Hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành Địa lí 7

MỤC LỤC

 Trang

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ.

 I. Lý do chọn đề tài 2

 II. Mục đích nghiên cứu 2

 III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

 IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

 V. Phương pháp nghiên cứu 3

B. PHẦN NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

 I. Thực trạng đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ ở trường Trung học cơ sở: 3

 II. Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ: 5

 III. Tổ chức hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong thực hành địa lí 7 theo những hình thức học tập khác nhau. 11

IV. Các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình tổ chức đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7 12

 V. Kết quả đạt được 13

 VI. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng. 14

 VII. Phạm vi áp dụng. 15

 VIII. Bài học kinh nghiệm. 15

C. PHẦN KẾT LUẬN .16

 

doc19 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6245 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành Địa lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư quyển sách thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với Lược đồ, bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
	Đọc tên lược đồ, bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên lược đồ, bản đồ là gì?
	Ví dụ: 
Lược đồ, bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa hình (các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các ngành công nghiệp.
	Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
	Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí. 
	Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế với nhau) nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng, hiện tượng địa lí.
Ví dụ 1: 
Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ “Lược đồ phân bố dân cư châu Á” trong SGK Địa lí Lớp 7. (Bài 4: Thực hành: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI)
Yêu cầu sử dụng lược đồ: Nhận biết được các khu vực tập trung đông dân, thưa dân của châu Á, các đô thị lớn của châu Á phân bố ở những khu vực nào?
- Tên lược đồ : “Lược đồ phân bố dân cư châu Á, trang 14, bài 14”.
- Cách thể hiện: Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á, hình 4.4, trang 14, sách giáo khoa địa lí 7, thể hiện dân cư đô thị bằng phương pháp kí hiệu, dân cư nông thôn bằng phương pháp chấm điểm.
Dân số trên lược đồ thể hiện bằng các chấm đỏ (Đối với vùng đông dân thì chấm đỏ dày, thưa dân thì chấm đỏ ít). Các chấm đỏ to hay nhỏ là các đô thị đông dân hay ít dân.
Dựa vào kiến thức đã học trong bài và kiến thức ở bài 1, bài 2 và bài 3 giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ vào mẫu bảng 1 dưới đây.	
Dân cư châu Á
Phân bố (tên đô thị, tên khu vực tập trung đông dân)
Nhận xét
Đô thị trên 8 triệu người
Đô thị 5 – 8 triệu người
Khu vực tập trung đông dân
Ví dụ 2. Khi dạy Bài 34. SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI.
Yêu cầu sử dụng lược đồ: Hiểu được bình quân thu nhập đầu người ở các nước Châu Phi rất chênh lệch một số nước có thu nhập khá (trên 2500 USD/ người), trong khi một số nước ở mức nghèo đói (dưới 200 USD/ người).
- Tên biểu đồ: Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (năm 2000)
- Cách biểu hiện: Trên hình 34.1, thể hiện thu nhập bình quân đầu người (USD) của các nước châu Phi bằng phương pháp đồ giải. Thang đồ giải trên lược đồ được phân làm bốn cấp tương ứng với bốn mức thu nhập khác nhau. Mỗi nền màu gắn với một vài nước kèm theo với một chỉ số số lượng nhất định thể hiện thu nhập của một vài nước đó.
Giáo viên hướng dẫn đọc, hiểu lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi năm 2000, rồi ghi nội dung vào bảng dưới đây.
Thu nhập
Các nước
Nhận xét
>1000 USD/ người
< 200 USD/ người
Sau đó giáo viên kết luận theo bảng đã ghi sẵn.
Thu nhập
Các nước
Nhận xét
>1000 USD/ người
 Marốc, Angiêri, Tuyniduy, Libi, Aicập, Namibia, Botxoana và Cộng hòa Nam Phi.
Bình quân thu nhập đầu người không đều giữa các khu vực: Cộng hòa Nam Phi cao nhất, rồi đến Bắc Phi cuối cùng là Trung Phi.
< 200 USD/ người
 Buốckinaphaxô, Nigiê, Sát, Etiôpia, Xômali. 
Trong từng khu vực, sự phân bố bình quân thu nhập đầu người giữa các quốc gia không đều. 
Đối với bài thực hành này giáo viên có thể cho học sinh họp nhóm.
2. Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc, hiểu, phân tích sử dụng biểu đồ:
	Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số...).
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? (nhiệt độ, lượng mưa, các ngành kinh tế, dân số...) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị số các đại lượng được tính bằng gì?(mm, %, triệu người...).
- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện.
Ví dụ 3: Khi dạy Bài 12: Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
	4. Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây để chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do chọn.
- Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của trạm A, B, C, D, E.
- Cách thể hiện: Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của trạm A, B, C, D, E. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng (mm).
- Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ của trạm A, B, C, D, E, có sự chênh lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7) có tháng nhiệt độ thấp (tháng 1). Chúng ta biết rằng nhiệt độ môi trường đới nóng không bao giờ xuống âm 0C trừ môi trường hoang mạc. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất.
 - Dựa vào hình cột để xác định lượng mưa có tháng mưa nhiều (từ tháng mấy đến tháng mấy), có tháng mưa ít (từ tháng mấy đến tháng mấy). Sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất.
è Từ các phân tích trên giúp học sinh đọc, hiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các trạm để tìm ra được hai biểu đồ thuộc đới nóng đó là biểu đồ B và E.
III. Tổ chức hướng dẫn đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7 theo những hình thức học tập khác nhau.
	Để có thể tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, ngoài hình thức tổ chức học tập tập trung theo lớp như hiện nay, nên tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp.
1. Hình thức học tập cá nhân:
Dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi có sự cố gắng về trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Do đó, hình thức tự học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp được tự nghĩ, tự làm việc một cách tích cực để đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7. Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập cá nhân có thể như sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, xác định vấn đề trong bài thực hành (chung cho cả lớp) và hướng dẫn (gợi ý) học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành.
- Làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)
- Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo dõi, góp ý và bổ sung.
- Giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.
2. Hình thức học tập theo nhóm:
Trong học tập, không phải bất kì nhiệm vụ học tập nào cũng có thể hoàn thành bởi những hoạt động thuần túy cá nhân, có những bài tập, những câu hỏi, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp. Đòi hỏi các em phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ.
Tùy theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 4 - 6 học sinh, tùy mục đích và yêu cầu vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định (gồm có nam lẫn nữ, cả học sinh khá, trung bình, yếu, kém trong cùng một nhóm). Các nhóm có thể duy trì ổn định trong cả tiết có như vậy thì các em mới đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành.
Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể như sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, xác định vấn đề trong bài thực hành (chung cho cả lớp) và hướng dẫn (gợi ý) học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành.
- Làm việc nhóm (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)
- Thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau).
- Sau cùng giáo viên nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh nghiệm cho các nhóm làm việc chưa tốt. Có thể cho điểm nếu cần thiết.
IV. Các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình tổ chức đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong bài thực hành địa lí 7
* Cơ sở lý luận:
	Do các em chưa hiểu về khái niệm bản đồ và đặc điểm chung của môn địa lí 7 ra sao vì thế chúng ta phải cung cấp cho các em kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về bản đồ. 
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. (Sách giáo khoa địa lí 6)
- Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh sự phân bố, mối quan hệ của khách thể và mục đích tương ứng với nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của học sinh lớp 7.
- Lược đồ là bản đồ đơn giản, thường không có lưới bản đồ. Nó cho chúng ta khái niệm chung về hiện tượng, sự kiện đã được biểu hiện trên bản đồ, nêu bật được những nét cơ bản của chúng. 
2. Đặc điểm môn Địa lí:
- Trong môn địa lí cũng có những bài thực hành giống như môn toán hay vật lí. Các em phải biết vận dụng kiến thức mình có được để đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ trong các bài thực hành địa lí 7. Có như thế các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn. Vì vậy, để giúp học sinh đọc, hiểu, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ tốt thì các em cần coi trọng vấn đề như sau:
 + Nhìn thật kĩ các biểu tượng, chú thích trên lược đồ, bản đồ trong các bài 

File đính kèm:

  • docSKKN ĐIA LI 7.doc
  • docBIA SKKN.doc