Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015

A. CÁC CĂN CỨ XẤY DỰNG KẾ HOẠCH:

 Căn cứ Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2014-2015; Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục phổ thông; công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 503/SGD&ĐT-GDTrH ngày 29/7/2014 của Sở GD&ĐT Thái Bình về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015;

 Công văn số 343/BC-PGD&ĐT ngày 12/8/2014 của Phòng GD&ĐT Hưng Hà về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015, công văn số 366/HD-PGDĐT-THCS ngày 27/8/2014 hướng dẫn nhiệm vụ cấp THCS năm học 2014 -2015;

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình giáo dục phổ thông; tạo sự chuyển biến cơ bản về kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học cần sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém. Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
- Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác giúp đỡ học sinh yếu kém; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này.
- Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.
- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, Tham gia thi “Văn hay, chữ tốt” , thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.
- Triển khai tổ chức hội giảng, thi GVDG: tháng 9,10/2014 thi giáo viên giỏi cấp trường, tháng 3/2015 thi giáo viên giỏi cấp huyện. Kết hợp với triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi và các chuyên đề, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin. dạy học bằng đồ dùng thiết bị hiện đại, quan tâm nhiều tới các môn sử dụng nhiều đồ dùng thiết bị dạy học.
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Giáo viên dạy giỏi trường: 25 đ/c 
- Giáo viên dạy giỏi huyện: 19 đ/c 
- 100% CBGV viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- 100% GV làm hoặc cải tiến đồ dùng thiết bị dạy học.
* Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát chất lượng 5 đợt vào đầu năm học; giữa kỳ I; cuối kỳ I; giữa kỳ II và cuối năm. 2 đợt kiểm tra cuối học kỳ I và kỳ II. Tổ chức coi, chấm nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng chỉ đạo.
- Giáo viên thực hiện tốt việc biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD-ĐT, tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm các môn học đã được Sở, Phòng GD-ĐT tập huấn.
- Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học.
- Trong các bài kiểm tra, giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Thực hiện việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 
- Thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng ở 3 cấp độ: đảm bảo mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra, xét tuyển sinh, xét tốt nghiệp THCS ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm bài và nhận xét đánh giá. Chú trọng việc tổ chức kiểm tra, thi nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
- Khuyến khích tham khảo, xây dựng “Nguồn học liệu mở” (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, kế hoạch bài dạy, tài liệu, tham khảo có chất lượng trên Website của Bộ, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và các trường học trong cả nước.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn. 
* Các kỳ kiểm tra, thi: 
Các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh kiểm tra định kỳ nhà trường tổ chức thống nhất các lớp cùng khối kiểm tra cùng thời điểm (Giao cho đ/c PHT1 xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo theo đúng hướng dẫn của Sở và Phòng GD-ĐT). Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm, lên điểm, thống kê theo công văm 333, 334 ngày 10/9/2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Môn kiểm tra, thời gian kiểm tra:
- Lớp 9: Sở GD&ĐT ra đề 3 môn (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) Phòng GD&ĐT ra đề môn thứ tư. Dự kiến kiểm tra HKI vào tháng 12/2014; HKII vào tháng 5/2015.
- Lớp 6,7,8: Phòng GD&ĐT ra đề 4 môn (trong đó 3 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- Các môn còn lại phòng GD&ĐT ủy quyền cho trường ra đề, tổ chức kiểm tra.
- Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Sở GD&ĐT ra đề 3 môn (môn Ngữ văn, Toán thi theo hình thức tự luận, môn thứ ba thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan). Dự kiến ngày thi 02/7/2015.
Thi học sinh giỏi:
Đầu năm tổ chức khảo sát học sinh giỏi các khối thành lập các đội tuyển: Mỗi đội tuyển môn Văn, Toán, tiếng Anh các khối chọn 10 học sinh/môn; môn Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh lớp 8 mỗi đội tuyển chọn 5 học sinh/môn; chọn đội tuyển tiếng Anh, Toán mạng, TDTT từ khối 6 đến khối 9. Tổ chức bồi dưỡng ngay từ đầu năm học để các em tham gia thi HS giỏi huyện dự kiến vào giữa tháng 2/2015 (riêng học sinh tham gia dự thi HSG môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh phải có điểm kiểm tra 03 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh cuối kỳ 1 đạt từ điểm 6 trở lên).
CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU XẾP LOẠI 2 MẶT GIÁO DỤC
KHỐI
SĨ SỐ
HỌC LỰC(%)
HẠNH KIỂM(%)
GHI CHÚ
Giỏi
Khá
Yếu
Tốt (%)
Khá (%)
TB&Yếu
(%)
6
180
25
45
0
82
18
0
7
179
22
51
0,5
82
16
2
8
156
32
45
2
82
15
3
9
182
24
47
0
83
17
0
+
697
24
48
1
82,5
17
1,5
* Chỉ tiêu phấn đấu: 
Học sinh giỏi huyện: 165 em 
Học sinh xếp loại học lực giỏi: 167 em (24%)
Học sinh xếp loại học lực khá: 334 em (48%)
Lớp tiên tiến xuất sắc: 08 lớp
Lớp tiên tiến : 12 lớp 
Lên lớp thẳng: 99 % 
Tốt nghiệp THCS 100 % 
Duy trì sĩ số : 100%
Học sinh đỗ vào lớp 10 THPT: 135 em (hệ công lập)
IV. Nâng cao chất lượng đội ngũ, ứng dụng công nghệ thông tin
1) Nâng cao chất lượng đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, trong kiểm tra đánh giá.
- Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ. Thực hiện đúng quy định về hội họp, quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- Không ngừng cải tiến các hình thức để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Thực hiện nghiêm chế độ tiền lương; nâng lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo cho CB, GV, NV theo quy định. Với hình thức tín chấp với ngân hàng, tổ chức cho GV vay vốn; xây dựng quỹ xoay vòng, gây quỹ để tổ chức tham quan, du lịch… cho CB, GV, NV trong trường.
- Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV theo hướng dẫn của Bộ và Sở GD-ĐT tạo điều kiện cho GV Tiếng Anh tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuẩn bị cho dạy Tiếng Anh theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
- Tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, tổ chức sinh hoạt 2 kỳ/tháng, sinh hoạt nhóm chuyên môn 4 kỳ/tháng (giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường 1 lần vào chiều thứ 5 tuần thứ nhất của tháng). Nội dung sinh hoạt thảo luận, tháo gỡ các khó khăn trong nhóm chuyên môn, trong giảng dạy các bài khó, các vấn đề khó tổ chức các hội thảo, các chuyên đề có chất lượng liên hệ với trường bạn tổ chức các chuyên đề liên trường. Tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi. Tuyển chọn, bồi dưỡng, giúp đỡ, giáo viên tham dự hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn.
2) Ứng dụng công nghệ thông tin
- Xây dựng kế hoạch sửa chữa, trang bị thêm máy tính, máy chiếu, thiết bị âm thanh để kịp thời phục vụ cho quản lý và dạy học trong trường.
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy; góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục.
- Các công văn lãnh đạo trường sẽ gửi Email cho CB, GV, NV do đó tất cả các thành viên phải thường xuyên truy cập để nắm bắt thông tin và xử lý thông tin.
- Giáo viên tiếp tục học hỏi để soạn, giảng bài có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Thường xuyên truy cập vào tra

File đính kèm:

  • docKe hoach thuc hien nhiem vu nam hoc 2014 2015.doc
Giáo án liên quan