Giáo án Hóa học 11 - Tiết 24: Hợp chất của cacbon

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức Học sinh biết:

- Cấu tạo phân tử CO và CO2.

- Biết tính chất vật lí, hoá học, cách điều chế CO và CO2.

- Tính chất vật lí, hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.

- Ứng dụng của các hợp chất cacbon.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các hợp chất cacbon trong đời sống.

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập lý thuyết và tính toán có liên quan.

3. Thái độ, tình cảm:

Biết ảnh hưởng của CO2 đến môi trường do đó HS có ý thức bảo vệ môi trường khi học bài này.

II. Phương pháp giảng dạy

- Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn.

2. Học sinh

- Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 24: Hợp chất của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24
Ngày soạn: 7/11/2009
Ngày dạy: 13/11/2009
HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức Học sinh biết:
Cấu tạo phân tử CO và CO2.
Biết tính chất vật lí, hoá học, cách điều chế CO và CO2.
Tính chất vật lí, hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.
Ứng dụng của các hợp chất cacbon.
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các hợp chất cacbon trong đời sống.
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập lý thuyết và tính toán có liên quan.
3. Thái độ, tình cảm: 
Biết ảnh hưởng của CO2 đến môi trường do đó HS có ý thức bảo vệ môi trường khi học bài này.
II. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn.
Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp
Khởi động (5’)
Mục tiêu: Kiểm tra quá trình chuẩn bị bài của HS.
KT Bài cũ:
Trình bày tính chất hoá học cơ bản của cacbon và cho thí dụ minh họa. Ứng dụng của một số dạng thù hình cacbon.
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10’)
Mục tiêu: 
- Tìm hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của CO.
GV: Yêu cầu học sinh viết cấu tạo của CO ? So sánh CO với N2 ? Nhận xét tính chất vật lý của CO ?
GV:yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời.
Chú ý độc tính của CO.
Giáo viên giải thích nguyên nhân độc tính của CO.
Tính chất hoá học của CO
Từ cấu tạo giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất hoá học của CO.
Cho thí dụ minh hoạ
Ứng dụng của tính khử để làm gì ?
Điều chế
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết CO có thể được sản xuất bằng những cách nào ?
Hoạt động 2(10’) 
Mục tiêu:
Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học của CO2.
Tính chất vật lí:
Yêu cầu học sinh cho biết tính chất vật lí của CO2.
Tính chất hoá học 
Mức oxi hoá +4 của cacbon khá bền nên nó không có tính oxi hoá mạnh. Vì sao như vậy ?
Cacbon đioxit là oxit axit, hãy cho thí dụ minh hoạ.
Chú ý phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm.(tương tự SO2)
Điều chế CO2
Phương pháp điều chế CO2 trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động 9 (15’)
Mục tiêu:
HS biết tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.
GV:Tính chất vật lý hoá học của axit cacbonic ? Nó tạo ra bao nhiêu muối ?
GV: Tính tan của các muối cacbonat như thế nào ?
GV:Tính chất hoá học của muối cacbonat ?
Cho thí dụ ?
Độ bền nhiệt của các muối cacbonat, hiđrocacbonat như thế nào ?
Hoạt động 10 Ứng dụng của muối cacbonat
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
Liên hệ thực tế.
A. CACBON MONOXIT CO
Cấu tạo phân tử
I. Tính chất vật lí
CO là khí không màu, không mùi, không vị.
Khí CO rất độc.
II. Tính chất hoá học
CO kém hoạt động ở nhiệt độ thường và có tính khử.
1. Cacbon monoxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính).
2. Tính khử
Tác dụng với oxi.
+2
+4
2CO+ O2 2CO2
rH < 0
Tác dụng với oxit kim loại
+2
+4
3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe
III. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
HCOOH CO + H2O
2. Trong công nghiệp
C+ H2OCO + H2
CO2 + C 2CO
B. CACBON ĐIOXIT CO2
I. Tính chất vật lí (SGK)
II. Tính chất hoá học
1. Cacbon đioxit không duy trì sự cháy, sự sống.
2. Cacbon đioxit là oxit axit
Tác dụng với nước.
CO2(k)+ H2O(l)D H2CO3(dd)
Tác dụng với kiềm.
CO2 + NaOH→ NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH →Na2CO3 + H2O (2)
Nếu k ≤ 1 thì xảy ra phản ứng (1).
Nếu 1 < k < 2 thì xảy ra phản ứng (1) và (2).
Nếu k ≥ 2 thì xảy ra phản ứng (2).
Tác dụng với oxit bazơ (kiềm)
CO2 + CaO → CaCO3
III. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
Muối cacbonat + axit HCl, H2SO4
CaCO3 + HCl → CO2 + CaCl2 + H2O
2. Trong công nghiệp
Thu hồi từ khí thải
C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Axit cacbonic
Axit cacbonic là axit yếu kém bền.
H2CO3 D H+ + HCO3-
HCO3- D H+ + CO32-
II. Muối cacbonat
1. Tính chất
a. Tính tan
Tất cả các muối cacbonat đều không tan trừ cacbonat kim loại kiềm và amoni.
Muối hiđrocacbonat dễ tan hơn muối cacbonat.
b. Tác dụng với axit
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑
HCO3- + H+ →H2O + CO2↑
Na2CO3 + 2HCl →NaCl + CO2 ↑+ H2O
CO32- + 2H+ →CO2 ↑+ H2O
b. Tác dụng với dung dịch kiềm
Muối hiđrocacbonat tác dụng với dung dịch kiềm
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 +H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
d. Phản ứng nhiệt phân
Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nhiệt. Muối cacbonat của các kim loại khác và muối hiđrocacbonat kém bền nhiệt.
MgCO3 (r) MgO(r)+ CO2 (k)
2NaHCO3(r) Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
2. Ứng dụng (SGK)
V. Tổng kết (5’)
Củng cố
Hoàn thành dãy chuyển hóa sau
C DCO2 DNa2CO3 →CaCO3
 ↓↑
 CO
Dặn dò
Làm bài tập SGK và SBT.
Chuẩn bị nội dung bài “Silic và các hợp chất của silic”

File đính kèm:

  • docTiet24.11.doc