Kì thi tuyển chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009 môn thi : hoá học 9 thời gian làm bài: 90 phút 

Câu 1(2điểm): Viết 4 phản ứng hoá học khác nhau để điều chế trực tiếp ra:

a. dung dịch NaOH b. dung dịch CuCl2

Câu 2( 4điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng bằng cách thay các chất thích hợp vào các chữ cái A,B,C,D ,ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009 môn thi : hoá học 9 thời gian làm bài: 90 phút , để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT
Nghĩa Đàn
Kì thi tuyển chọn học sinh giỏi huyện
 năm học2008-2009
 Môn thi : Hoá Học 9
Thời gian làm bài:90phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1(2điểm): Viết 4 phản ứng hoá học khác nhau để điều chế trực tiếp ra:
dung dịch NaOH b. dung dịch CuCl2
Câu 2( 4điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng bằng cách thay các chất thích hợp vào các chữ cái A,B,C,D ,ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
 B (2) H (3) E
 A (1) (5) (4) G
 C (6) D (7) E
 Biết A là một hợp chất của Fe
Câu 3(4điểm): Có 5 mẫu phân bón hoá học khác nhau ở dạng rắn bị mất nhãn gồm :
 NH4NO3 , Ca3(PO4)2 , KCl , K3PO4 và Ca(H2PO4)2 .Hãy trình bày cách nhận biết các mẫu phân bón hoá học nói trên bằng phương pháp hoá học .
Câu 4(5điểm): Hoà tan hoàn toàn m1 gam Na vào m2 gam H2O thu được dung dịch B có tỉ khối d.
Viết phương trình phản ứng 
Tính nồng độ % của dung dịch B theo m1 và m2
Cho C% = 5% , d =1,2g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. 
Câu 5(5điểm): Hoà tan hoàn toàn 4gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hoá trị II và 1 kim loại hoá trị III cần dùng hết 170ml dung dịch HCl 2M
Tính thể tích H2 thoát ra (ở ĐKTC).
Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khô.
Nếu biết kim loại hoá trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hoá trị II thì kim loại hoá trị II là nguyên tố nào .
 ( Cho Fe =56, Na =23, O =16, Cl =35,5, Cu =64, Zn =65 , Al =27 H =1, Ba =137)
Phòng GD-ĐT Nghĩa Đàn
Đáp án hướng dẫn chấm
Môn: Hoá học 9
Câu
Đáp án
Điểm
 Câu1
(2điểm)
a. Điều chế NaOH: b. Điều chế CuCl2:
1. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 1. CuSO4 + BaCl2 à CuCl2 + BaSO4
2. Na2O + H2O à 2NaOH 2. CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
3. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 3. Cu + Cl2 à CuCl2
4. Na2CO3 + Ca(OH)2 à 2NaOH + CaCO3 4. Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + H2O
Nếu học sinh viết phản ứng khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.Nếu thiếu điều kiện hoặc không cân bằng thì trừ một nửa số điểm của phương trình đó 
( Mỗi phản ứng đúng cho 0,25 điểm)
Câu2
(4điểm)
 FeCl2 (2) Fe(OH)2 (3) Fe(OH)3
 Fe3O4 (1) (5) (4) Fe2O3
 FeCl3 (6) Fe2(SO4)3 (7) Fe(OH)3
0,5điểm 
1. Fe3O4 + 8HCl à FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O
2. FeCl2 + 2KOH à Fe(OH)2 + 2KCl
3. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 à 4Fe(OH)3 
4. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
5. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 
6. 2FeCl3 + 3H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 6HCl 
7. Fe2(SO4)3 + 6NaOH à 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
 Nếu học sinh viết sơ đồ khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa.Nếu không cân bằng hoặc thiếu điều kiện thì trừ một nửa số điểm của phương trình đó 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(4điểm)
Trích các mẫu thử từ các mẫu phân bón và nung nóng nếu ở mẫu nào có mùi khai thoát ra thì đó là: NH4NO3 vì NH4NO3 bị phân hủy theo phương trình :
 2NH4NO3 2NH3 + H2O + N2O5 
 Khai
Các chất còn lại cho vào nước nếu chất nào không tan trong nước là Ca3(PO4)2 .
Các chất còn lại tan tạo thành dung dịch .Ta cho 1 ít dung dịch AgNO3 vào 3 chất còn lại nếu có kết tủa trắng(AgCl) là mẫu phân bón KCl còn có kết tủa vàng(Ag3PO4) là K3PO4 không có hiện tượng gì là Ca(H2PO4)2.
PTPư: KCl + AgNO3 à AgCl (Trắng) + KNO3
 K3PO4 + 3AgNO3 à Ag3PO4 (Vàng) + 3KNO3 
1điểm
1điểm 
1điểm
0,5điểm
0,5điểm
Câu 4
(5điểm)
 m1
nNa = 
 23
a. PTPư: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 
b. Mol: m1 m1 m1 
 23 23 46 
 m1 m1 40m1
 mH2 = x2= mNaOH= 
 46 23 23 
 m1 22m1 + 23m2
m dd B = ( m1 + m2) - mH2 = (m1 + m2) - = 
 23 23
 40m1.100%
 C% =
 22m1 + 23m2
c. C%.10.d
áp dụng công thức : CM =
 M 5.10.1,2
 Thay số vào ta có: [ NaOH] = = 1,5 (M)
 40
0,5 
0,75
0,25
0,5
0,5
0,5
1điểm
1điểm
Câu 5
(5điểm)
a. Gọi A và B lần lượt là kim loại hoá trị II và hoá trị III ta có :
PTPư: A + 2HCl à ACl2 + H2 (1) 
 2B + 6HCl à 2BCl3 + 3H2 (2)
 nHCl = V.CM = 0,17x2 = 0,34 (mol) 
 Từ (1) và (2) ta thấy tổng số mol axit HCl gấp 2 lần số mol H2 tạo ra 
nH2 = 0,34: 2 = 0,17 (mol) 
VH2 = 0,17. 22,4 3,808 (lit) 
b. nHCl = 0,34 mol => nCl = 0,34 mol 
mCl = 0,34.35,5 = 12,07g
Khối lượng muối = m(hỗn hợp) + m(Cl) = 4+ 12,07 = 16,07g
c. gọi số mol của Al là a => số mol kim loại (II) là a:5 = 0,2a (mol)
 từ (2) => nHCl = 3a. và từ (1) => nHCl = 0,4a 
3a + 0,4a = 0,34 
 a = 0,34: 3,4 = 0,1 mol => n(Kimloai) = 0,2.0,1 = 0,02mol
mAl = 0,1.27 = 2,7 g 
m(Kimloại) = 4 – 2,7 = 1,3 g 
Mkimloại = 1.3 : 0,02 = 65 => là : Zn 
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Tổng 
20điểm
Chú ý : Học sinh có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi chấm cần căn cứ vào bài làm của học sinh. Nếu đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde thi hsg hoa9.doc