Hướng dẫn sử dụng fontmusic

công cụ này, bạn có thể viết một bản nhạc ngay trong văn bản của Word, và bản nhạc này có thể được xướng lên, lưu lại thành file midi hay xuất ra thành file ảnh. Để đưa nội dung một trang nhạc vào văn bản (MS Word), thông thường bạn phải tạo trang nhạc được viết dưới hình thức hình ảnh để dán vào. Music Making là phần mềm giúp bạn chèn vào một trang nhạc ngay trên văn bản hiện hành một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. khi cài đặt, biểu tượng của chương trình (nốt nhạc màu xanh lục) tự động hiện diện ở thanh định dạng trong ứng dụng MS Word, bạn click vào ấy để bắt đầu viết nhạc. Lúc này, trên trang văn bản xuất hiện một khuông nhạc mặc định 1 ô nhịp 4/4. Nếu click chuột 2 lần, bạn sẽ có 2 khuông nhạc. Tiếp tục, bạn click đúp chuột vào khuông nhạc vào chương trình để bắt đầu viết nhạc. Thay vì thực hiện ngay, bạn có thể tạo một trang mới, bằng cách vào menu File> New. Tại đây, bạn đặt tên bản nhạc (tác giả, thơ) đồng thời chọn số lượng nhịp, số chỉ nhịp, dấu hóa, nhạc cụ biểu diễn, khoảng cách dòng, thiết đặt trang in. Để tăng thêm số lượng ô nhịp, bạn nhấn phím Ctrl+Enter hoặc bỏ bớt ô nhịp thì nhấn Ctrl+Del. Muốn thay đổi số chỉ nhịp, bạn vào menu Composition > Measure > Measure Properties rồi thiết đặt thay đổi trong hộp thoại Measure Properties, hoặc chỉnh sửa phông chữ thì click phải vào nội dung ấy rồi chọn Edit Text. Bạn có thể thao tác nhanh bằng các phím tắt: Q (chọn điểm), W (viết nốt), E (xóa), C (đặt khóa nhạc), Z (thay đổi số chỉ nhịp), X (đặt dấu hóa), V (nốt láy), số 1, 2, 3, 4. kết hợp phím W để viết các hình nốt tròn, trắng, đen, móc đơn. Nhấn thêm U tạo nốt chấm đôi. Kết hợp phím mũi tên để di chuyển vị trí nháy chuột đến ô nhịp khác. Bạn cũng không quên, nếu cần, vào menu Service > Settings để thiết đặt tốc độ thể hiện, thời gian

doc32 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn sử dụng fontmusic, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt và tìm đến file Encore453.exe vừa setup xong, nhấn OK để update. Sau khi xong, nó sẽ báo là việc update đã hoàn thành (successfully).
Một đôi điều cần lưu ý sau khi cài đặt Encore
- Đối với Encore 4.5: Sau khi cài đặt xong, nếu khi chạy mà chương trình báo lỗi là bạn chưa test phần âm thanh Midi thì bạn hãy làm như sau: – Mở menu Setup – click chọn MIDI setup – Chọn Microsoft GS Wavetable Sync trong khung Port A và Port B của phần Midi Out, còn nếu bạn có nối dây Midi từ máy tính vào đàn Organ thì chọn chế độ thiết lập trong khung Port A và Port B của phần Midi In để sau này Encore có thể thu lại từ đàn Organ. Nhấn OK để chấp nhận phần Setup này, sau đó mở tiếp menu Setup lần nữa, click chọn Save Preferences để lưu cấu hình lại, lần sau mở ra sẽ không còn báo lỗi nữa. Bạn cũng nên mở menu Setup – Toolbars setup rồi thêm hoặc bớt các nút công cụ theo ý mình cho dễ dùng, sau đó cũng Save Preferences lại để lưu cấu hình.
- Đối với Encore 4.5.5: Sau khi cài đặt xong cũng nên xem lại phần âm thanh MIDI và thao tác như đã nói ở phần trên, Sau đó, bạn cần phải mở menu Windows – click chọn Toolbars để thanh công cụ xuất hiện, thao tác thêm bớt các nút công cụ như đã nói ở phần này. Trong Encore 4.5.5, bạn cần phải xác định thêm phần định dạng file Encore để sau này bạn có thể nhấp đúp vào file Enc trong Windows Explorer để mở nó ra. Cách làm như sau: Bạn mở Windows Explorer, tìm đến một file Encore có đuôi là ENC bất kỳ, click nút phải chuột vào file đó – click chọn Open with – Hộp thoại Choose Program xuất hiện – Bạn chọn chương trình Encore trong danh sách, nếu không có thì nhấn nút Browse dẫn đến chương trình đó trong mục Program Files của ổ đĩa C – Đánh dấu kiểm vào dòng Always use the selected program to open this kind of files. – Nhấn OK để lần sau khi nhấp đúp file ENC, các files ấy sẽ tự mở ra trong Encore. Trong Encore 4.5 thì khỏi thiết lập phần này. Cả hai chương trình này đều chạy ổn định, phát âm thanh tốt, save và in ấn bình thường. Chúc bạn thành công và vui với Encore mãi.
Trong quá trình soạn nhạc, nếu có gì thắc mắc cần trao đổi thêm về chương trình soạn nhạc Encore này, xin hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ nghglan@gmail.com hoặc click vào Comments dưới đây để cùng trao đổi góp ý.
- Quý vị cũng có thể click vào đây để download miễn phí phần Hướng dẫn soạn nhạc bằng chương trình Encore do chính tác giả trang web này biên soạn bằng tiếng Việt. Khi download về, giải nén và chạy file hướng dẫn này (dạng *.CHM) trực tiếp mà không cần phải setup
2- Tạo một trang nhạc mới
Khi vào Encore, một trang nhạc mới sẽ tự xuất hiện với kiểu ngầm định là Piano, gồm 5 dòng nhạc (systems), mỗi dòng 2 khuông (staves) dùng cho bè cao (khoá Sol) và bè thấp (khoá Fa), mỗi khuông 3 ô nhịp, còn gọi là trường canh (measures), đây là trang nhạc chuẩn cho piano. Nếu không ưa thích sự lựa chọn này, bạn mở menu File – New hoặc nhấn Ctrl+N để mở trang mới rồi chọn theo ý bạn, hộp thoại Choose Page Layout xuất hiện như sau:
Staves per system: số khuông cho mỗi dòng nhạc
Systems per page: số dòng nhạc cho mỗi trang
Measures per system: số ô nhịp cho mỗi dòng nhạc.
Staff format: Định dạng khuông nhạc. Gồm có các kiểu Template (kiểu mẫu có sẵn trên bản Full mới có), Single staves (khuông nhạc đơn, không có bè trầm), Piano và Piano Vocal (soạn cho piano có thêm lời ca).
Để viết các bản nhạc thông thường, bạn cần chọn Single Staves, vì dạng này viết đơn giản cũng như có thể chuyển thành những bản tổng phổ nhiều bè, nhiều loại nhạc cụ khác nhau một cách dễ dàng chứ kiểu Piano hoặc Piano-vocal thì bạn không thể chọn tiếng, vì nó đã được định chuẩn tiếng Piano rồi.
Lưu ý là khi viết những bản nhạc nhiều bè để sau này xuất ra file Midi, bạn dùng dạng Single Staves và tùy theo số loại nhạc cụ cần có mà chọn khuông nhạc (staves) cho mỗi dòng nhạc (system). Thí dụ như viết một bản nhạc gồm 4 bè nằm trên 4 khuông nhạc khác nhau, bạn nhấn Single Staves thì dòng Staves per system phía trên sẽ hiện rõ, bạn gõ số 4 thay cho số 2, nhấn OK là xong. Trường hợp có những bản nhạc lúc cần 4 khuông lúc chỉ cần 2 khuông thôi thì bạn vẫn chọn đúng 4 khuông, sau này những khuông không cần thì mình giấu nó đi chứ không phải xóa. Cách giấu khuông nhạc chúng ta sẽ đề cập trong những phần sau.
Chọn xong, bạn nhấn OK để mở trang nhạc mới theo chỉ định của bạn.
Sau đó, bạn mở menu File, chọn Page Setup (trước đây gọi là Score settings) để định lại trang nhạc vừa rồi như chừa lề (margins) và tỷ lệ (%) khuông nhạc so với tờ giấy để khi in ra cho đẹp.
Bạn nên chọn 95 % và margins là 1.6 cm thì vừa. Chú ý: Nếu bạn không định lại phần margins này thì khi in ra, khuông nhạc sẽ sát với lề khổ giấy A4, trông rất xấu.
Nếu muốn in trên một khổ giấy nhỏ hơn, thí dụ như A5 chẳng hạn, bạn cần click vào Printer setup rồi định lại khổ giấy ngay trên máy in của bạn, sau đó nhấn OK để thi hành, trang nhạc trên Encore sẽ có kích thước như bạn đã chỉ định.
Thông thường, Encore ngầm định kích cỡ khuông nhạc thuộc size 3, tuy nhiên, bạn có thể chỉnh lại cho nhỏ hơn một chút hoặc lớn hơn một chút theo ý mình tùy nhu cầu sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy để chế bản vào trang sách nhạc, nên định lại size là 2 sẽ thấy vừa mắt hơn. Cách định lại kích thước khuông nhạc như sau:
Mở menu Windows – Staff sheet (hoặc nhấn Ctrl+/), hộp thoại Staff sheet xuất hiện, đây là chức năng cần thiết cho trang nhạc của mình với nhiều tùy chọn về kích cỡ, về chọn nhạc cụ, âm thanh v.v nhưng đây ta chỉ bàn về kích thước khuông nhạc đã, những phần kia chúng ta sẽ nói sau. Để định lại kích thước, bạn nhấn vào số 3 ở cột Size, một hộp thoại khác xuất hiện (Set staff size) cho bạn gõ số 2 hoặc click chọn số 1, 2, 3, 4 nhấn Enter hoặc OK là xong.
Bây giờ bạn có thể viết những gì mình thích lên khuông nhạc được rồi đó. một điều cần nhớ là lâu lâu hãy nhấn Ctrl+S để lưu lại, vì ý nhạc thường đến bất chợt mà điện thì hay cúp giữa chừng, do đó mỗi lần có ý nhạc hay, sau khi ghi xong, bạn nên lưu lại ngay cho chắc ăn.
3- Cách viết nhạc thông thường
Khi vào chương trình, Encore đã ngầm định cho bạn chế độ AutoSpace và AutoGuess/Beam , nghĩa là nốt nhạc bạn ghi vào khuông sẽ được tự động sắp xếp về vị trí cũng như về nối kết.
Để viết nhạc, bạn click vào nút có hình cây bút chì trên thanh công cụ chuẩn, muốn ghi nốt nào, bạn click vào hình nốt ấy trên thanh nút công cụ nằm bên trái màn hình có ghi chữ Notes rồi ghi vào khuông nhạc.
Muốn xóa nốt vừa ghi sai, bạn click vào nút có hình cục tẩy (hoặc nhấn phím E), đưa trỏ chuột xuống rồi click vào ngay nốt ấy.
Muốn ghi nốt thăng (#, phím tắt là S) hoặc giáng (b, phím tắt là F), bạn ghi nốt đó trước rồi hãy click vào dấu # trên thanh công cụ, sau đó, đưa dấu thăng ấy đến ngay nốt đó rồi click vào, các nốt có cùng cao độ ngay sau đó trong cùng một ô nhịp sẽ được tự động bình trở lại, bạn muốn thăng hoặc giảm các nốt nhạc đó trong cả trường canh thì phải ghi dấu thăng hoặc giảm chồng lên nốt đó.
Thông thường thì các dấu hóa thăng giảm ghi ở đầu trường canh thì có giá trị cho cả trường canh đó nên các nốt sau không cần mang dấu hóa đó vẫn được xem là đã có, nhưng nếu bạn muốn nốt sau vẫn hiển thị dấu hóa đó thì khi ghi dấu hóa, bạn nhấn kèm phím Ctrl là được.
Muốn ghi dấu chấm sau nốt để kéo dài trường độ, bạn click cả nốt và dấu chấm (phím tắt là D) rồi mới ghi vào khuông. Muốn ghi dấu liên ba (phím tắt là T), bạn cũng click cả nốt và dấu liên ba (3:2) rồi mới ghi vào khuông.
Các phím tắt thông dụng:
Phím số 1 : – Nốt tròn (dấu lặng tròn)
Phím số 2 : – Nốt trắng (Dấu lặng trắng)
Phím số 3 : – Nốt đen (Dấu lặng đen)
Phím số 4 : – Móc đơn (Dấu lặng móc đơn)
Phím số 5 : – Móc đôi (Dấu lặng móc đôi) v.v
Phím R: Chuyển đổi qua lại giữa các nốt và dấu lặng tương ứng.
Bạn có thể nhấn phím chữ T để viết dấu liên ba, chữ D để viết dấu chấm kéo dài trường độ sau nốt, chữ S để ghi dấu thăng, chữ F để ghi dấu giáng
Thí dụ để viết nốt đen, bạn nhấn phím số 3 rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt đen có chấm, bạn nhấn phím số 3 và phím D rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt Fa thăng, bạn viết nốt Fa trước, sau đó nhấn S rồi click vào nốt Fa trên khuông nhạc.
Theo chúng tôi, bạn nên kết hợp giữa bàn phím và chuột sẽ ghi nhạc nhanh hơn. Tay trái dùng bàn phím để gõ trường độ của nốt nhạc hoặc các phím tắt, tay phải dùng chuột để ghi cao độ nốt nhạc, luôn nhớ là nhấn phím R để chuyển đổi qua lại giữa dấu lặng và nốt nhạc, phím A để chuyển con trỏ chuột sang dạng mũi tên. Kết hợp lối viết kiểu này sẽ rất thuận tiện và rất chuyên nghiệp
4- Cách chọn các nốt nhạc
Cũng giống như trong Word hoặc các chương trình khác, khi muốn thao tác lên đối tượng nào, ta phải chọn đối tượng ấy trước đã. Encore cũng thế, nếu muốn thao tác trên các nốt nhạc như nối kết, tăng giảm cường độ hay trường độ nốt nhạc, hoặc copy nốt nhạc chẳng hạn, bạn cần phải chọn các nốt nhạc đó rồi mới có thể dùng lệnh để thi hành.
Xin lưu ý là khi chọn, bạn phải để con trỏ chuột ở trạng thái mũi tên, bằng cách nhấn vào nút mũi tên trên thanh công cụ ngang, hoặc nhấn phím A là được.
Chọn các nốt nhạc riêng rẽ: Cách đơn giản là dùng chuột rê xéo nốt đó hoặc nhấn kèm phím Shift rồi click vào ngay nốt nhạc đó là được, nếu chọn tiếp nốt khác nữa thì nhấn kèm thêm phím Shift và click vào nốt muốn chọn thêm. 
Chọn một chùm nốt nhạc: Dùng chuột rê xéo chùm nốt nhạc đó, nếu muốn chọn thêm chùm nốt nhạc khác thì nhấn kèm phím Shift rồi rê xéo y như trên. 
Chọn tất cả các nốt nhạc trong trường canh (measure) đó: Đưa con trỏ chuột vào trong trường canh đó rồi nhấp đúp, cả trường canh sẽ được bôi đen. 
Chọn tất cả các nốt trên khuông nhạc: Đưa con trỏ chuột sang bên ngoài rìa trái của khuông nhạc ấy rồi click vào để chọn, cả khuông nhạc sẽ được bôi đen. 
Chọn toàn bài: Nhấn Ctrl+A hoặc đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc đầu tiên rồi nhấp đúp là được. 
Chọn từng phần: Nếu đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc thứ mấy thì khi nhấp đúp, phần được chọn sẽ là từ khuông nhạc đó đến cuối bài. 
Để bỏ chọn, click vào một điểm bất kỳ trên trang nhạc.
5- Định dạng một trang nhạc
Định lại 

File đính kèm:

  • docHD su dung fontmusic.doc
Giáo án liên quan