Kì thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2011 – 2012 - Đề thi môn Hóa học lớp 9

Câu II ( 5 điểm) :

a/ Có 5 lọ bị mất nhãn, đựng riêng biệt từng dung dịch sau: NaNO3, NaHSO4, NaCl, NaOH, Na2SO4. Hãy nêu cách nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình minh họa (nếu có).

b/ Có hỗn hợp bột gồm Fe¬2O3 và Al2O3. Làm thế nào để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

Câu III (4,5 điểm) :

 Cho một lượng bột sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch A và khí B. Cho toàn bộ dung dịch A phản ứng với 250ml dung dịch KOH. Sau khi kết tủa đổi hoàn toàn sang màu nâu đỏ, lọc lấy kết tủa nung khô đến khối lượng không đổi thu được 20g chất rắn.(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hãy tính :

a/ Khối lượng sắt đã dùng.

b/ Thể tích khí B thoát ra (đktc).

c/ Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.

d/ Nồng độ mol của dung dịch KOH.

 

doc4 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2011 – 2012 - Đề thi môn Hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I (5,5 điểm): 
a/ Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau :
+HCl 
 3 
+H2O 
 2 
 to
 1 
 6 
 	 A B C
+NaOH 
 5 
+NaOH 
 4 
 CaCO3 	 CaCO3 
 X Y Z
b/ Từ những nguyên liệu ban đầu : Quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước và các thiết bị cần thiết. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các chất : Fe, H2SO4, FeSO4, Fe(OH)3, NaHSO4.	
Câu II ( 5 điểm) :
a/ Có 5 lọ bị mất nhãn, đựng riêng biệt từng dung dịch sau: NaNO3, NaHSO4, NaCl, NaOH, Na2SO4. Hãy nêu cách nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình minh họa (nếu có). 
b/ Có hỗn hợp bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Làm thế nào để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu III (4,5 điểm) :
 Cho một lượng bột sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch A và khí B. Cho toàn bộ dung dịch A phản ứng với 250ml dung dịch KOH. Sau khi kết tủa đổi hoàn toàn sang màu nâu đỏ, lọc lấy kết tủa nung khô đến khối lượng không đổi thu được 20g chất rắn.(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hãy tính :
a/ Khối lượng sắt đã dùng.
b/ Thể tích khí B thoát ra (đktc).
c/ Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.
d/ Nồng độ mol của dung dịch KOH.
Câu IV (5 điểm):
 Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch B bằng 6,028 %.
a/ Xác định kim loại R.
b/ Tính thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
(Biết: Mg = 24, K = 39, Fe = 56, C = 12, H = 1, Cl = 35,5, O = 16, S = 32)
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN HÓA HỌC LỚP 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I:
a.(3đ)
(1) CaCO3 → CaO + CO2
(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
(4) CO2 + 2NaOH → NaHCO3
(5) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(6) CaCl2 + Na2CO3 → 	CaCO3 + 2 NaCl
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 b.(2,5đ)
- Nung quặng pirit sắt trong không khí:
 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2↑
- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp:
Điện phân có mành ngăn 
 2NaCl + 2H2O 	 2NaOH + 2Cl2↑ + H2↑
 to
- Điều chế Fe:
 Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O 
 to
 V2O5
- Điều chế H2SO4 :
 2SO2 + O2 2SO3
 SO3 + H2O → H2SO4 
- Điều chế FeSO4:
 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
 to
- Điều chế Fe(OH)3:
 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
 FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaOH
- Điều chế NaHSO4 :
 NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu II:
a.(2,5đ)
- Dùng quỳ tím nhận NaOH: quỳ tím → xanh
- Dùng quỳ tím nhận NaHSO4: quỳ tím → đỏ
- Dùng dung dịch BaCl2 nhận ra Na2SO4, có hiện tượng kết tủa trắng.
 BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
- Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra NaCl, có hiện tượng kết tủa trắng.
 AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
- Lọ còn lại NaNO3
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
b.(2,5đ)
- Cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch NaOH dư thì Al2O3 bị hòa tan thành dung dịch NaAlO2.
Còn Fe2O3 không tan.
 Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Lọc lấy phần không tan Fe2O3, lấy phần nước lọc cho phản ứng với CO2 ta được kết tủa Al(OH)3.
 2NaAlO2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
 to
- Lọc lấy kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao ta thu được Al2O3 
 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3 H2O
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0, 5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu III
 4,5 điểm
 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
 1 1 1 1
 0,25 0,25 0,25 0,25
 - Dung dịch A: FeSO4
- Khí B: H2
 FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + K2SO4
 1 2 1 1
 0,25 0,5 0,25 0,25
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
 4 4
 to
 0,25 0,25
 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3 H2O
1
 0,25 0,125
- Chất rắn thu được là Fe2O3 
 n = 
a/. Khối lượng Fe:
 m = 0,25 . 56 = 14 (g)
b/. V khí H2:
 V = 0,25 . 22,4 = 5,6(l)
c/. Vdung dịch H2SO4 :
 Vdd = 
d/. CM của dung dịch KOH:
 CM 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu IV
5 điểm
a/ n CO2
- Gọi kim loại R có hóa trị là x: R2(CO3)x
 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
 R2(CO3)x + 2xHCl → 2RClx + xCO2 + H2O
- Theo phương trình, số mol: nHCl = 2n CO2 = 2 .0,15 = 0,3(mol)
- Khối lượng HCl: mHCl = 0,3 . 36,5 = 10,95 (g)
- Khối lượng dung dịch HCl:
 mdd = 
- Khối lượng dung dịch B:
 mdd = mA + mdd HCl - mCO2 = 14,2 + 150 - 6,6 = 157,6 (g)
- Khối lượng MgCl2: 
 m = 
- Số mol MgCl2: n = 
- Theo phương trình: n MgCl2 = n MgCO3 = 0,1(mol)
- Khối lượng MgCO3: m = 0,1 . 84 = 8,4 (g)
- Khối lượng R2(CO3)x : m = 14,2 - 8,4 = 5,8 (g)
- Ta có: n 	
 Giải ra ta có: 2,8x = 0,1 R
- Biện luận : Nếu x = 1 R = 28 (loại)
 Nếu x = 2 R = 56 (chọn)
- Vậy R là Fe CTHH muối cacbonat: FeCO3
b/ % MgCO3 = 
 % FeCO3 = 100 - 59,15 = 40,85(%)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
* Chú ý :
- Nếu phương trình hóa học cân bằng hệ số sai thì trừ đi nửa số điểm dành cho nó.
- Trong một phương trình hóa học nếu có từ một công thức trở lên viết sai thì phương trình đó không được tính điểm.
- Giải bài toán bằng những phương pháp khác nhau nhưng nếu tính đúng và lập luận chính xác cho kết quả đúng vẫn được tính theo biểu điểm trên. Trong khi tính toán nếu lầm lẫn một chỗ nào đó dẫn đến kết sai thì chỉ cho điểm đến phần đúng.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Hoa 9 cap huyen.doc