Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn: hoá học thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)

Câu 2: 2,5 điểm

a. Viết các phương trình phản ứng nhiệt phân các hidroxit sau: Fe(OH)3 , Mg(OH)2 , Ca(OH)2 , M(OH)n

b. Viết 4 loại phản ứng tạo thành NaOH.

c. Cho các oxit: MgO, Al2O3, Fe2O3, P2O5, SiO2 lần lượt tác dụng với dung dịch xút dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn: hoá học thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN 
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐƠN DƯƠNG Khoá ngày 02 /12/2004
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: 2,75 điểm 
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau ghi điều kiện nếu có: 
 Al2O3 Al2(SO4)3 NaAlO2
 Al Al(OH)3
 AlCl3 Al(NO3)3 Al2O3
Câu 2: 2,5 điểm
Viết các phương trình phản ứng nhiệt phân các hidroxit sau: Fe(OH)3 , Mg(OH)2 , Ca(OH)2 , M(OH)n
Viết 4 loại phản ứng tạo thành NaOH.
Cho các oxit: MgO, Al2O3, Fe2O3, P2O5, SiO2 lần lượt tác dụng với dung dịch xút dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 
Câu 3: 3,5 điểm
Có những chất sau: Cu, CuO, MgCO3, Mg, MgO, Na2SO3.
Hãy cho biết:
Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
Chất khí cháy được trong không khí.
Chất khí làm đục nước vôi trong.
Dung dịch có màu xanh.
Dung dịch không màu và nước.
Viết tất cả những phương trình hóa học xảy ra.
Chất nào không tan trong dung dịch HCl ? Em hãy giới thiệu 2 chất nào có thể hoà tan được chất trên? Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 4: 3,0 điểm
Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích:
Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được. 
Hoà tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí.
Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng.
Đốt pirit sắt cháy trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước Br2 hoặc bằng dung dịch H2S.
Câu 5: 1,5 điểm
Bằng phương pháp hóa học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm : CO, CO2, SO2, SO3. Viết phương trình phản ứng. 
Câu 6: 3,0 điểm
Cần lấy bao nhiêu gam Na để điều chế 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
Cho 46 gam Na vào 1000 gam nước thu được khí A và dung dịch B.
Tính thể tích khí A (ở đktc)
Tính nồng độ % của dung dịch B.
Tính khối lượng riêng của dung dịch B biết thể tích dung dịch là 966 ml.
Cho Na = 23
Câu 7: 3,75 điểm
Để khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96 lit CO ( đktc). Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và % khối lượng của mỗi kim loại trong chất rắn thu được sau phản ứng. Nếu thay CO bằng H2 thì thể tích H2 bằng bao nhiêu?
Cho Fe = 56 Cu = 64 O = 16
Họ và tên thí sinh:. SBD: . 
Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN 
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC
Câu
Điểm
Câu 1
2,75 điểm
4Al + 3O2 ® 2Al2O3
2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3
Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
2Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
AlCl3 + 3AgNO3 ® Al(NO3)3 + 3AgCl ¯
Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ® 3BaSO4 ¯ + 2Al(NO3)3 
Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3 ¯+ 3Na2SO4
Al(NO3)3 + 3NaOH ® Al(OH)3 ¯ + 3NaNO3
Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
2Al(OH)3 ® Al2O3 + 3 H2O
Al2O3 +2 NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
11 x 0,25= 2,75
Câu 2
2,5 điểm
a. Các phản ứng nhiệt phân: 
 t0
2 Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3 H2O ­
 t0
Mg(OH)2 ® MgO + H2O ­
 t0
 Ca(OH)2 ® CaO + H2O ­
 t0
 2M(OH)n ® M2On + nH2O­
Các phản ứng tạo thành NaOH:
2Na + 2 H2O ® 2NaOH + H2­
Na2O + H2O ® 2NaOH 
Ba(OH)2 + Na2CO3 ® BaCO3¯ + 2NaOH
 đp
2NaCl + 2 H2O ® 2NaOH + H2­ + Cl2 ­
 m. n. x
Hoặc: NaH + H2O ® NaOH + H2­
2Na2O2 + 2H2O ® 4NaOH + O2­
Các phản ứng:
Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
P2O5 + 6NaOH ® 2Na3PO4 + 3H2O
( có thể viết: P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
H3PO4 + 3NaOH ® Na3PO4 + 3H2O )
4 x 0,25 = 1,0
4 x 0,25 = 1,0
2 x 0,25 = 0,5
Câu 3
3,5 điểm
Chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
Khí cháy được trong không khí là Hidro, do Mg tác dụng với dung dịch HCl.
 Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2 ­
 Khí làm đục nước vôi trong đó là cacbondioxit (CO2) hoặc lưu huỳnh dioxit (SO2). Do MgCO3 hoặc Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl. 
MgCO3 + 2 HCl ® MgCl2 + CO2­ + H2O
Na2SO3 + 2 HCl ® 2NaCl + SO2­ + H2O
Dung dịch có màu xanh là CuCl2, do CuO tác dụng với dung dịch HCl. 
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O 
Dung dịch không màu và nước là do MgO tác dụng với dung dịch HCl. 
MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O 
Chất không tan trong dung dịch HCl là kim loại Cu. Hai chất có thể hoà tan được Cu là H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3 ( đương nhiên còn có nhiều chất khác có thể hoà tan được Cu) :
Cu + 2 H2SO4 ® CuSO4 + SO2 ­ + H2O
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag ¯
0,5
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 4
3 điểm
a. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O có vẩn đục. 
CO2 + CaCO3 + H2O ® Ca(HCO3)2 vẩn đục tan.
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 ® 2CaCO3 ¯ + 2H2O lại có vẩn đục.
b. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 ­ có khí thoát ra 
2FeCl2 + Cl2 ® 2FeCl3 dung dịch chuyển màu vàng
FeCl2 + 2KOH ® Fe(OH)2¯ + 2KCl có kết tủa trắng, xanh.
4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4 Fe(OH)3¯ kết tủa chuyển màu nâu đỏ
c. 3AgNO3 + AlCl3 ® 3AgCl¯ + Al(NO3)3 có kết tủa trắng, ngoài ánh sáng hóa đen. 
 as
2AgCl ® 2Ag + Cl2 ­
(Trắng) (đen)
d. 4FeS2 + 11O2 ® 2Fe2O3 + 8 SO2 ­
SO2 + 2H2O + Br2 ® H2SO4 + 2HBr mất màu nâu đỏ của nước Br2
SO2 + 2H2S ® 3S¯ + 2H2O có vẩn đục màu vàng. 
0,25 x 3= 0,75
0,25 x 4 = 1,0
0,25 x 2 = 0,5
0,25 x 3 = 0,75
Câu 5
1,5 điểm
Dùng Cu dung dịch xuất hiện màu xanh là FeCl3
2 FeCl3 + Cu ® 2 FeCl2 + CuCl2 ( màu xanh) 
Dùng nước Br2 dung dịch làm mất màu nâu đỏ của nước Br2 là FeCl2
6FeCl2 + 3Br2 ® 4FeCl3 + 2FeBr3
Dùng dung dịch KOH tạo ra kết tủa màu nâu đỏ là FeCl3
FeCl3 + 3KOH ® Fe(OH)3¯ + 3KCl
( Dung dịch tạo kết tủa trắng để ngoài không khí hóa nâu đỏ là FeCl2)
0,5 x 3 = 1,5
Câu 6
3,0 điểm
Số mol NaOH bằng 0,25 . 0,5 = 0,125 mol
2 Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2 ­
0,125 mol 0,125 mol
n Na= n NaOH = 0,125 mol
Khối lượng Na cần lấy : 0,125 . 23 = 2,875 g
Theo phản ứng (1): 
2 Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2 ­ (1)
 nNa = nNaOH =2nH2 = 46: 23 = 2 mol
Thể tích H2 bằng 2/2. 22,4 = 22,4 lit
Nồng độ % của dung dịch B (NaOH) bằng:
C% = (2.40 . 100) :(1000 + 46 – 1,2) = 7,66%
Khối lượng riêng của dung dịch B:
 d = (1000 + 46 – 1,2) : 966 = 1,08 g/ml
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 7
3,75 điểm
Các phản ứng khử :
 t0
Fe2O3 + 3CO ® 2Fe + CO2
 x mol t0 x mol
CuO + CO ® Cu + CO2
 y mol y mol
 nCO = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol
160x + 80y = 24
 3x + y = 8,96/ 22,4 = 0,4
Giải hệ phương trình ta có : x = 0,1 mol và y = 0,1 mol
Vậy % khối lượng của %Fe2O3 = (0,1 . 160 . 100) : 24 = 66,67 %
% CuO = 100 – 66,67 = 33,33 %
Thành phần % của mỗi kim loại trong chất rắn:
%Fe = (0,1 . 2 . 56 . 100) : (0,1 . 2 . 56 + 0,1 . 64) = 63,64 %
% Cu = 100 – 63,64 = 36,36 %
Nếu thay CO bằng H2 ta có các phản ứng khử: 
 t0
Fe2O3 + 3H2 ® 2Fe + 3H2O (3)
 t0
CuO + H2 ® Cu + H2O (4)
So sánh các phản ứng 1,2,3,4 ta nhận thấy số mol H2 bằng số mol CO, do đó thể tích H2 cũng là 8,96 lit.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Lưu ý:
- Nếu thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của phương trình .
- Nếu thiếu cân bằng trừ một nửa số điểm của phản ứng.
- Có thể viết các phương trình khác đáp án nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa.
- Các câu và bài toán giải theo cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.
- Không làm tròn điểm.

File đính kèm:

  • docHSG. THCS. DON DUONG 2004.doc