Kì thi: học kì 1 năm học: 2007-2008 môn thi: hóa học – lớp 11
1/ Axit nitric đậm đặc, nguội tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. Zn, Na2CO3, Mg(OH)2, Fe2O3
B. Fe, Al2O3, Mg, CaCO3
C. Au, S, Al2O3, Mg
D. Al, CuO, Cu, Fe(OH)3
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI: HỌC KÌ I Mã đề:111 TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN Năm học: 2007-2008 MÔN THI: HÓA – LỚP 11 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) 1/ Axit nitric đậm đặc, nguội tác dụng được với dãy chất nào sau đây? A. Zn, Na2CO3, Mg(OH)2, Fe2O3 B. Fe, Al2O3, Mg, CaCO3 C. Au, S, Al2O3, Mg D. Al, CuO, Cu, Fe(OH)3 2/ Dãy muối nào sau đây khi bị đun nóng tạo ra chất rắn là kim loại? A. AgNO3, Hg(NO3)2 B. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2 C. Al(NO3)3, AgNO3 D. KNO3, Mg(NO3)2 3/ Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. NH4Cl, KOH, AgNO3. B. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. C. Na2O, NaOH, HCl. D. Al, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. 4/ Câu nào sau đây đúng? A. Axit photphoric là một axit có tính khử mạnh. B. Axit photphoric là một axit có tính oxi hóa mạnh vì photpho có số oxi hóa cao nhất là +5. C. Axit photphoric tác dụng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt. D. Axit photphoric là một axit trung bình, trong dung dịch phân li theo ba nấc. 5/ Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. kali cacbonat và canxi clorua B. axit nitric và đồng sunfat C. bari hiđroxit và axit photphoric D. natri silicat và axit clohiđric 6/ Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl. B. F2, Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. D. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng. 7/ Khi dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp Fe2O3, MgO, CuO, PbO, nung nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm: A. Fe, MgO, Cu, Pb. B. Fe2O3, Mg, Cu, Pb. C. Fe, MgO, Cu, PbO. D. Fe, Mg, Cu, Pb. 8/ Hóa chất để phân biệt HCl, HNO3, H3PO4 là: A. BaCO3 B. Dung dịch BaCl2 C. Giấy quì và dung dịch NaOH D. Dung dịch AgNO3 9/ Dẫn 0,3mol khí CO2 qua 300ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa: A. Na2CO3 B. Na2CO3 , NaHCO3 C. NaHCO3 D. NaOH dư và Na2CO3 10/ Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl là: A. NaOH B. BaCl2 C. NH3 D. Ba(OH)2 11/ Phản ứng nào sau đây chứng tỏ amoniac có tính khử? A. Amoniac tác dụng với dung dịch nhôm sunfat B. Amoniac tác dụng với khí clo C. Amoniac tác dụng với axit clohiđric D. Amoniac tác dụng với axit sunfuric loãng 12/ Câu nào sai trong các câu sau đây? A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron. B. Số hiệu nguyên tử của nitơ bằng 7. C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác. D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1: (2điểm) a/ Viết phương trình phản ứng chứng tỏ: * Photpho thể hiện tính khử, tính oxi hóa. (mỗi tính chất viết một phản ứng) * Kẽm hiđroxit là hiđroxit lưỡng tính. b/ Viết phương trình phân tử, ion rút gọn của phản ứng giữa các chất sau: * Dung dịch bari clorua và dung dịch kali photphat. * Canxi cacbonat và axit nitric loãng. Câu 2: (2điểm) Viết phương trình phản ứng của dãy biến hóa: a/amoni nitratamoniacnitơ monooxitnitơ đioxitaxit nitric b/silicsilic đioxitnatri silicatnatri cacbonatnatri hiđroxit Câu 3: (1,25điểm) Hòa tan hoàn toàn 9,2g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 đậm đặc, nóng, thu được 7,84 lít khí màu nâu đỏ (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 4: (1,75điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6g chất hữu cơ A, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình (1) tăng 3,6g và bình (2) có 39,4g kết tủa. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,07. Cho: Fe=56; Cu=64; N=14; O=16; H=1; S=32; Ba=137; C=12 -----------------Hết----------------- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: .... Chữ kí của giám thị 1: .., giám thị 2: ..
File đính kèm:
- DE111.doc