Kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2010 - 2011 môn thi: Hóa học (lớp 9)
Câu 1: (2 điểm)
a) Trình bày phương pháp tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag , Cu, Fe ở dạng bột. Chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
FeS + HCl Khí A + ?
NaNO3 to Khí B + ?
FeO + H2SO4 Khí C + ? + ?
Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra (nếu có)
Câu 2: (1.5 điểm)
Đem hỗn hợp A gồm SO2 và O2 trong đó SO2 chiếm 50% số mol hỗn hợp A, cho qua chất xúc tác đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp B trong đó SO3 chiếm 35.29% số mol hỗn hợp B. Tính hiệu suất của phản ứng
Câu 3: (1.5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 49.6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8.96 lít khí SO2 ( sản phẩm duy nhất ở dktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng Oxi trong hỗn hợp X
PHÒNG GD – ĐT PHÙ CÁT KỲ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2010-2011 Môn thi: hóa học ( Lớp 9) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 27/11/2010 Câu 1: (2 điểm) Trình bày phương pháp tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag , Cu, Fe ở dạng bột. Chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS + HCl Khí A + ? NaNO3 to Khí B + ? FeO + H2SO4 Khí C + ? + ? Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra (nếu có) Câu 2: (1.5 điểm) Đem hỗn hợp A gồm SO2 và O2 trong đó SO2 chiếm 50% số mol hỗn hợp A, cho qua chất xúc tác đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp B trong đó SO3 chiếm 35.29% số mol hỗn hợp B. Tính hiệu suất của phản ứng Câu 3: (1.5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 49.6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8.96 lít khí SO2 ( sản phẩm duy nhất ở dktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng Oxi trong hỗn hợp X Câu 4: (1.5 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗo hợp 3 kim loại Na, Zn và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và kim loâi M (M có hóa trị II) trong dung dịch HCl, cũng thu được V lít khí H2 (ở đktc) . biết khối lượng Fe trong hai hỗn hợp là như nhau, khối lượng M bằng một nửa khối lượng Na và Zn . Xác định kim Loại M Câu 5 (1.5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 6.4 gam hỗn hợp gồm bột Fe và một Oxít Sắt vào dung dịch HCl thu được 2.24 lít khí H2 (ơ đktc). Nếu đem 3.2 gam hỗn hợp trên khử bằng H2 ở nhiệt độ cao có 0.1 gam nước tạo thành. Xax1 định CTPT cùa oxít sắt . Câu 6: (2 điểm) Cho 18.5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2.24 lít khí NO duy nhất (dktc), dung dich X còn lại 1.46 gam kim loại. Tính CM dung dịch HNO3 và khối lượng muối trong X. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- dethiHSGhuyenPhuCat20102011.doc