Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác - Năm học 2013-2014

THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ:” THANH NIÊN GÓP PHẦN BẢO VỆ HOÀ BÌNH”

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này, học sinh cần:

- Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình.

- Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình.

- Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Nội dụng:

- Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, là sự thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người, chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người.

- Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.

- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mất chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, duy trì hoà bình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: 13/01/2014
Tiết: Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ:” THANH NIÊN GÓP PHẦN BẢO VỆ HOÀ BÌNH”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình.
- Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình.
- Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.
1. Nội dụng:
- Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, là sự thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người, chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người.
- Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.
- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mất chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, duy trì hoà bình.
2. Hình thức:
- Thảo luận, tranh luận.
- Văn nghệ xen kẽ.
- Thi kiến thức và hát.
- Trò chơi đố vui.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nêu mục đích, yêu cầu hoạt động cho cả lớp nhằm giúp HS định hướng đúng và sẵn sàng tham gia.
- Cung cấp cho HS những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hoà bình cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu nhập thêm thông tin ở các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đồng thời yêu cầu liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến sự hợp tác, thân thiện hoặc xung đột, mâu thuẫn và cách giải quyết...
- Gợi ý một số câu hỏi, vấn đề thảo luận.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động và bổ sung thêm các câu hỏi thảo luận.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị, phân công tổ chức hoạt động.
- Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận.
- Phân công người điều khiển chương trình thảo luận, trò chơi.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Giao lưu văn nghệ.
GV: yêu cầu lớp phó văn thể mĩ tìm các bài hát liên quan đến chủ đề để hát tập thể.
 Bài: “Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục” bài “Em như chim Bồ câu trắng - Trần Ngọc” và bài” Tự nguyện - Trương Quốc Khánh”
Hoạt động 2: Thảo luận chuyên đề” Thanh niên góp phần bảo vệ hoà bình “
* Phần đố vui:
GV: Lần lượt chiếu các gói câu hỏi yêu cầu HS chọn câu hỏi và trả lời.=> Từ đó đưa ra từ chìa khoá.
GV: Chiếu một số hình ảnh về chiến tranh và hậu quả chiến tranh cho HS quan sát. Yêu cầu HS thảo luận một số câu hỏi sau:
- Như thế nào là hoà bình? 
- Ý nghĩa của hoà bình?
- Vì sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình?
- Cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? (trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội...).
- Sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh?
- Biểu hiện của lòng yêu hoà bình?
- Hậu quả của chiến tranh?
GV: Theo em thanh niên cần phải làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?
- GV củng cố bài học và hướng dẫn soạn bài mới.
* Từ chìa khoá: Hoà bình.
- Hòa bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển.
-Hòa bình mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi dân tộc
- Hòa bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
à Vì vậy hòa bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. 
* Hòa bình là niềm ước ao, là hạnh phúc của nhân loại. Hòa bình là sự bình yên chung sống trong một phạm vi. một lãnh thổ, một quốc gia hay một cộng đồng lớn hơn, trong hòa bình vẫn có đấu tranh, 
( đấu tranh khác với chiến tranh ) đấu tranh để sinh tồn, phát triển nâng cao đời sống cộng đồng . . .
* Chiến tranh là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai hoặc nhiều phía với nhau để tranh giành quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây đổ máu, chết chóc, đói khổ v .v . . .chiến tranh lớn có thể gây sự tàn khốc cho cả Nhân loại.
- Tích cực học tập, nâng cao sự hiểu biết.
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự, có văn hóa.
- Nhận thức đúng về tình hữu ghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc.
V. BỔ SUNG-RÚT KINH NGHIỆM.
................................

File đính kèm:

  • docHDNGLL11-2.doc