Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 5, 9 vòng tỉnh năm học 2008 – 2009 môn thi: Hóa học lớp 9

(I) PHẦN LÝ THUYẾT:

 Câu 1: (4 điểm)

a) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có):

* Cho Na vào dung dịch CuSO4.

* Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

b) Có 6 lọ riêng biệt bị mất nhãn đựng các dung dịch sau: KCl, BaCl2, Na2CO3, H2SO4, FeSO4, NaOH. Nếu chỉ được dùng thêm quỳ tím thì ta có thể nhận biết từng lọ trên được không? Nếu được, em hãy trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng minh họa (nếu có).

 

doc6 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 5, 9 vòng tỉnh năm học 2008 – 2009 môn thi: Hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT NINH THUẬN
Đề thi đề xuất
(gồm 2 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 5, 9 VÒNG TỈNH
 Năm học 2008 – 2009
 Môn thi: HÓA HỌC
 Lớp: 9
 Thời gian: 150phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ: 
(I) PHẦN LÝ THUYẾT:
	Câu 1: (4 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có):
* Cho Na vào dung dịch CuSO4.
* Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
b) Có 6 lọ riêng biệt bị mất nhãn đựng các dung dịch sau: KCl, BaCl2, Na2CO3, H2SO4, FeSO4, NaOH. Nếu chỉ được dùng thêm quỳ tím thì ta có thể nhận biết từng lọ trên được không? Nếu được, em hãy trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng minh họa (nếu có).
 Câu 2: (4 điểm).
Hãy kể 5 đơn chất và viết phương trình phản ứng điều chế 5 đơn chất đó.
Hoàn thành các sơ đồ biến hóa sau: 
 to
KClO3 → A + B
A + MnO2 + H2SO4 → C + D + E + F
 điện phân 
 A	G + C	 
 nóng chảy
G + H2O → L + M
 to
C + L → KClO3 + A + F
	Câu 3: (4 điểm)
Viết công thức phân tử của ankan (CnH2n + 2) cho các trường hợp sau:
Phân tử khối của ankan bằng 72 đ.v.c
Trong phân tử, khối lượng cacbon lớn hơn khối lượng hiđrô 58 đ.v.c
Tỉ lệ khối lượng 
Hãy viết sơ đồ biến hóa sau:
 (1) (2) (3)
 Mêtan → Axêtylen → Benzen → Xyclohexan
 (5) (4)	
 Thuốc trừ sâu 6,6,6 Clobenzen
II) PHẦN BÀI TẬP:
	Câu 4: (4 điểm)
 a) Hòa tan hoàn toàn 1,44gam kim loại hóa trị II bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axít dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M 
Hỏi đó là kim loại gì?
Trộn 300ml dung dịch HCl 0,5M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dung dịch trong đó nồng độ HCl là 0,02M. Tính a?
Câu 5: (4 điểm).
Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và muối cacbonát của kim loại M vào axít HCl 7,3% vừa đủ. Thu được dung dịch K và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch K bằng 6,028%.
Xác định kim loại M và thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch K lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung?
-----------Hết------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a)
b)
- Có sủi bọt khí và kết tủa xanh xuất hiện
 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 ↓
- Có kết tủa trắng keo và tan trong NaOH dư:
 AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Dùng quỳ tím ta nhận biết được lọ đựng dung dịch H2SO4 (quỳ tím hóa đỏ) và lọ đựng dung dịch NaOH (quỳ tím hóa xanh).
- Bốn lọ còn lại ta lấy ở mỗi lọ một ít cho vào ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng với tứng lọ.
Cho một vài giọt dung dịch H2SO4 vào từng ống nghiệm một.
Quan sát thấy ở ống nghiệm nào có chất kết tủa trắng tạo thành thì lọ tương ứng đựng dung dịch BaCl2, ở ống nghiệm nào có khí thoát ra thì lọ tương ứng đựng dd Na2CO3.
 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
 (trắng)
 Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
- Hai lọ còn lại đựng dd KCl, FeSO4 ta thực hiện cách nhận biết tương tự với thuốc thử là dd NaOH thì nhận biết được lọ đựng dd FeSO4 (do phản ứng tạo thành chất kết tủa trắng xanh) và lọ đựng dd KCl (do dd trong suốt).
 FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
 (trắng xanh)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,75
0,25
2
a)
b)
Năm đơn chất là: H2, Cl2, Fe, O2, Si.
Phương trình hóa học điều chế 5 đơn chất đó:
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
 to
 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 to
 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
 to
 2KClO3 → 2KCl + 3O2
 to
 SiO2 + 2C → Si + 2CO
 Hoàn thành các sơ đồ biến hóa:
 to
 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑
 2KCl + MnO2 + H2SO4 → Cl2↑ + K2SO4 + MnSO4 + H2O
 điện phân
 2KCl 2K + Cl2 ↑
 nóng chảy
 2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a)
b)
Công thức phân tử của ankan là CnH2n+2
* Mankan = 14n + 2 = 72
 n = 5
 Vậy công thức phân tử của ankan là: C5H12
* 12n – (2n + 2) = 58
 n = 6
 Vậy công thức phân tử của ankan là: C6H14
* 
 n = 7
 Vậy Công thức phân tử của ankan là: C7H16
 1500oC
: CH4 	 C2H2 + 3H2 
 làm lạnh nhanh
 600oC
(2): 3C2H2 C6H6
 to
(3): C6H6 + 3H2 → C6H12
 Ni
 Fe
 (4): C6H6 + Cl2 → C6H5Cl + HCl
 to
 a,s,
 (5): C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 
0,5
0,5
0,5
0,5
]0,5
0,5
0,5
0,5
4
a)
b)
Xác định kim loại: 
Gọi R là kim loại hóa trị II.
Phương trình phản ứng:
 R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)
 H2SO4 (dư) + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)
Từ (2): Số mol H2SO4 (dư) = ½ . nNaOH = 0,015(mol)
Từ (1): nR = nH2SO4 tham gia phản ứng (1) 
 = nH2SO4 (lúc đầu) - nH2SO4(dư)
 = (0,25 . 0,3) – 0,015 = 0,06 (mol)
Khối lượng nguyên tử của R:
 MR = 1,44/0,06 = 24
Vậy kim loại cần tìm là: Mg
Tính a:
Phản ứng trung hòa:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O (3)
nHCl = 0,3 . 0,5 = 0,15 (mol) (trước phản ứng).
n Ba(OH)2 = 0,2 . a (trước phản ứng).
Từ (3) và giả thiết, rút ra Ba(OH)2 phản ứng hết.
Do đó ta được:
nHCl = 2nBa(OH)2 = 2 . 0,2a = 0,4a (phản ứng).
Vậy sau phản ứng, ta có: nHCl(dư) = 0,15 – 0,4a
Mà CM (HCl dư) = (0,15 - 0,4a)/ 0,5 = 0,02
Tính được: a = 0,35mol/l
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
5
(a)
b
Gọi công thức muối cacbonat của kim loại M là: M2(CO3)x
Phương trình phản ứng:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O
 2mol 1mol
M2(CO3)x + 2xHCl → 2MClx + xCO2↑+ xH2O
 2xmol xmol 
Theo phương trình phản ứng, số mol HCl = 2 số mol CO2
 nHCl = 2 . nCO2 = mol
 Khối lượng dung dịch HCl 6,028%
 mHCl(dd) = 
Khối lượng dung dịch:
mddK = mhhđầu + mddHCl - mco2 
 = 14,2 + 150 – (44 . 0,15) = 157,6(g)
Khối lượng MgCl2:
 mMgCl2 
nMgCl2 = 9,5/95 = 0,1 (mol)
 nMgCO3 = 0,1 (mol)
 mMgCO3 = 0,1 . 84 = 8,4(g)
Khối lượng của M2(CO3)x = 14,2 – 8,4 = 5,8 (g)
Ta có tỉ lệ: 
 M = 28x (chỉ có x = 2 thỏa mãn)
Nên M = 56 kim loại M là Fe
%MgCl2 = 
%FeCO3 = 100 – 59,15 = 40,85%
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl 
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
 to
Mg(OH)2 → MgO + H2O 
 to
Fe(OH)2 → FeO + H2O 
Khối lượng chất rắn khi nung:
mMgO = 0,1 . 40 = 4(g)
mFeO = 0,05 .72 = 3,6 (g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
-----------Hết -----------
* Chú ý: - Học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
 - Phương trình phản ứng viết thiếu điều kiện, thiếu cân bằng thì trừ ½ số điểm của phương trình phản ứng đó.
 - Bài toán: phương trình sai hoặc không cân bằng thì không cho điểm phần sau.

File đính kèm:

  • docDethiHoa9codapanhot.doc