Kì thi học sinh giỏi trường môn: hoá học năm học 2011 - 2012 thời gian làm bài: 150 phút

u I: ( 2,5 điểm)

1/ Viết 6 phương trình phản ứng điều chế ZnCl2, mỗi phương trình đặc trưng cho một phương pháp. (Tránh trùng lập)

2/ Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn: KHSO4 , K2CO3 , K2SO3, BaCl2 , K2S.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi trường môn: hoá học năm học 2011 - 2012 thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gđ & đt huyện nga sơn kì thi học sinh giỏi trường
 TRường thcs nga thành môn: hoá học 
 năm học 2011 - 2012 
 Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I: ( 2,5 điểm)
1/ Viết 6 phương trình phản ứng điều chế ZnCl2, mỗi phương trình đặc trưng cho một phương pháp. (Tránh trùng lập)
2/ Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn: KHSO4 , K2CO3 , K2SO3, BaCl2 , K2S.
Câu II: (2 điểm)
1. Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch B, kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao ngoàikhông khí đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Thổi luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng chứa E nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại tạo kết tủa Y. Xác định thành phần A, B, D, E, G, X, Y, Z. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu III: ( 2 điểm)
 Trong cốc đựng 19,88 gam hỗn hợp MgO, Al2O3 . Cho 200 ml dung dịch HCl vào cốc, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, cho bay hơi dung dịch thấy còn lại trong cốc 47,38 gam chất rắn khan. Cho tiếp vào cốc 200 ml dung dịch HCl (ở trên) khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi dung dịch, thấy còn lại trong cốc 50,68 gam chất rắn khan.
1/ Tính CM của dung dịch HCl.
2/ Tính % khối lượng mỗi ô xit trong hỗn hợp đầu.
Câu IV: (1 điểm) 
Hoà tan hoàn toàn 10,2 gam một oxít lim loại hoá trị III cần 331,8 gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối thu được sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxít kim loại ?
 Câu V: (2,5 điểm)
Cho 80 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn.
1/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 đã dùng.
2/ Cho 40 gam bột kim loại R (hoá trị II) vào 1/10 dung dịch B, sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn không tan. Hãy xác định kim loại R.
Thí sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
hướng dẫn chấm môn hoá học
Câu
Nội dung
điểm
Câu I: (2,5điểm)
1/ Các phương trình:
a. Zn + Cl2 ZnCl2
b. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
c. Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu
d. ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O
e. Zn(OH)2 + 2HCl ZnCl2 + 2H2O
g. ZnCO3 + 2HCl ZnCl2 + CO2 + H2O
( Mỗi phương trình cho 0,25 điểm)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
2/ Chia nhỏ các chất cần nhận biết thành nhiều phần:
- Nhận KHSO4 = quỳ tím --> đỏ
- Nhỏ KHSO4 vào các mẫu thử còn lại.
2KHSO4 + K2CO3 2K2SO4 + H2O + CO2
2KHSO4 + K2SO3 2K2SO4 + H2O + SO2
2KHSO4 + K2S 2 K2SO4 + H2S
+ Nhận ra K2CO3 ; có khí không mầu, không mùi.
+ Nhận ra K2SO3 ; có khí mùi hắc.
+ Nhận ra K2S ; có mùi trứng thối.
- còn lại dung dịch BaCl2.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu II
(2 điểm)
- Hoà tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư:
 Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O 
 dung dịch A chứa FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 dư.
- Cho NaOH dư vào dung dịch A có thể có các phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 
FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4 
Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 
 kết tủa D có thể gồm Fe(OH)2, Fe(OH)3.
- Nung D đến khối lượng không đổi:
to
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O 
E là Fe2O3
to
- Cho dòng khí CO qua E: 
 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 
 G là Fe. Khí X gồm: CO2, CO dư.
- Sục khí X vào dd Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại tạo kết tủa Y phản ứng giữa X và dd Ba(OH)2 tạo hai muối:
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O
to
 2CO2 + Ba(OH)2 Ba(HCO3)2 
 Ba(HCO3)2 BaCO3 + CO2 + H2O
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu III
(2 điểm)
1/ Các phản ứng xảy ra:
MgO + 2HCl --> MgCl2 + H2O (1)
Al2O3 + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2O (2)
+ Vì sau khi cô cạn dung dịch sau lần thứ 2 khối lượng chất rắn khan tăng lên, chứng tỏ sau lần thứ nhất các ôxit chưa tan hết, nói cách khác HCl thiếu.
+ Theo phản ứng (1,2)
2 mol HCl tham gia phản ứng làm cho khối lượng chất rắn tăng:
71 - 16 = 55
Vậy số mol HCl phản ứng: 
x 2 = 1(mol) => CM HCl = = 5 (M)
2/ Sau lần thêm dung dịch HCl thứ hai, các oxit phải tan hết, vì nếu chưa tan hết tức HCl thiếu hoặc đủ thì khối lượng muối tăng 55 gam 
 (vì nHCl = 5. 0,4 = 2 mol)
Thực tế chất rắn chỉ tăng: 50,68 - 19,88 = 30,8 (g)
Gọi x,y là số mol của MgO, Al2O3 ta có phương trình:
 40x + 102y = 19,88
 95x + 133,5y = 50,68
 => x = y = 0,14 
% MgO = = 28,17% % Al2O3 = 71,83%
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu IV
(1 điểm)
Gọi CTPT oxít R2O3 
 Ta có pthh: R2O3 + 3H2SO4 R2(SO4)3 + 3H2O
- Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng: mR2(SO4)3 = 34,2gam
- Lập phương trình toán học:
= 
R = 27 (Al) CTPT oxit: Al2O3
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu V
(2,5điểm)
Cu + 2AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2Ag
 x 2x x 2x
Số mol x = = 0,1
Pb + Cu(NO3)2 --> Pb(NO3)2 + Cu
 0,1 0,1 0,1 0,1
Theo phương trình nếu chỉ có phản ứng thì độ giảm lượng kim loại (do mất Pb = 207 và tạo Cu = 64) là:
( 207 - 64). 0,1 = 14,3 (gam) > 80 - 67,05 = 12,95 (gam)
Chứng tỏ trong dung dịch vần còn muối AgNO3 dư để có phản ứng:
Pb + 2AgNO3 --> Pb(NO3)2 + 2Ag
 y 2y y 2y
Phản ứng này làm tăng lượng (216 - 207)y.
Vậy ta có: ( 216 -207)y = 14,3 - 12,95 = 1,35 --> y = 0,15 (mol)
Số mol AgNO3 ban đầu 2x + 2y = 0,5 (mol)
--> Nồng độ mol = = 2,5 M
Dung dịch D chứa Pb(NO3)2 = 0,1 + 0,15 = 0,25 (mol)
 R + Pb(NO3)2 --> R(NO3)2 + Pb
0,025 0,025 0,025 0,025
Độ tăng kim loại = (207 - R) . 0,025 = 44,575 - 40 = 4,575 (gam)
=> R = 24 => Mg
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Chú ý
*Lưu ý:
 - Nếu học sinh có cách giải khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa 
- Phương trình không cân bằng hoặc không ghi điều kiện phản ứng bị trừ 1/2 số điểm của phương trình đó.

File đính kèm:

  • docDE D A .HSG HOA 9.doc