Kỹ năng phân tích thơ dùng cho học sinh trung học phổ thông

I. Định nghĩa về thơ:

Thơ ca là một hiện tượng độc đáo của văn học. Nó xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng vận động phát triển theo thời gian. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả từ đông sang tây, từ cổ đến kim bàn đến nhiều vấn đề khác nhau của nó, nhưng thiết nghĩ, việc tìm hiểu khái niệm thơ là một việc làm cần thiết cho việc cảm thụ và phân tích thơ.

Thơ là gì ? Để trả lời đầy đủ câu hỏi này ta phải xuất phát từ việc nắm vững những nét đặc trưng của thơ ca trong sự đối sánh với các thể loại văn học, các bộ môn nghệ thuật khác.

Trước hết, ai cũng biết thơ ca lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Nói cách khác, thơ ca là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Những thể loại văn học khác cũng lấy ngôn từ làm chất liệu, song ngôn ngữ thơ được nhà nghệ sĩ tổ chức thành một hệ thống vừa tinh tế, ngắn gọn, súc tích, vừa tuân theo những quy luật ngữ âm nhất định. Hơn hẳn các thể loại văn học khác, ngữ âm đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền đạt của thơ ca.

Cũng như các thể loại văn học khác, các bộ môn nghệ thuật khác, thơ ca luôn phản ánh đời sống con người , xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật. Nhưng nét đặc trưng về nội dung của thơ là bày tỏ tâm trạng, thái độ, tình cảm của người nghệ sĩ về cuộc đời qua những hình tượng thơ độc đáo - hình tượng là nơi kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nội dung của bài thơ là những rung động từ con tim, là những thổn thức từ tấm lòng của nhà nghệ sĩ trước cuộc đời. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu đã xếp thơ vào loại tác phẩm trữ tình.

Từ những luận điểm trên, ta có thể rút ra một cách hình dung về thơ : Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm, . của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật.

Về mặt đại thể, ta đã hiểu thơ là gì. Nhưng để có những hiểu biết làm cơ sở lí luận để tiếp nhận tác phẩm thơ ta cần phải tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thể loại này.

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ năng phân tích thơ dùng cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lý tình cảm chủ quan. Cho nên thông qua hình tượng không gian và thời gian ta sẽ tìm thấy cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ về cuộc đời.
Kinh thi có câu:
“Nhất nhật tại tù
Thiên thu tại ngoại”
(Một ngày trong tù (bằng) thiên thu ở ngoài).
Đã thể hiện cảm thức của người xưa về không gian (tại tù/tại ngoại), vấn đề thời gian (nhất nhật/thiên thu). Không gian và thời gian trong câu thơ mang đậm dấu ấn tâm trạng của con người, nên ta thường gọi là không gian tâm trạng, thời gian tâm trạng.
Để tiện theo dõi, chúng tôi lần lược đi vào từng phạm trù trong thơ:
Đầu tiên là vấn đề thời gian nghệ thuật trong thơ. Không như thời gian vật lý vận động liên tục, đều đặng theo chiều tuyến tính, thời gian trong thơ bị cắt xén, kéo dài hay dồn nén theo tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình. Thời gian vừa là cơ sở, vừa là cái cớ để con người suy tư về thân phận, cuộc đời hay bày tỏ nỗi niềm.
“Sầu đông càng lấp càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
(Kiều - Nguyễn Du)
Một ngày dài như ba thu là vì nỗi đau trong ngày ấy quá nhiều. Thời gian tâm lý của nỗi đau luôn dài hơn niềm vui vì thế mà ngày đau đớn ấy dài như ba thu cộng lại. Hình tượng thời gian trong câu thơ trên dùng để thể hiện nỗi đau đớn tột độ mà Kiều phải gánh chịu. Phương thức tư duy của câu thơ: “Một ngày bằng ba thu” đã được sử dụng trong câu “Nhất nhật tại tù/Thiên thu tại ngoại” (Kinh thi).
Nếu với câu thơ trên, Nguyễn Du dùng thời gian làm thước đo nỗi đau của Kiều, thì Xuân Quỳnh lại dùng thời gian làm thước đo nỗi nhớ người yêu, nỗi nhớ thường trực đến mức vô thức, nên nó tự nhiên thấm vào ý tứ, câu chữ:
- “Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
- “Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ
Lấy thời gian em viết những vần thơ”
(Bàn tay em)
- “Dù cùng một thời gian, cùng một không gian
Ngoài cánh cửa với em là quá khứ
Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu”
(Thời gian trắng)
Dưới góc độ triết học, mọi vật đều tồn tại và vận động biến đổi theo thời gian. Cho nên, thời gian vô tình, cần mẫn làm cho mọi thứ đổi thay kể cả lòng người. Như Xuân Diệu đã viết:
“Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”
Do vậy, thời gian xuất hiện trong thơ thường mang ý nghĩa biểu trưng, là đối tượng nhận thức cho những đổi thay, còn mất, có không, hợp tan, ... của cuộc đời. Và sự đổi thay ấy làm rung động trái tim vốn dễ run rẩy của nhà thơ:
“Tích niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong”
(Đề đô thành Nam Trang - Thôi Hộ)
Bài thơ đề cập đến hai sự: Có người và vắng người, ở hai thời điểm: Ngày này năm xưa và ngày này năm nay. Quy lại cho cùng đó là sự đổi thay (sau một năm). Nếu không có đổi thay của thời gian thì làm gì có cảnh “nhân diện bất tri hà xứ khứ”, làm gì có nỗi nhớ tiếc của kẻ phong lưu đa tình ấy.
Thời gian trôi khiến đấng trượng phu đầu bạc “Bạc đầu với chiếc áo xanh ta già mất rồi” (Cao Bá Quát), khiến thiếu nữ hao gầy nhan sắc “Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày/ Sương mai một nắm hao gầy/Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương” (Tản Đà). Hình tượng thời gian như một thứ kẻ thù số một đeo bám, huỷ diệt những gì tốt đẹp, quý giá của con người và tạo nên vô số giới hạn trong cuộc đời. 
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình - Hồ Xuân Hương)
Ngán là không ưa nhưng không loại bỏ được. Thời gian cứ trôi, mùa xuân đi rồi trở lại nhưng tuổi xuân của con người đi mãi không về, trong khi cái hồng nhan vẫn ê chề ra đó cùng với những khát khao hạnh phúc. Thời gian vô tình, lạnh lùng đáng ghét.
Người xưa đã thấy thời gian như bóng câu qua cửa sổ, đời người cũng theo bóng câu ấy nhanh chóng vụt qua:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cùng mất”
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Dòng chảy thời gian cuốn trôi tất cả. Với Xuân Diệu, thời gian là một dòng chảy liên tục, vĩnh hằng. Trên cái dòng chảy ấy, con người trở nên nhỏ bé, hữu hạn, bị cuốn trôi và nhấn chìm. Hình tượng thời gian xuất hiện trong thơ Xuân Diệu có tính chất đối lập với thân phận con người, để thể hiện thức nhận về sự hữu hạn của kiếp người. Và từ trong cái “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy” ấy, con người cựa quậy, khao khát nới rộng hay vượt ra khỏi vòng cương toả chật chội của thời gian. Tự sự nhận thức ấy, Xuân Diệu đã lao vào cuộc chạy đua với thời gian bằng thái độ sống gấy, sống cuống quýt (một giải pháp tình thế mang tính nhân bản).
Thời gian cũng là một nỗi ảm ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử. Vì theo Tử: 
“Chỉ có trăng sao là bất diệt
Những gì tất cả thảy qua đi”
Nên “Chúng ta biến em ơi thành thanh khí”
Hay “Không gian dày đặc toàn trăng cả
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”
Hình tượng thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho sự huỷ diệt, nên thi nhân luôn khao khát biến thành trăng sao, thanh khí để tận hưởng cái đẹp vĩnh hằng.
Không kém phần sinh động, bên cạnh hình tượng thời gian, trong thơ ta còn bắt gặp rất nhiều hình tượng về không gian, không phải là không gian Đề-cát ba chiều mà là thứ không gian được xác lập theo chiều tâm trạng.
Ý thức tìm hiểu, khám phá không gian đã có từ xa xưa trong những câu chuyện thần thoại:”Thần trụ trời”, “Nữ Oa vá trời”. Khám phá không gian đồng nghĩa với việc khám phá tự nhiên vũ trụ. Vì không gian có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Khám phá nhận thức vũ trụ là một nhu cầu thường trực, thể hiện khát vọng chinh phục của con người. Như vậy, thông qua hình ảnh không gian được con người mô tả, ta sẽ hình dung được nhận thức cũng như những suy tư, nỗi niềm của họ.
Không gian luôn có mặt ở trong thơ (Phải chăng vì nó cụ thể, hữu hình hơn thời gian). Nó tồn tại ở dạng tiềm thức và cả ở dạng ý thức. Nhưng dù sao, nó vẫn góp phần thể hiện cá tính sáng tạo cũng như những sắc thái cảm xúc của người nghệ sĩ. Có lúc không gian là đối tượng thẩm mỹ, có khi nó là cái cớ của cảm xúc, ... Việc lĩnh hội tiếng nói thì thầm từ hình tượng không gian trong thơ không phải là dễ.
Trong thơ cổ, các thi sĩ phương đông nhận thức không gian là mênh mông, vô tận để từ đó ý thức về sự nhỏ bé hữu hạn của kiếp người. Không gian trong thơ cổ thường là sông, núi, mây, bầu trời, ... được miêu tả trong sự đối lập với con người. Sự đối lập ấy thường đẩy nhân vật trữ tình vào trạng thái rợn ngợp cô đơn.
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”
(Lý Bạch)
Con người nhỏ bé, cô đơn, lẽ loi trong hình ảnh “cô phàm” trước không gia bao la “bích không tận”. Và như thế, con người có nghĩa lý gì trong cõi mênh mông thiên địa này. Nỗi buồn và sự cô đơn cứ thế thấm dần vào con người để rồi người ta vượt lên trên thói thường cơm áo.
Không gian trong câu thơ trên được nhận thức ở góc độ triết học nên nó có tính khách quan, và mang ý nghĩa phổ quát. Chân lý từ không gian ấy còn được thể hiện trong thơ ca hiện đại Việt Nam sau này. Tiêu biểu là trường hợp Huy cận.
Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ không gian, thơ ông luôn thể hiện nỗi khắc khoải về không gian, cụ thể là: sầu vũ trụ, buồn sông núi, buồn tràng giang, nhớ quê hương... Bài thơ Tràng giang là một ví dụ:
Không gian trong bài “Tràng giang” trước hết là một không gian tự nhiên, cụ thể là không gian nông thôn được xác định từ các chất liệu: cồn, bãi, bến, ... Cồn thì lơ thơ, bãi thì lặng lẽ, bến thì cô liêu. Nét độc đáo là không gian ấy được khắc hoạ ở trạng thái tĩnh, gần với cách sống hướng nội, suy tư, buồn lặng của nhà thơ. Thứ hai quan trọng hơn cả, nhà thơ miêu tả không gian mênh mông của Tràng giang bằng các tính từ: sâu, rộng, cao, dài, các động từ mở rộng biên độ không gian: xuống, lên, gợn, dạt, và bằng những vật thể bé nhỏ như: củi, cồn, bèo tạo nên sự đối lập giữa con người và không gian làm hiện lên cảm giác rợn ngợp cô đơn của tác giả.
Và cuối cùng, người đọc còn nhận ra không gian tràng giang là một không gian chết, thiếu vắng hơi ấm của sự sống. Tất cả những hình ảnh về con người, liên quan đến con người và sự sống đều không thấy:
- Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
- Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
- Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Cái mênh mông kết hợp với băng giá càng đẩy người thơ vào tình trạng cô đơn tột độ. Hồn thơ không còn nơi nương tựa nào ngoài một nỗi nhớ quê.
Thời hiện đại, thơ ca ít còn cảm thức về không gian ở góc độ vĩ mô như vậy. Các nhà thơ hiện đại thường cắt xén không gian theo cảm xúc, và hình tượng không gian trong thơ hiện đại thường hiện lên ở tầm mức vi mô.
“Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt”
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ có hai mảng không gian rõ ràng “trong cửa sắt” và “ngoài cửa sắt”. Đường ranh của không gian ấy chỉ đơn giản là cánh cửa sắt như vệt cọ ngăn giữa hai mảng màu của bức tranh hiện thực .Dưới góc độ vật lý ,hai không gian này cách nhau “gang tấc”, nhưng về mặt xã hội ,tâm lý nó là “biển trời” Đơn giản ,không gian “trong cửa sắt ”là không gian nhà tù ,còn không gian “ngoài cửa sắt” là không gian tự do.
Kinh nghiệm phân tích thơ cho thấy , trong thơ nếu có hai mảnh không gian cùng xuất hiện gắn liền với hai con người cụ thể thì hình tượng không gian ấy dùng để diễn tả nỗi nhung nhớ ,tương tư , niềm yêu thương thao thức trăn trở ...của nhân vật trữ tình như: tương giang đầu và tương giang vĩ (Tương tư - Kinh thi), không gian trong này và ngoài kia trong thơ Hàn Mặc Tử , bên này và bên kia sông ( Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm), Tây phong lĩnh và Nam thiên (Tân xuất ngục, học đăng sơn - Hồ Chí Minh)...
Không gian trong bàiTây Tiến (Quang Dũng) là vùng núi rừng thượng nguồn sông Mã. Một trong những chất liệu để xây dựng hình tượng không gian ấy là những địa danh có khả năng gợi lên những vùng đất xa lạ hoang vu và đầy nguy hiểm : Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu,...Những địa danh ấy còn gợi lên địa bàn hoạt động rộng lớn của binh đoàn . Cho nên hình tượng không gian trong bài Tây Tiến trước hết mang tính đối nghịch, uy hiếp con người. Xây dựng hình tượng không gian này, Q

File đính kèm:

  • docKY NANG PHAN TICH THO.doc
Giáo án liên quan