO4 = BaSO4↓ + H2↑ Trường hợp nào có kết tủa là Ba. Lọc tách kết tủa. Dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 (sau khi Ba phản ứng hết với H2SO4, cho thêm Ba vào, Ba sẽ phản ứng với H2O): Ba + 2H2O + Ba(OH)2 + H2↑ Cho dd Ba(OH)2 vào ba dd còn lại: Trường hợp nào có kết tủa trắng, không tan trong Ba(OH)2 dư thì kim loại ban đầu là Mg: MgSO4 + Ba(OH)2 = BaSO4↓ + Mg(OH)2 ↓ Trường hợp nào kết tủa màu hơi xanh, để trong không khí dần dần hoá nâu thì kim loại ban đầu là Fe: FeSO4 + Na(OH)2 = BaSO4↓ + Fe(OH)2↓ 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 ↓nâu Trường hợp nào có kết tủa tan dần trong Ba(OH)2 dư đến khi hoàn toàn không tan, kim loại ban đầu là Al: Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 3BaSO4 + 2Al(OH)3↓ 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 = Ba(AlO2)2 + 4 H2O Bài giảng 10: Có 5 chất bột màu trắng đựng trong 5 bình riêng biệt bị mất nhãn hiệu là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, và BaSO4. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2. hãy trình bày cách phân biệt từng chất. Hướng dẫn giải: Hoà tan 5 chất trên vào nước, chất nào không tan là BaCO3 và BaSO4. Thổi khí CO2 vào kết tủa BaCO3 và BaSO4 trong nước, kết tủa nào tan là BaCO3. BaCO3 + CO2 + H2O =Ba(HCO3)2 Lấy dd Ba(HCO3)2 cho tác dụng với 3 dd còn lại dd nào không có kết tủa là NaCl; dd nào có kết tủa là Na2CO3 và NaSO4. Ba(HCO3)2 + Na2CO3 = BaCO3↓ + 2NaHCO3 ; Ba(HCO3)2 + Na2SO4 = BaSO4↓ + 2NaHCO3 Sau đó phân biệt 2 chất còn lại như trên. Bài giảng 11: Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là: NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3.Chỉ được dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân...) Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên. Hướng dẫn giải: Hoà tan cả 4 chất vào nước: Hai chất tan là NaCl và AlCl3; Hai chất không tan là MgCO3 và BaCO3. Nung MgCO3 và BaCO3: Hoà tan sản phẩm vào nước, chất nào dễ tan hơn là BaO, suy ra chất ban đầu là BaCO3: BaO + H2O = Ba(OH)2 Lấy dung dịch Ba(OH)2 cho tác dụng với hai dung dịch NaCl và AlCl3. Chất nàocó kết tủa là AlCl3: 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 = 2 Al(OH)3↓ + 3BACl2 Bài giảng 12: Có 5 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 5 dung dịch sau: KNO3, Na2SO4, Na2CO3, CaCl2 và CH3COONa. Chỉ được dùng quỳ tìm và các hoá chất trên hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ đó. Hướng dẫn giải: Cho quỳ tím vào 5 mẫu dung dịch: Ba mẫu dung dịch không làm đổi màu tím là KNO3; Na2SO4, CaCl2. Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là 2 dung dịch Na2CO3và CH3COONa. Vì dung dịch hai mẫu chất này có môi trường bazơ: Cho hai mẫu dung dịch Na2CO3 và dung dịch CH3COONa lần lượt tác dụng với mẫu dung dịch kia lập bảng hiện tượng: KNO3 Na2SO4 CaCl2 Na2CO3 - - CaCO3 CH3COOK - - - Mẫu dung dịch nào khi có tác dụng với 3 mẫu dung dịch còn lại không có hiện tượng gì. Đó là dung dịch CH3COOK. Mẫu dung dịch nào khi cho tác dụng với 3 mẫu dung dịch còn lại có tạo một kết tủa trắng với một trong ba dung dịch còn lại và hai mẫu không tạo kết tủa. Mẫu dung dịch đó là dd Na2CO3 và mẫu dung dịch tạo kết tủa trắng với nó là dung dịch CaCl2. Cho dung dịch CaCl2 tác dụng với hai mẫu dung dịch KNO3 và Na2SO4 mẫu dung dịch nào có kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4. Mẫu dung dịch không tạo kết tủa trắng là dung dịch KNO3. Bài giảng 13: Hãy phân biệt các mẫu thử sau đây: a) Các dung dịch: NaNO3, Na2CO3, AgNO3, H2SO4, NaCl b) Các dung dịch: BaCl2, AlCl3, MgSO4, Na2SO4, KNO3 c) Các gói bột kim loại: Mg, Zn, Fe, Ag. d) Các khí N2, H2, CO2, CO, Cl2, O2. Hướng dẫn giải: a) - Cho dung dịch HCl vào từng lượng nhỏ các mẫu: - Có hiện tượng sủi bọt → Na2CO3: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O - Có kết tủa trắng → AgNO3 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 - Cho dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu kia, nếu có kết tủa trắng → H2SO4: (có thể dùng quỳ tím) - Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu còn lại, nếu có kết tủa trắng → NaCl: - Mẫu sau cùng còn lại là NaNO3. b) Cho NaOH từ từ đến dư vào các mẫu: - Có kết tủa keo trắng không tan Þ MgSO4: - Có kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư Þ AlCl3: - Cho BaCl2 vào 3 mẫu kia, nếu có kết tủa Þ Na2SO4: - Cho H2SO4 vào 2 mẫu còn lại, có kết tủa trắng Þ BaCl2: - Mẫu sau cùng còn lại là KNO3. c) - Mẫu kim loại tan được trong NaOH là Zn: - Cho 3 gói bột kia tác dụng với dung dịch HCl: không tan là Ag, còn tan là Mg hoặc Fe. - Phân biệt Mg và Fe: mẫu không tan trong HNO3 đặc, nguội là Fe, mẫu tan được là Mg: d) - Khí có màu vàng lục Þ Cl2. Hoặc dùng dung dịch KI (tạo dung dịch I2 màu vàng). - Cho các mẫu còn lại qua Ca(OH)2, có kết tủa trắng Þ CO2: - Trong các mẫu còn lại, mẫu nào làm dung dịch PdCl2 hoá nâu sậm Þ CO: - Đưa que diêm còn tàn đỏ vào 3 mẫu còn lại, nếu que diêm bùng cháy Þ lọ chứa O2 - Đốt cháy 2 mẫu còn lại, làm lạnh sản phẩm có nước đọng lại → H2: - Còn lại cuối cùng là N2. Bài giảng 14: Nhận biết sự có mặt các muối hoặc ion trong cùng một dung dịch: a) Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3 b) Na+, , , c) , , , d) FeCl2, CuCl2, AlCl3 Hướng dẫn giải: a) Nhúng nhanh Pt sạch vào dung dịch, hơ lên ngọn lửa, nếu ngọn lửa màu vàng: có Na+ - Thêm BaCl2 vào dung dịch, lấy kết tủa cho tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra lần lượt qua bình dung dịch Br2 dư rồi đến Ca(OH)2. * Nếu kết tủa không tan hết Þ có kết tủa BaSO4 Þ dung dịch mẫu có Na2SO4. * Khí bay ra làm dung dịch Br2 phai màu Þ có khí SO2 tức dung dịch mẫu có Na2SO3. * Khí bay ra làm đục nước vôi Þ có CO2 Þ dung dịch mẫu có Na2CO3. Các phản ứng: b) Dùng đũa Pt tẩm dung dịch mẫu thử, hơ lên ngọn lửa đèn khí, ngọn lửa có màu vàng Þ có Na+ - Thêm NaOH vào dung dịch, đun nóng, nếu có khí mùi khai Þ có - Thêm CaCl2 vào dung dịch nếu có kết tủa Þ có , tiếp tục đun nóng dung dịch kết tủa xuất hiện thêm Þ có : c) Thêm HCl dư vào dung dịch mẫu thử: cho khí CO2 làm đục nước vôi trong còn cho kết tủa keo trắng H2SiO3 không tan trong HCl dư: - Dung dịch thu được sau đó (đã loại và ), thêm dung dịch AgNO3 dư: nếu có kết tủa vàng Þ có : (vàng) - Lọc riêng kết tủa Ag3PO4, thêm Ba(NO3)2 vào phần dung dịch có kết tủa trắng Þ có d) - Thêm dung dịch AgNO3 vào mẫu, có kết tủa trắng Þ có Cl: - Lấy dung dịch mẫu thêm NaOH dư, tách riêng kết tủa (A), sau đó lấy dung dịch thu được thêm một ít axit HCl, nếu có kết tủa keo trắng Þ có Al3+: - Lấy kết của A để trong không khí, nếu kết tủa trắng, dần dần hoá nâu đỏ Þ có Fe2+ (nâu đỏ) - Cho miếng Fe vào dung dịch mẫu: có bột kim loại đỏ bám Þ có Cu2+: (đỏ) Bài giảng 15: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các hỗn hợp trong mỗi trường hợp sau: a) (Fe +Fe2O3) ; (Fe + FeO); (FeO + Fe2O3) b) (Fe + Fe2O3); (Al2O3 + Fe2O3); (Al + Fe2O3) c) (H2 + CO2); (CO2 + SO2);
File đính kèm:
- ky thuat lam bai nhan biet cac chat vo co.doc