Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm 2007 môn thi: hoá học - Bổ túc

Câu 1:Sốhợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tửC3H6O2và đều tác dụng được với

dung dịch NaOH là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2:Có thể điều chếkim loại đồng bằng cách dùng H2 để khử

A. CuSO4. B. Cu(OH)2. C. CuCl2. D. CuO.

pdf3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm 2007 môn thi: hoá học - Bổ túc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/3 - Mã đề thi 139 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 03 trang) 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 2 NĂM 2007 
Môn thi: HOÁ HỌC - Bổ túc 
Thời gian làm bài: 60 phút. 
 Mã đề thi 139 
Họ, tên thí sinh:.................................................................................................................................................. 
Số báo danh:.......................................................................................................................................................... 
Câu 1: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với 
dung dịch NaOH là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 2: Có thể điều chế kim loại đồng bằng cách dùng H2 để khử 
A. CuSO4. B. Cu(OH)2. C. CuCl2. D. CuO. 
Câu 3: Thể tích khí NO2 (giả sử là khí duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 6,4 gam Cu phản ứng với axit 
HNO3 đặc (dư) là (Cho N = 14, O = 16, Cu = 64) 
A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít. 
Câu 4: Khi cho anđehit no, đơn chức phản ứng với H2 (dư) có xúc tác Ni, đun nóng thu được 
A. rượu no, đơn chức, bậc 2. B. axit cacboxylic no, đơn chức. 
C. rượu no, đơn chức, bậc 1. D. rượu no, đơn chức bậc 3. 
Câu 5: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng là (Cho Cl = 35,5, Fe = 56) 
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 6,72 lít. 
Câu 6: Trong công nghiệp, người ta điều chế Al bằng cách 
A. dùng C để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. B. điện phân Al2O3 nóng chảy. 
C. dùng CO để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. D. dùng H2 để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. 
Câu 7: Monome được dùng để điều chế polietilen là 
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. 
C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2. 
Câu 8: Cho phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3CO ⎯→⎯
ot
 2X + 3CO2. 
Chất X trong phương trình phản ứng trên là 
A. Fe. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe3C. 
Câu 9: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Al (Z = 13) là 
A. 1s22s22p63s13p2. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p3. 
Câu 10: Chất nào sau đây không phải là este? 
A. C2H5OC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C3H5(ONO2)3. D. HCOOCH3. 
Câu 11: Rượu etylic phản ứng được với 
A. đietyl ete. B. benzen. C. etyl axetat. D. axit bromhiđric. 
Câu 12: Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? 
A. Fe. B. K. C. Na. D. Ba. 
Câu 13: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau 
phản ứng là (Cho O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56) 
A. 4,24 gam. B. 2,12 gam. C. 1,62 gam. D. 3,25 gam. 
Câu 14: Khi Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng sinh ra 
A. FeSO4 và khí SO2. B. Fe2(SO4)3 và khí H2. 
C. Fe2(SO4)3 và khí SO2. D. FeSO4 và khí H2. 
Câu 15: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản 
ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5) 
A. 11,15 gam. B. 11,05 gam. C. 43,00 gam. D. 44,00 gam. 
Câu 16: Dung dịch glucozơ phản ứng được với 
A. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng. B. Ca(OH)2. 
C. Na2SO4. D. NaOH. 
 Trang 2/3 - Mã đề thi 139 
Câu 17: Cho phương trình hoá học của hai phản ứng sau: 
 FeO CO = Fe CO2
to
 3FeO + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất 
A. chỉ có tính khử. B. chỉ có tính bazơ. 
C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. chỉ có tính oxi hoá. 
Câu 18: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch 
A. HNO3 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. HCl. D. H2SO4 loãng. 
Câu 19: Cho 2,2 gam anđehit axetic (CH3CHO) tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3. Khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ag = 108) 
A. 1,08 gam. B. 5,40 gam. C. 21,60 gam. D. 10,80 gam. 
Câu 20: Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với rượu etylic là (Cho H = 1, 
Na = 23) 
A. 0,560 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 0,112 lít. 
Câu 21: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? 
A. C2H5CHO. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOH. D. C2H5OH. 
Câu 22: Để phân biệt dung dịch anđehit axetic với rượu etylic có thể dùng 
A. dung dịch NaOH. B. giấy quỳ tím. 
C. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng . D. dung dịch NaCl. 
Câu 23: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa? 
A. Khí CO2. B. Dung dịch Na2CO3. C. Khí NH3. D. Dung dịch NaOH. 
Câu 24: Chất nào sau đây có thể làm mất màu nước brom? 
A. CH3CH2COOH. B. CH3COOH. C. CH2=CHCOOH. D. C2H6. 
Câu 25: Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây? 
A. CaCl2. B. MgCl2. C. FeCl2. D. AgNO3. 
Câu 26: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là 
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al. 
Câu 27: Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng phương pháp 
A. cho Na tác dụng với nước. 
B. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn xốp ngăn 2 điện cực. 
C. điện phân NaCl nóng chảy. 
D. cho Na2O tác dụng với nước. 
Câu 28: Kim loại đồng tác dụng được với dung dịch 
A. Al(NO3)3. B. Mg(NO3)2. C. NaNO3. D. AgNO3. 
Câu 29: Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, kim loại có tính khử mạnh nhất là 
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. 
Câu 30: Phenol lỏng và rượu etylic đều phản ứng được với 
A. dung dịch Na2CO3. B. kim loại Na. C. dung dịch HBr. D. dung dịch NaOH. 
Câu 31: Ở nhiệt độ thường, dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại 
A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Cu. 
Câu 32: Glixerin tạo được dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với 
A. C2H5OH. B. CuO. C. Cu(OH)2. D. CuCl2. 
Câu 33: Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm chính nhóm II là 
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 
Câu 34: Kim loại không tác dụng được với dung dịch sắt (II) clorua là 
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Zn. 
Câu 35: Ở nhiệt độ cao, CuO không phản ứng được với 
A. CO. B. Al. C. Ag. D. H2. 
Câu 36: Chất nào sau đây phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo thành rượu etylic? 
A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3CHO. D. CH2=CHCHO. 
Câu 37: Hai chất Na và MgCO3 đều tác dụng được với 
A. anilin. B. phenol. C. axit axetic. D. rượu etylic. 
 Trang 3/3 - Mã đề thi 139 
Câu 38: Natri hiđroxit phản ứng được với 
A. C6H6. B. C2H5OH. C. CH3NH2. D. CH3COOH. 
Câu 39: Cho các chất: dung dịch saccarozơ, glixerin, rượu etylic, natri axetat. Số chất phản ứng được 
với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Câu 40: Axit axetic không tác dụng được với 
A. C2H5OH. B. Na2SO4. C. CaCO3. D. Na. 
----------------------------------------------- 
----------------------------------------------------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfon tap hoa 12.pdf