Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành học mầm non

Tháng 4:

1. Những điều cần tránh trong ăn uống để bảo vệ sức khoẻ.

2. Giá trị dinh dưỡng của rau và trái cây. Hướng dẫn cách làm một số nước trái cây.

3. Giới thiệu các món ăn có sử dụng rau cho trẻ.

4. Hướng dẫn cách chế biến các món ăn có sử dụng rau phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi.

5. Phòng bệnh tiêu chảy – Chăm sóc trẻ tiêu chảy.

6. Tuyên truyền chích ngừa bệnh sởi.

7. Tuyên truyền hiệu quả phòng chống béo phì.Giới thiệu các hoạt động vui chơi tích cực cho trẻ bằng hình ảnh.

8. Tuyên truyền xếp loại tay nghề cho giáo viên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành học mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rở lại mức bình thường mà không cần phải dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào khác.
 Ăn nhiều rau quả làm giảm cholesterol 
Trong một nghiên cứu về tim, phổi và máu của Viện nghiên cứu tim mạch quốc gia Mỹ trên 4466 trường hợp cả nam lẫn nữ, những người ăn nhiều hơn 100g rau, quả/ngày có khả năng giảm đáng kể cholesterol LDL (là những cholesterol có hại cho cơ thể). 
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về việc rau quả làm giảm cholesterol như thế nào nhưng có một điều chắc chắn rằng ăn nhiều rau quả cũng giống như ăn ít thịt và bơ sữa, nghĩa là các chất béo bão hòa có khả năng làm tăng cholesterol trong máu sẽ được giảm bớt.
Ngoài ra thành phần chất xơ trong rau quả cũng góp phần ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol từ thức ăn vào cơ thể.
Rau quả và bệnh ung thư
 Hàng loạt các nghiên cứu mới nhất đã tìm ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn nhiều rau quả và khả năng ngăn chặn ung thư. 
Viện nghiên cứu các bệnh ung thư Quốc tế nằm trong chương trình hoạt động của Tổ chức y tế thế giới WHO gần đây đã hoàn thành một bản tổng kết về rau quả và bệnh ung thư. 
Bản tổng kết đã đưa ra kết luận: “Chế độ ăn nhiều rau quả có thể giảm bớt nguy cơ mắc ung thư thực quản, phổi, ổ bụng, răng miệng, họng, trực tràng, thanh quản, thận và bàng quang. 
Ngoài ra ăn nhiều rau còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, trực tràng, ung thư vòm miệng, họng, ổ bụng, thanh quản, phổi, buồng trứng và thận”.
Điều quan trọng là bạn phải ăn rau quả đều đặn và nhiều loại khác nhau. Tức là phải ăn thường xuyên, mỗi ngày ăn đủ lượng rau và quả theo quy định thì khả năng phòng tránh ung thư sẽ cao hơn. 
Đặc biệt, mỗi loại rau quả khác nhau lại có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa một loại bệnh ung thư khác nhau. Ví dụ, cà chua có tác dụng chống ung thư tiền liệt tuyến đặc biệt với các dạng ung thư tuyến tiền liệt cấp tính. 
Một trong những yếu tố tạo nên điều đặc biệt này ở cà chua đó là nhờ sắc tố đỏ - lycopen có khả năng tham gia tích cực vào quá trình chống ung thư tiền liệt tuyến.
Rau quả với các bệnh về dạ dày và ruột
 Một trong những chất quan trọng nhất trong rau quả là loại chất xơ khó tiêu hóa. Khi các chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa, chúng hút nước và phồng lên như các miếng xốp. Những miếng xốp này có thể “hạ nhiệt” những đoạn ruột dễ bị kích thích và sau đó bằng cách kích thích nhu động ruột chúng góp phần giảm bớt (thậm chí loại bỏ) chứng táo bón. 
Các hoạt động làm mềm của các loại chất xơ khó tiêu hóa trong rau quả có thể làm giảm áp lực bên trong ruột, giúp ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa (là sự phát triển các bọng nhỏ dễ bị kích thích trong ruột) và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm gây đau đớn do các bọng này gây ra.
Rau quả và thị lực 
Cố gắng ăn nhiều rau và hoa quả hơn mức độ như hiện nay. 
Nếu cơ thể bạn cần 2000calo/ngày để duy trì cân nặng và sức khỏe thì bạn phải nạp vào cơ thể ít nhất 200-300g rau một ngày.
 Ăn nhiều rau và hoa quả giúp duy trì thị lực tốt. Ai cũng biết cà rốt, đu đủ giàu vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Những loại rau và hoa quả khác còn có tác dụng ngăn ngừa 2 loại bệnh liên quan đến thoái hóa mắt là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt vốn ảnh hưởng đến hàng triệu đàn ông và phụ nữ trên 65 tuổi. 
Đục nhân mắt là chứng xuất hiện dần dần những đám mây quanh thủy tinh thể. Chấm đen trong mắt là hiện tượng tâm võng mạc bị phá hủy dần và triệu chứng đầu tiên là xuất hiện một chấm mờ mờ tại tâm của mọi vật khi bạn nhìn. Khi quá trình thoái hóa này phát triển, tầm nhìn sẽ bị thu hẹp. 
Những loại gốc tự do do ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng và hệ trao đổi chất tạo ra là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Các loại rau lá xanh đậm có chứa hai loại sắc tố là lutein và zeaxanthin, có thể làm tiêu tan các gốc tự do trước khi chúng ảnh hưởng đến các mô nhạy cảm trong mắt. 
Nói tóm lại, ăn nhiều rau, hoa quả và tinh bột có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục nhân mắt và chấm đen trong mắt, nhất là với người cao tuổi.
 Hay giao tiếp nên ăn gì?
 Rất nhiều người công việc gắn liền với các buổi giao tế, tiệc tùng liên miên. Trí óc căng thẳng, sự tập trung cao độ dẫn đến máu lên não không đủ. Đồng thời với “xúc tác” là một số chất gây hại như cồn và nicotin khiến cho chức năng gan dần dần bị suy giảm, cơ thể mỏi mệt.
Để giải quyết tình trạng này, khi ăn tiệc, bạn nên chọn một số loại thực phẩm có lợi cho gan như: cá sốt chua ngọt, đậu giá chua ngọt, ngó sen ngọt, củ niễng chua ngọt Đậu giá, ngó sen, củ niễng cũng là những loại thực phẩm bao hàm lượng cenluloz tương đối cao, có thể trung hòa các axit trong thịt. 
Những loại thực phẩm có lượng đạm phong phú như trứng muối, đậu, canh gà hầm có thể hóa giải sự kích thích của cồn với dạ dày, có ích cho việc hóa giải các chất gây hại cho cơ thể. 
Sau bữa tiệc, trở về nhà có thể uống một cốc sữa chứa ít bơ hoặc một bát cháo ngô nhỏ. Lưu ý không nên ăn cà rốt và mì lạnh.
2. Hướng dẫn làm nước trái cây
Nước cà chua:
Nguyên liệu: ½ trái ca chua
Cách làm: lấy trái cà chua chín trụng vào nước sôi trong hai phút để vỏ mềm. Để dễ bóc vỏ ta nên cắt hình chữ thập dưới đít trái cà chua trước khi trụng nước sôi
Sau khi trụng và lột vỏ , băm nhuyễn rooif cho vào túi lưới sạch vắt lấy nước. Có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó cho thêmvào một ít nước cho lõang hơn. Lưu ý phải bỏ hết phần hột cà chua.
Nước cà rốt
Nguyên liệu: 1 củ cà rốt
Cách làm: Rửa sạch và cắt miếng nhỏ , cho vào nồi và nấu với 30-50 ml nước, nấu lửa nhỏ trong 10 phút , rồi lọc lấy nước đổ vào chén
Nước rau cải ngọt
Nguyên liệu: 6 miếng lá cải ngọt, rửa thật sạch.
Cách làm: Cho vào nồi khỏang 50ml nước sôi, lá cải xắt nhuyễn cho vào nồi nước nước sôi nấu 1 phút rồi tắt bếp, đợi nguội lọc lấy nước cho vào tô.
Nước dưa leo
Nguyên liệu: ½ trái dưa leo
Cách làm: sau khi rửa sạch , bỏ vỏ. Ta dùng bàn chà để bào nhỏ dưa leo rồi dùng vải thưa vắt nước, nếu dùng máy ép sinh tố thì càng tốt.
Nước bom 
Nguyên liệu: ½ trái bom
Cách làm: bom rửa sạch cắt đôi, lấy ½ trái gọt bỏ vỏ, bỏ hột, dùng đồ báo để bào thành sợi, rồi dùng vải thưa vắt lấy nước cốt .
Nước cam
Nguyên liệu: ½ trái cam
Cách làm: rửa sạch cam, xẻ đôi lấy ½, dùng đồ vắt cam để vắt lấy nước , có thể dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít nước chín để nguội.
Nước trái dâu
Nguyên liệu: ¾ trái dâu, 1 muỗng nước chín
Cách làm: dau rửa sạch, băm nhỏ cho vào chén, dùngmuỗng tán nhuyễn, sau đó lọc qua rây, dùng muỗng ép cho ra hết nước cốt, thêm một ít nước chín trộn đều.
Nước đào
Nguyên liệu: ½ trái đào, 1 muỗng nước chín
Cách làm: chọn quả đào chín, gọt bỏ vỏ, xắt nhuyễn, cho vào một ít nước, trộn đều
Nước táo 
Nguyên liệu: 10-20 trái táo.
Cách làm: nếu sử dụng táo khô phải ngâm 1 giờ trong nước . Táo tươi chỉ cần rửa sạch, táo đã ngâm nước hoặc táo tươi vớt ra cho vào chén rồi bỏ vào xửng để hấp khỏang 10-15 phút , lấy nước táo trong chén vào ly cho bé dùng
™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™
Phòng bệnh tiêu chảy – Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.
1. Phòng bệnh tiêu chảy.
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng sởi: Trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dần tới tử vong. Tiêm vacxin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan tới tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.
2. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần tuântheo 3 nguyên tắc sau.
- Vẫn tiếp tục cho bú và ăn đầy đủ để tránh mất sức. Trẻ mắc bệnh thường biếng ăn, vì thế nên làm những món trẻ thích. Không nên kiêng chất béo vì dầu, mỡ rất cần thiết khi trẻ bị tiêu chảy. Nên cho ăn nhiều bữa (tăng 2 lần so với bình thường).
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, có thể dùng thêm nước cam vắt tươi và nước dừa tươi. Uống Oresol để bù lại lượng dịch và chất điện giải trong cơ thể (việc pha, uống loại thuốc này phải theo đúng hướng dẫn, nếu không sẽ gây nhiều biến chứng nặng như phù, tiêu chảy nhiều hơn, rối loạn điện giải).
- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như bỏ ăn uống, bệnh ngày càng nặng, khát nước, phân có máu..., cần đưa đến cơ sở y tế ngay
™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™
Tuyên truyền phòng ngừa bệnh sởi
Sởi là một bệnh lây lan do siêu vi, thường gặp ở trẻ em với đặc điểm lâm sàng là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ở ngoài da, nên nhân dân thường gọi là ban đỏ. Sởi thường để lại nhiều biến chứng nặng.
Tác nhân gây bệnh là siêu vi, thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, genus Morbillivirus; siêu vi sởi có trong nhớt cổ họng, trong máu, trong nước tiểu bệnh nhi ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát ban, có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Bệnh lây bằng đường hô hấp, do chất nhớt cổ họng có chứa virus sởi văng ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi.
Sởi có thể xảy ra khắp mọi nơi, suốt cả năm, bệnh rất lây lan, dễ phát triển thành dịch, chu lỳ 2-4 năm một lần trong những thành phố lớn; tính chu kỳ là do số lượng người chưa có miễn dịch trong cộng đồng đạt đến tỷ lệ cao thích hợp (khoảng 40-50%): nếu lúc đó xuất hiện vài ca bệnh sởi là dịch có thể xảy ra. Tuổi dễ mắc bệnh là từ 6 tháng đến 10 tuổi, trẻ dưới 6 tháng có kháng thể của mẹ truyền qua nhau khi còn là thai nhi, sau đó kháng thể giảm dần. Khoảng 90% các trẻ em trên 10 tuổi đã có kháng thể chuyên biệt với bệnh sởi; hầu hết người lớn ít bị bệnh vì đã có miễn dịch. 
Bệnh sởi có những đặc trưng: dễ chẩn đoán, không có ổ chứa siêu vi ở thú vật, không có trung gian truyền bệnh, chỉ có một tuýp huyết thanh và thuốc chủng có hiệu quả; do đó, có thể thanh toán hoàn toàn. Ở các nước phát triển, hiện nay có những vùng không còn bệnh sởi nữa và số trẻ em được miễn dịch lên đến trên 90%.
Khi nhiễm siêu vi sởi, bệnh được biểu hiện qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: từ 10-12 ngà

File đính kèm:

  • docke_hoach_truyen_thong_giao_duc_suc_khoe_cua_nganh_hoc_mam_no.doc