Kế hoạch chuyên môn Hóa học năm học 2010 - 2011

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi- Khó khăn:

 Địa phương đã quan tâm và tạo điều kiện cho sự phat triển giáo dục của địa phương, động viên con em đi học.

Môi trường giáo dục tại địa phương đã phát triển tương đối rộng rãi.

Điều kiện cơ sở vật chất của trường THPT Số 1 Mộ Đức tương đối tốt, thiết bị dạy học của nhà trường phần nào đã đáp ứng được yêu cầu dạy học, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.

 + Tuy nhiên điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn.

+ Về kiến thức của học sinh còn có hạn chế, năng lực tự học của một bộ phận học sinh còn thấp. Một bộ phận học sinh còn có ý thức kém trong việc học tập. Tâm sinh lý thay đổi (do tâm lý lứa tuổi).

 + Việc mua sắm đồ dùng học tập còn thiếu đồng bộ, thời gian sử dụng còn ít

 + Một số học sinh ở xa trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chuyên môn Hóa học năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(phương pháp chiết, phương pháp nhiệt).
H3PO4 không có tính oxi hoá, bị tác dụng bởi nhiệt, là axit trung bình ba lần axit.
Tính chất của muối photphat (tính tan, phản ứng thuỷ phân), cách nhận biết ion photphat.
Về kĩ năng
Viết các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
Giải được bài tập: Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % khối lượng muối phot phat trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Hóa chất : H2SO4đặc, Dung dịch AgNO3, d2 Na3PO4, d2 KNO3.
Dụng cụ: ống nghiệm.
24
Bài 16.
PHÂN BÓN HÓA HỌC
Về kiến thức
HS biết:
Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác ( phức hợp và vi lượng).
Về kĩ năng
Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở việt nam.
13
25
Bài 17.
LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Về kiến thức
Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí, hoá học, điều chế và ứng dụng của photpho và một số hợp chất của phot pho.
Về kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại bài tập.
Nhận biết
Hoàn thành chuỗi phản ứng.
Điều chế.
Giải bài tập dựa vào phương trình phản ứng.
Hệ thống câu hỏi và bài tập.
26
Bài 18.
THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO 
Về kiến thức
HS biết: Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm.
Điều chế khí NH3, thử tính chất bazơ yếu của dung dịch.
Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.
Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.
Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể : Nhận biết amoni sunfat, phân biệt 
dung dịch kali clorua và supephotphat kép.
Về kĩ năng
Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
Quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết các phương trình hoá học.
Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
Viết tường trình thí nghiệm.
Dụng cụ thí nghiệm
Ong nghiệm
Nút cao su đậy ống nghiệm kèm 1 ống dẫn thuỷ tinh.
Bộ giá thí nghiệm đơn giản.
Đèn cồn
Giá ống nghiệm
 Hoá chất :NH4Cl , NaOH , giấy chỉ thị màu, dd Phenolphtalêin, HNO3 đậm đặc, Cu, phân kali nitrat, phân amonisunfat, phân superphotphat kép, H2SO4, dd BCl2, AgNO3, AlCl3.
14
27
KIỂM TRA 45’
Về kiến thức
Củng cố các kiến thức trong chương Nitơ – Photpho.
Về kĩ năng
Rèn luyện các kỹ năng về viết phương trình phản ứng , hoàn thành chuỗi , nhận biết.
Giải các dạng bài tập .
Đề kiểm tra.
CHƯƠNG 3. NHÓM CACBON
28
Bài 19.
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON
Về kiến thức
HS hiểu:
Vị trí của nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử các nguyên tố.
Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cacbon, sự biến đổi tính kim loại, phi kim, tính oxi hoá.
HS biết:
Sự biến đổi tính chất của oxit, hợp chất với hiđro, khả năng tạo liên kết cộng hoá trị và tạo mạch đồng nhất.
Về kĩ năng
Dự đoán tính chất chung và sự biến đổi tính chất đơn chất trong nhóm.
Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử. trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
Viết các phương trình hóa học minh hoạ cho sự biến đổi tính chất của đơn chất, tính chất của hợp chất.trong nhóm.
Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
GV chuẩn bị: Bảng tuần hoàn , Bảng 3.1 ( SGK ). Một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon.
HS: On lại kiến thức về: Cấu tạo nguyên tử, Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn.
15
29
Bài 20.
CACBON
Về kiến thức
HS hiểu:
Cacbon có tính oxi hoá yếu (oxi hóa hiđro và canxi), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất vô cơ, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
HS biết:
Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử , các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí , ứng dụng.
Về kĩ năng
Dự đoán tính chất hoá học của cacbon, kiểm tra và kết luận.
Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của cacbon.
Giải được bài tập: Tinh khối lượng cacbon tham gia phản ứng với hỗn hợp chất khử hoặc % khối lượng các chất trong sản phẩm, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
Mô hình than chì , kim cương; Mẩu than gỗ, than muội.
30
Bài 21.
HỢP CHẤT CỦA CACBON
Về kiến thức
HS hiểu:
CO có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại).
CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
 H2CO3 là axit yếu, hai nấc, không bền dựa vào hằng số cân bằng Kc.
HS biết:
Tính chất vật lí của CO, CO2 và muối cacbonat.
Tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit, với dung dịch kiềm).
Điều chế khí CO2, CO trong công nghiệp (tạo khí lò ga, khí than ướt) và trong phòng thí nghiệm.
Thành phần hoá học, ứng dụng của một số muối cacbonat quan trọng
Về kĩ năng
Viết được công thức cấu tạo của CO, CO2.
Suy đoán tính chất từ cấu tạo phân tử ( số oxi hoá của C), kiểm tra và kết luận.
Thực hiện một số thí nghiệm, quan sát hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
Giải được bài tập : Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập tổng hợp khác có nội dung liên quan.
On tập lại cách viết cấu hình e và phân bố e vào các ô lượng tử .Xem lại cấu tạo phân tử CO2.
16
31
Bài 22.
SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
Về kiến thức
HS hiểu:
Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử dạng ô lượng tử.
Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, flo, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
HS biết:
Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
SiO2: Tính chất vật lí , tính chất hoá học của SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
H2SiO 3: Tính chất vật lí , tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
Về kĩ năng
Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.
Giải được bài tập: Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Chuẩn bị phiếu học tập.
Hệ thống câu hỏi và bài tập.
32
Bài 23.
CÔNG NGHIỆP SILICAT
Về kiến thức
HS biết:
Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.
Thành phần hoá học, tính chất ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu).
Đồ gốm: phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.
Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.
Về kĩ năng
Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
Giải được bài tập: Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới dạng hợp chất các oxit theo % khối lượng của các oxit, bài tập khác có nội dung liên quan.
Gv : mẫu ximăng , sơ đồ lò quay clanke ( hình 4.11 ). Sơ đồ lò quay sản xuất clanke (hình 4.11) , Mẫu ximăng.
Hs : tìm kiếm các mẫu vật bằng thuỷ tinh, gốm, sứ. Tìm hiểu tính chất của các hợp chất đó, sưu tầm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ.
17
33
Bài 24.
LUYỆN TẬP
Về kiến thức
Tính chất cơ bản của cac bon và silic.
Tính chất các hợp chất CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat.
Về kĩ năng
Vận dụng lý thuyết để giải thích các tính chất của đơn chất và các hợp chất của cacbon và silic.
Rèn kỹ năng giải bài tập.
Chuẩn bị phiếu học tập.
Hệ thống câu hỏi và bài tập.,
34
ÔN TẬP HKI
Theo kế hoạch tổ chuyên môn.
18
35
19
36
KIỂM TRA HKI
Đề thi.
CHƯƠNG 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
20
37
Bài 25.
HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Về kiến thức
HS biết:
Khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
Về kĩ năng
HS nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
Dụng cụ : Bộ dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu.
Tranh vẽ bộ dụng cụ chưng cất.
Hoá chất: Nước, dầu ăn.
38
Bài 26.
PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN HỢP CHẤT HỮU CƠ
Về kiến thức
HS biết:
Phân loại hợp chất hữu cơ.
Gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.
Về kĩ năng
HS có kĩ năng gọi tên hợp chất hữu cơ theo công thức cấu tạo và kĩ năng từ tên gọi viết công thức cấu tạo.
Tranh phóng to hình 5.4 SGK.
Mô hình một số phân tử trong hình 5.4 SGK.
Bảng phụ số đếm và tên mạch cacbon chính.
Bảng sơ đồ phân loại hợp chất hữu cơ.
39
Bài 27.
PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
Về kiến thức
HS biết:
Nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố.
Cách tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết qủa phân tích.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng tính hàm lượng % nguyên tố từ kết quả phân tích.
Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, phễu thuỷ tinh, capsun, giấy lọc, ống dẫn khí như hình 5.5, 5.6 SGK.
Hoá chất: Glucozơ, CuSO4 (khan), dung dịch Ca(OH)2, dung dịch AgNO3, CHCl3.
21
40
Bài 28.
CÔNG THỨC PHÂN TỬ
Về kiến thức
HS biết: 
Các khái niệm và ý nghĩa : Công thức đơn giản nhất, công thức phân tử.
Về kĩ năng
Cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố.
Cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.
Máy tính bỏ túi.
41
Bài 29.
LUYỆN TẬP
 CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC HỮU CƠ
Về kiến thức
Củng cố lại cách thiếp lập công thức đơn giản từ kết quả phân tích nghuyên tố
Về kỹ năng
Củng cố cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.
42
Bài 30.
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Về kiến thức
HS biết:
Khái niệm về đồng phân cấu tạ

File đính kèm:

  • docKHCM 11NC co chuan KT KN.doc
Giáo án liên quan