Kiểm tra một tiết môn Hoá lớp 10 - Trường THPT Lê Lợi

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

 1. Dãy gồm các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là.

 A. O2, S, H2O2, SO3. B. H2S, Na2S, H2SO4, Fe2(SO4)3.

 C. Cl2, S, H2O2, SO2. D. HCl, O3, H2O2, SO2.

 2. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được với khí sunfurơ là.

 A. Nước brom, nước vôi trong, dung dịch xô-đa, dung dịch muối ăn.

 B. Khí cacbonic, hidrosunfua, oxi, dung dịch xút.

 C. Nước vôi trong, dung dịch axit sunfuric loãng, nước brom, khí hidrosunfua.

 D. Nước clo, dung dịch thuốc tím, magiê oxit.

 3. Để điều oxi trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành:

 A. điện phân nước có hòa tan H2SO4.

 B. nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt.

 C. chưng cất phân đoạn không khí.

 D. cho cây xanh quang hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra một tiết môn Hoá lớp 10 - Trường THPT Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Phú Yên 	 KIỂM TRA MỘT TIẾT
Trường THPT Lê Lợi	 Môn Hoá lớp 10A Điểm.........
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
 1. Dãy gồm các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là.
	A. O2, S, H2O2, SO3.	B. H2S, Na2S, H2SO4, Fe2(SO4)3.	
	C. Cl2, S, H2O2, SO2.	D. HCl, O3, H2O2, SO2.
 2. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được với khí sunfurơ là.
	A. Nước brom, nước vôi trong, dung dịch xô-đa, dung dịch muối ăn.	
	B. Khí cacbonic, hidrosunfua, oxi, dung dịch xút.	
	C. Nước vôi trong, dung dịch axit sunfuric loãng, nước brom, khí hidrosunfua.	
	D. Nước clo, dung dịch thuốc tím, magiê oxit.
 3. Để điều oxi trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành:
	A. điện phân nước có hòa tan H2SO4.	
	B. nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt.	
	C. chưng cất phân đoạn không khí.	
	D. cho cây xanh quang hợp.
 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là.
	A. Zn, Cl2, O2, F2.	B. H2, Pt, Cl2, KClO3.	C. Hg, O2, F2, HCl.	D. Na, He, Br2, H2SO4 loãng.
 5. Chọn phương trình phản ứng sai trong các phản ứng sau:
	A. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.	B. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O.	
	C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS ¯ + 2HNO3.	D. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
 6. Oleum có công thức tổng quát là ?
	A. H2SO4.nSO2.	B. H2SO4.nH2O.	C. H2SO4.nSO3.	D. H2SO4 đặc.
 7. Khi dẫn khí H2S vào dung dịch nước clo. Trong phản ứng trên:
	A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.	B. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.	
	C. H2S là chất khử, Cl2 là chất bị khử.	D. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
 8. Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam kim loại M hóa trị II vào 800 ml dung dịch H2SO4 loãng 1 M. Để trung hòa hết lượng axit còn dư cần phải dùng 200 ml dung dịch KOH 2M. Vậy kim loại M là.
	A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Ca.
 9. Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dd KI và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh.Hiện tượng này xảy ra là do:
	A. Sự oxi hóa kali.	B. Sự oxi hóa tinh bộ.	C. Sự oxi hóa iotđua.	D. Sự oxi hóa ozon.
 10. Cho 28,1 gam hoãn hôïp goàm Fe2O3, MgO, ZnO taùc duïng vöøa ñuû vôùi 250 ml dung dòch H2SO4 2M. Khoái löôïng muoái sunfat taïo ra trong dung dòch laø:
	A. 77,1 gam.	B. 48,1 gam.	C. 61,4 gam.	D. 68,1 gam.
 11. Để oxi hóa vừa hết 3,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al thành muối và oxit tương ứng cần phải dùng 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2. Biết các khí đo ở đktc và trong X thì số mol của Cl2 gấp đôi số mol của O2. Vậy % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu bằng :
	A. 30,77 %.	B. 96,23 %.	C. 69,23 %.	D. 34,62 %.
 12. Sục từ từ 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa.
	A. Na2SO3, NaOH, H2O.	B. Na2SO3, NaHSO3, H2O.	
	C. NaHSO3, H2O.	D. NaHSO3, NaOH, H2O.
 13. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với.
	A. dung dịch nước vôi trong, S, O3.	B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.	
	C. dung dịch KOH, CaO, nước clo.	D. H2S, O2, nước brom.
 14. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất sau đây để phân biệt hai khí SO2 và SO3?
	A. dung dịch Ba(OH)2	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch BaCl2.	D. H2O.
 15. Những kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội ?
	A. Ag, Cu, Au.	B. Al, Mg, Fe.	C. Fe, Al, Cr.	D. Ag, Cu, Fe.
 16. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 khí không màu riêng biệt: SO2 và H2S là.
	A. dung dịch CuCl2.	B. dung dịch H2SO4 loãng.	
	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch nước brom.
PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1: Viết phương trình phản ứng (kèm theo đk-nếu có) biểu diễn dãy chuyển hóa sau: 	(1,5 điểm)
H2SO4 SO2 Na2SO3BaSO3 
Câu 2: Hòa tan hết 16,9 gam một oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước được dung dịch A. Để trung hòa hết dung dịch A cần phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M (biết sau phản ứng thu được muối trung hòa). Viết phương trình và xác định công thức đúng của oleum ? 	(1,5 điểm)
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS trong dung dịch H2SO4 loãng 20% (lấy dư 20% so với lượng cần thiết cho phản ứng, và chỉ có phản ứng giữa hỗn hợp rắn với axit, không có phản ứng phụ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z, hấp thụ hết khí Z vào dung dịch Pb(NO3)2 có dư thu được 35,85 gam tủa màu đen.	(3,0 điểm)
 	a. Xác định khối lượng các chất có trong hỗn hợp X ban đầu ? 	
 	b. Xác định nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch Y ?	
 	c. Xác định tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Z so với H2 ? 	
(Fe = 56 ; Pb = 207 ; S = 32 ; O = 16 ; )
Khởi tạo đáp án đề số : 002
	01. ; - - -	05. ; - - -	09. - - = -	13. - - = -
	02. - / - -	06. ; - - -	10. - - = -	14. - - = -
	03. ; - - -	07. - - - ~	11. - - - ~	15. - / - -
	04. ; - - -	08. - - - ~	12. - - - ~	16. - / - -

File đính kèm:

  • doctrac nghiem.doc
Giáo án liên quan