Hướng dẫn môn Sinh học ôn tập Lớp 12
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen ; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ; Đột biến nhiễm sắc thể. Bài tập chương 1.
2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập chương 2.
3. Di truyền học quần thể
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối;Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập chương 3.
4. Ứng dụng di truyền học
Chọn giống vật nuôi và cây trồng; Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; Tạo giống bằng công nghệ tế bào; Tạo giống bằng công nghệ gen.
5. Di truyền học người
Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Phương pháp nghiên cứu di truyền người. Bài tập chương 5.
Phần VI. Tiến hóa
truyền chứa trong ADN D.Quá trình tổng hợp enzim ARN pôlimeraza từ thông tin di truyền chứa trong ADN 32: Các côđon nào dưới đây không mã hóa axitamin (côđon vô nghĩa) ? A.AUA, UAA, UXG B.AAU, GAU, UXA C.UAA, UAG, UGA D.XUG, AXG, GUA 33: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là : A.A liên kết với T, G liên kết với X B.A liên kết với U, G liên kết với X C.A liên kết với X, G liên kết với T D.A liên kết với U, G liên kết với U 34: Nguyên tắc bổ sung được thế hiện trong cỏ chế dịch mã là : A.A liên kết với T, G liên kết với X B.A liên kết với U, G liên kết với X C.A liên kết với X, G liên kết với T D.A liên kết với U, G liên kết với U 35: Loại ARN nà mang đối mã : A.mARN B.rARN C.tARN D.ARN của vi rút 36: Pôlixom có vai trò gì ? A.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục B.Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein cùng loại C.Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein khác loại D.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác 37: Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là : A.Bản mã sao B.Bản đối mã C.Bản mã gốc D.Bản dịch mã 38: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là : A.Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lân B.Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN C.Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza D.Việc lắp ghép các đơn phân thực hiện theo NTBS 39: Ở tế bào nhân thực mARN sau khi phiên mã song chúng tiếp tục hoàn thiện để trở thành mARN trưởng thành phải thực hiện quá trình nào : A.Cắt bỏ các đoạn intron không mã hóa axitamin B.Cắt bỏ các đoạn exon không mã hóa axitamin C.Cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon D.Cắt bỏ các đoạn exon nối các đoạn intron 40: Quá trình tổng hợp của ARN, Prôtêin diễn ra trong pha A.G1 của chu kì tế bào. B.G2 của chu kì tế bào. C.S của chu kì tế bào. D.M của chu kì tế bào. 41: Cơ chế điều hòa hoạt động của gen được Jaccôp và Mônô phát hiện vào năm 1961 ở đối tượng là : A.Vi khuẩn E.Coli B.Vi khuẩn Bacteria C.Thực khuẩn thể D.Plasmit 42: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì ? A.Nơi tiếp xúc với enzim ARN – polimerazza B.Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa C.Mang thông tin quy định enzim ARN – polimeraza D.Nơi liên kết với prôtêin điều hòa 43: Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.Coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là : A.Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế B.Chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron C.Chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opperon không hoạt động D.Các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các prôtêin tương ứng 44: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ được hiểu là : A.Gen có được phiên mã hay dịch mã hay không B.Gen có được biểu hiện kiểu hình hay không C.Gen có được dịch mã hay không D.Gen có được phiên mã hay không 45: Điều hòa hoạt động của gen chính là : A.Điều hòa lượng sản phẩm của gen được sinh ra B.Điều hòa lượng mARN được sinh ra C.Điều hòa lượng rARN được sinh ra D.Điều hòa lượng tARN được sinh ra 46: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là : A.Về khả năng phiên mã của gen B.Về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp C.Về vị trí phân bố của gen D.Về cấu trúc của gen 47: Cấu trúc của operon bao gồm những thành phần nào : A.Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy B.Gen điều hòa, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc C.Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng chỉ huy D.Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy 48: Đối với ôperon ở E.Coli thì tín hiệu điề hòa hoạt động của gen là : A.Đường lactôzơ B.Đường saccrôzơ C.Đường mantôzơ D.Đường glucôzơ 49: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở : A.Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã B.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã C.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã D.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã 50: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở : A.Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã B.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã và dịch mã C.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước quá trình phiên mã D.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã 51: Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi A.Gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt. B.Cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt. C.Cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường. D.Cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt. 52: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm A.Tổng hợp ra prôtêin cần thiết. B.Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin. C.ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. D.Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà. 53: Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn A.Trước phiên mã. B.Phiên mã. C.Dịch mã. D.Sau dịch mã. 54: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là A.Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã B.Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu. C.Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy. D.Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin. 55. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được : A. Đột biến ở mã mở đầu. B. Đột biến ở mã kết thúc. C. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. D. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. 56. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là : A. Có lợi cho cá thể. B. Có ưu thế so với bố, mẹ. C. Có hại cho cá thể. D. Không có lợi và không có hại cho cá thể. 57. Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hidro của gen : A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. 58. Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit : A. Chỉ lien quan tới 1 bộ ba. B. Dễ xảy ra thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác. C. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác. D. Làm thay đổi trình tự nucleotit của nhiều bộ ba. 59. Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số lien kết hidro của gen : A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. 60. Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào : A. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực đa bào. C. Sinh vật nhân thực đơn bào. D. Tất cả các loại sinh vật 61. Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là : A. Mất và them 1 cặp nucleotit. B. Mất và thay thế một cặp nuleotit. C. Thêm và thay thế một cặp nucleotit. D. Thay thế 1 và 2 cặp nucleotit. 62. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch đang tổng hợp khi AND đang tự nhân đôi là : A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. C. Thêm một cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. 63. Một đột biến gen (mất, them, thay thế một cặp nucleotit) được hình thành thường phải qua : A. 4 lần tự sao của AND. B. 3 lần tự sao của AND. C. 2 lần tự sao của AND. D. 1 lần tự sao của AND. 64. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi AND đang tự nhân đôi là : A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. C. Thêm một cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. 65. Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên tắc bổ sung khi AND đang tự nhân đôi : A. Thêm 1 cặp nucleotit. B. Thêm 2 cặp nucleotit. C. Mất 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác. 66. Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi nhiều nhất số lien kết hidro của gen : A. Thêm 1 cặp nucleotit. Mất 1 cặp nucleotit. B. Mất 1 cặp nucleotit. Thay thế 1 cặp nucleotit. C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hóa. D. Thêm 1 cặp nucleotit, thay thế 1 cặp nucleotit. 67. Dạng đột biến cấu trúc nào làm tăng số lượng gen nhiều nhất : A. Sát nhập NST này vào NST khác. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Chuyển đoạn không tương hỗ. D. Lặp đoạn trong một NST. 68. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là : A. Mất đoạn NST 22 B. Lặp đoạn NST 22 C. Đảo đoạn NST 22 D. Chuyển đoạn NST 22 69. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh A. Mức độ tiến hóa của loài. B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài. C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. Số lượng gen của mỗi loài. 70. Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên một NST là : A. Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. B. Lặp đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. D. Mất đoạn và lặp đoạn. 71. Mỗi nucleoxom được một đoạn AND dài chứa bao nhiêu cặp nuclotit quấn quanh : A. Chứa 140 cặp nucleotit. B. Chứa 142 cặp nucleotit. C. Chứa 144 cặp nucleotit. D. Chứa 146 cặp nucleotit. 72. Những dạng đột biến gen nào thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật : Mất và thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 1 trong bộ ba mã hóa. Mất và thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 3 trong bộ ba mã hóa. Mất và thêm 1 cặp nucleotit. D. Thêm và thay thế 1 cặp nucleotit. 73. Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng : A. Mất đoạn. B. Thêm đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ. 74. Những đột biến nào thường gây chết : Mất đoạn và lặp đoạn. B. Mất đoạn và đảo đoạn. C. Lặp đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn. 75. Cặp NST tương đồng là cặp NST : A. Giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. B. Giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. C. Khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. D. Giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. 76. Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng
File đính kèm:
- li thuyet cau hoi on thi TNPTTH 2011.doc