Hệ thống menu và các chức năng cơ bản của MapInfo

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG M\

12

|1E0NU VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MAPINFO 4

1. Làm quen với phần mềm MapInfo 4

2. Hệ thống menu 5

3. Các thanh công cụ trong MapInfo 14

CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG MAPINFO 19

1. Tổ chức dữ liệu và bản đồ - Khái niệm Table 19

2. Đưa dữ liệu vào trong MapInfo 21

3. Map Layer 21

4. Cửa sổ Map, Browse, Graph, Layout 21

CHƯƠNG 3: TABLE VÀ QUẢN LÍ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG MAPINFO 23

1. Mở Table 23

2. Tạo cửa sổ bản đồ tổng hợp từ các Table 24

3. Duyệt qua một Table 24

4. Tạo biểu đồ cho Table - Graphing 25

5. Đóng Table 26

6. Ghi Table vào đĩa từ 26

7. Tạo Table mới 27

8. Biên tập cấu trúc của Table 29

9. Tạo bản sao và ghi lại Table dưới một tên mới 30

10. Đổi tên Table 31

11. Ghép nối các Table (Append Rows) 32

12. Xoá Table 33

13. Đóng gói Table 33

14. Cập nhật thông tin cho Table (Update Column) 33

15. Triết xuất Table (Export) 34

CHƯƠNG 4: BẢN ĐỒ MÁY TÍNH VÀ CÁC LỚP THÔNG TIN 37

1. Các thủ tục chung tạo ra bản đồ máy tính 37

2. Nhập dữ liệu vào bản đồ 42

3. Chọn các đối tượng trên bản đồ 48

4. Đăng kí hình ảnh vào bản đồ 54

5. Tạo lưới toạ độ 58

6. Tạo thước tỉ lệ của bản đồ 59

CHƯƠNG 5: VẼ VÀ BIÊN TẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢN ĐỒ 61

1. Vẽ đối tượng 61

2. Vẽ Symbol 61

3. Tạo đối tượng text 62

4. Biên tập đối tượng 62

5. Tạo lại hình dạng đối tượng bằng chức năng Reshape 63

6. Bắt dính điểm bằng chức năng Snap 64

7. Làm trơn và loại bỏ làm trơn các đối tượng bản đồ 65

8. Chuyển đổi đối tượng đường thành vùng 65

9. Chuyển đổi đối tượng vùng thành đường 65

CHƯƠNG 6: TẠO TRANG TRÌNH BÀY (LAYOUT) 66

1. Tạo trang trình bày mới 66

2. Tạo Frame trên trang Layout 67

3. Di chuyển Frame 67

4. Căn lề các đối tượng trên Layout 67

5. Tạo bóng cho Frame 68

6. Thao tác với các đối tượng giao nhau trên Layout 69

7. Thay đối tầm nhìn của Layout 69

8. Tạo ra các đối tượng chữ trên Layout 69

9. Các tham số của trang Layout 70

10. Tạo trang Layout mẫu 71

11. In trang Layout 71

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH ĐỊA LÝ TRONG MAPINFO 73

1. Set Target 73

2. Tập hợp/phân tách dữ liệu 73

3. Tổng hợp đối tượng bằng Combine có kết hợp Set Target 74

4. Phân tách đối tượng bằng Split 75

5. Xoá đối tượng với chức năng Erase, Erase Outside 76

6. Overlay Node 77

7. Tạo vùng vành đai bằng Buffer 78

8. Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính 79

9. Liên kết lớp thông tin bản đồ với lớp thông tin thuộc tính 80

CHƯƠNG 8: CỬA SỔ PHÂN NHÓM THÔNG TIN REDISTRICTING VÀ CỬA SỔ ĐỒ THỊ GRAPHIC 83

1. Cửa sổ phân nhóm thông tin 83

2. Cửa sổ đồ thị 85

CHƯƠNG 9: BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VÀ ỨNG DỤNG CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ TRONG VIỆC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA GIS 89

1. Bản đồ chuyên đề và ý nghĩa của nó trong GIS 89

2. Cách thành lập bản đồ chuyên đề 89

3. Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Ranges 91

4. Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Bar Charts 94

5. Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Pie Charts 96

6. Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Graduated 98

7. Tạo bản đồ theo phương pháp Dot Density 100

8. Tạo bản đồ theo phương pháp Individual 102

9. Tạo bản đồ theo phương pháp Grid 104

PHỤ LỤC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÍNH NĂNG MỚI TRONG MAPINFO 6.0 107

1. Arclink 107

2. .vnTimefixfonts 111

3. Enclose 111

4. Check Region 112

5. Convex Hull 113

6. Hotlink 114

7. Labeler 115

8. Universal Translator 118

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 8360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống menu và các chức năng cơ bản của MapInfo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khống chế. Nhưng thay vì chọn nút Register, ta sẽ chọn nút Display, màn hình hiện ra cửa sổ hình ảnh mà ta đã chọn.
Để điều chỉnh ảnh, vào menu Table, chọn Raster, chọn tiếp Adjust Image Styles màn hình hiện ra:
Tại hộp thoại này ta có thể thay đổi độ tương phản của hình ảnh theo thước Constrast và điều chỉnh độ sáng tối theo thước Brighness. Sau đó chọn OK.
Để thay đổi lại toạ độ của các điểm khống chế khi đăng kí, từ menu Table, chọn Raster, sau đó chọn tiếp Modify Image Registration, màn hình hiện ra hộp thoại Image Registration:
Xác định hệ toạ độ trùng với hệ toạ độ của bản đồ thông qua nút Projection.
Chọn đơn vị toạ độ cho hình ảnh nhập vào thôngqua nút Units.
Chọn tối thiểu ba điểm trên hình ảnh mà ta coi chúng là các điểm khống chế sẽ gán với toạ độ bản đồ.
Mở lớp thông tin bản đồ mà ta sẽ đăng kí hình ảnh thông qua File \ Open Table và chọn tên file cần mở rồi chọn Open.
Chọn tên điểm khống chế trong danh sách ở khung Image Registration và vào menu Table \ Raster \ Select Control Point From Map. Sau đó dùng chuột để xác định vị trí của điểm khống chế tương ứng trên cửa sổ bản đồ. Khi đó trên hộp thoại điểm khống chế sẽ hiện ra giá trị toạ độ bản đồ của điểm khống chế ta chọn. Lặp lại thao tác trên đối với các điểm khống chế ta chọn.
Ta có thể nhấn nút New để thêm điểm khống chế mới vào bản đồ.
Chọn các điểm khống chế đã có trong khung Image Registration và nhấn nút Edit để biên tập lại, nhấn nút Remove để xoá đi và nhấn nút Goto để chuyển đến điểm khống chế tiếp theo.
Nhấn nút + hoặc - để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh lại.
Xác định xong ta chọn File \ Save Table để ghi lại kết quả đăng kí và có thể coi Table này cũng giống như table vector khác trong việc chồng xếp các lớp thông tin.
5.	Tạo lưới toạ độ
Chạy chương trình ứng dụng GridMaker.mbx; hoặc vào menu Tools, chọn Tool Manager, chọn Grid Maker trong hộp Tool vừa xuất hiện. Tiếp đó kích chọn vào ô vuông nhỏ trong hộp Autoload rồi nhấn OK. Một biểu tượng Create Grid sẽ xuất hiện trên thanh công cụ Tools. Kích chuột vào công cụ Create Grid rồi dùng chuột vẽ ra một khung bao lớp bản đồ cần tạo ô lưới. Lúc này màn hình xuất hiện hộp thoại Create Long/Lat Grid:
Tại hộp thoại này ta chọn:
Kiểu đối tượng tạo ra ô lưới trong khung Object Type. Nếu chọn tuỳ chọn Region, ta có ô lưới kiểu vùng, chọn ô Polyline thì tạo ra ô lưới kiểu đường.
Chọn kiểu thể hiện của ô lưới trong khung Styles. Khi đó màn hình hiện ra hộp thoại phong cách của các đối tượng và bạn có thể thay đổi thuộc tính thể hiện của nó rồi chọn OK.
Xác định khoảng cách giữa các đường trong ô lưới theo khung Spacing between lines (ví dụ 15’’ = 0.4 độ degress).
Nhấn chọn OK để thực hiện và khi đó màn hình hiện ra hộp thoại ghi file, ta nhập tên file lưu kết quả của lớp ô lưới vừa tạo. Sau đó nhấn OK.
6.	Tạo thước tỉ lệ của bản đồ
Chạy chương trình ứng dụng Scalebar.mbx; hoặc vào menu Tools, chọn Tool Manager, chọn Scalebar trong hộp Tool vừa xuất hiện. Tiếp đó kích chọn vào ô vuông nhỏ trong hộp Autoload rồi nhấn OK. Một biểu tượng Draw Scale Bar sẽ xuất hiện trên thanh công cụ Tools. Kích chuột vào công cụ Draw Scale Bar rồi dùng chuột vẽ ra thước tỉ lệ trong cửa sổ Map đang mở. Lúc này màn hình xuất hiện hộp thoại như sau:
Tại hộp thoại này ta chọn:
Độ dài của thang tỉ lệ tại hộp Width of scale bar.
Chọn đơn vị cho thang tỉ lệ tại khung danh sách đơn vị ở bên phải hộp thoại.
Chọn font chữ cho nhãn cửa thang tỉ lệ bằng cách kích chuột vào nút trong hộp thoại để mở ra hộp thoại về font.
Chọn màu tô của thang tỉ lệ bằng cách kích chuột vào nút .
Sau đó nhấn vào nút OK để thực hiện việc tạo thang tỉ lệ cho bản đồ.
Chú ý: thước tỉ lệ sau khi tạo xong sẽ tự động được lưu vào lớp Cosmetic layer. Vì vậy muốn biên tập lại thước thì trước hết phải chọn biên tập lớp Cosmetic layer. Sau đó chọn thước để biên tập.
Chương 5: VẼ VÀ BIÊN TẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢN ĐỒ
Khả năng vẽ và biên tập của MapInfo cho phép người dùng tạo và tuỳ biến các đối tượng cho bản đồ nhờ thanh công cụ Drawing và các lệnh vẽ trên menu. Trước khi thực hiện các thao tác biên tập đối tượng, bạn cần phải chọn biên tập lớp chứa các đối tượng đó.
1.	Vẽ đối tượng
Chọn biên tập một lớp thông tin sẽ chứa đối tượng vẽ.
Chọn một trong các công cụ vẽ trên thanh Drawing, chẳng hạn như Arcs, Elippses, circles, lines, rectangles, rounded rectangles.
1.1.	Kiểu đối tượng
Khi vẽ đối tượng, MapInfo sử dụng màu sắc, nền, kiểu đường, symbol, và chữ theo giá trị mặc định trên lớp layer hiện hành. Để thay đổi phong cách (style) của các đối tượng đang tồn tại, hãy biên tập lớp layer đó. Sau đó chọn đối tượng và chọn style thích hợp trong menu Options.
Ta cũng có thể thay đổi cách thức hiển thị đối tượng trong popup menu Layer Control. Trong hộp thoại này, kích vào nút Display để mở ra hộp thoại Display Options. Kích chọn vào hộp check box ở dòng Style Override. Tiếp đó kích vào nút biểu tượng Style để mở ra hộp thoại Style thích hợp.
Chú ý: việc thiết lập các tham số để thay đổi Style của đối tượng thông qua hộp thoại Display Options chỉ là tạm thời chứ không được lưu lại khi bạn đóng table, trừ phi bạn lưu table này dưới dạng một file workspace.
1.2.	Polygon và Polyline
Để vẽ đối tượng polygon, kích chọn vào công cụ polygon . Sau đó dùng chuột kích vào điểm bắt đầu của polygon. Tiếp tục kích và vẽ ra các cạnh của polygon. Khi vẽ đến cạnh cuối cùng của polygon, hãy kích đúp chuột để khép vùng và kết thúc việc vẽ polygon.
Để liên kết các vùng với nhau thành một đối tượng vùng duy nhất, sử dụng lệnh Combine trong menu Objects.
Công cụ Polyline tạo ra một đối tượng gồm nhiều đoạn thẳng tạo thành. Không giống như các đoạn thẳng được tạo ra bởi công cụ Line, đối tượng tạo bởi công cụ Polyline có thể được làm trơn bởi lệnh Smooth trong menu Objects.
2.	Vẽ Symbol
Biên tập lớp thông tin sẽ chứa đối tượng sắp vẽ.
Chọn công cụ Symbol và sau đó kích lên cửa sổ Map hiện hành. Đối tượng này sẽ được hiển thị theo style mặc định đang được thiết lập.
Để thay đổi style của Symbol, chọn Symbol và kích vào công cụ Symbol Style , hoặc chọn menu Option \ Symbol Style. Khi hộp thoại Symbol Style xuất hiện, hãy thiết lập các tham số về font, color, size,rồi nhấn OK để thực hiện lệnh.
A Custom Symbol:
Ngoài các font symbol được hỗ trợ từ MapInfo, bạn còn có thể dùng các ảnh bipmap của bạn như là các symbol trong MapInfo. Các symbol dạng này thường xuất hiện trong danh sách font với tên Custom Symbols.
Để có được các symbol do bạn tạo ra xuất hiện trong danh sách Font, bạn phải lưu các symbol này dưới dạng các ảnh bipmap trong thư mục CUSTSYMB.
3.	Tạo đối tượng text
Mặc dù chức năng Label đã thực hiện hầu hết nhu cầu gắn đối tượng text trên các đối tượng. Tuy nhiên bạn cũng phải cần dùng công cụ text để tạo ra các đối tượng text trong các chú giải trên bản đồ hoặc trên layout. Không giống như các Label, đối tượng Text không kết nối với dữ liệu.
Để tạo đối tượng Text, chọn công cụ Text trên thanh Drawing , con trỏ sẽ thay đổi thành dấu chữ I, lúc này đặt con trỏ vào nơi bạn muốn ghi chữ và gõ vào dòng chữ cần ghi.
Để thay đổi văn phong (style) của đối tượng Text, dùng công cụ Select để chọn đối tượng text đó, và kích vào nút Text Style , hoặc chọn Options \ Text Style trên menu. Hộp thoại Text Style xuất hiện cho phép bạn thiết lập các tham số về font, size, color, các hiệu ứng cho chữ như đậm, bóng,
Để lưu lại sự thay đổi này, chọn mục Save từ menu File. Nếu đối tượng được vẽ trong lớp Cosmetic Layer, thì chọn chức năng Save Cosmetic Objects từ menu Map.
4.	Biên tập đối tượng
Để biên tập đối tượng, dùng công cụ Select chọn đối tượng cần biên tập. Lúc này trên đối tượng sẽ xuất hiện các ô vuông màu đen nhỏ (ô diều khiển). Nếu đối tượng là một đường, thì biên tập vào các ô vuông màu đen nằm ở đầu hoặc cuối đường. Nếu đối tượng là một đường biên hoặc vùng, thì biên tập vào các ô điều khiển tại các góc ở phía ngoài của đối tượng. Ta cũng có thể kéo đối tượng đến một vị trí mới hoặc thay đổi kiểu đường, kiểu nền, hay style của Symbol,
Để xoá đối tượng, kích trên đối tượng với công cụ Select. Chọn Clear hoặc Cut từ menu Edit, hoặc nhấn phìm Delete trên bàn phím. MapInfo sẽ xoá đối tượng đó.
Để xem các node, điểm trung tâm, hay hướng đường của đối tượng khi biên tập và vẽ, hãy thiết lập điều kiện trong hộp Layer Control, chọn tham số Display để hiển thị hộp thoại Display Options và đánh dấu check vào ba ô tuỳ chọn ở cuối của hộp thoại này. 
4.1.	Biên tập vị trí và kích cỡ đối tượng
Để di chuyển một đối tượng đến vị trí mới, kích trên đối tượng để chọn nó. Tiếp đó vừa nhấn chuột đồng thời kéo đối tượng đến một vị trí mới. Sau đó nhả chuột ra để đặt đối tượng vào vị trí mới này. Đối tượng vẫn giữ nguyên hình dạng của nó.
4.2.	Biên tập thuộc tính của đối tượng
Khi kích đúp lên một đối tượng vùng, đường, symbol hay một đối tượng text bằng công cụ Select, MapInfo sẽ hiển thị hộp thoại thuộc tính của đối tượng (Object Attribute). Hộp thoại này cho ta các thông tin về size, vị trí, và các thông tin khác để xác định đối tượng đó. Chẳng hạn, khi kích đúp lên một đối tượng vùng, MapInfo hiển thị thông tin về chu vị diện tích, toạ độ trọng tâm của vùng.
5.	Tạo lại hình dạng đối tượng bằng chức năng Reshape
Để tạo lại hình dạng của đối tượng, chọn đối tượng bằng công cụ select. Sau đó vào menu Edit, chọn mục Reshape; hoặc nhấn vào nút Reshape trên thanh Drawing. Lúc này đối tượng được chọn sẽ xuất hiện các nút ô vuông màu đen nhỏ trên các cạnh đối tượng. Bạn chỉ việc di chuyển node, thêm node, hay xoá node khỏi đối tượng để tạo lại hình dạng cho nó.
Để thêm node, nhấn chọn nút Add từ thanh Drawing. Định vị trí con trỏ nơi sẽ gắn thêm một node mới, rồi kích chuột vào đó. MapInfo sẽ gắn thêm một node. Để xoá node, chỉ cần kích chuột lên node đó và nhấn phím Delete trên bàn phím.
Chức năng Reshape còn hữu ích trong việc sao chép một cạnh/đoạn của đối tượng. Bằng cách chọn đối tượng và bật chức năng Reshape lên; tiếp đó chọn node đầu và cuối của đoạn/cạnh cần sao chép (nhấn giữ phím Shift để chọn được hơn một node); nhấn vào biểu tượng Co

File đính kèm:

  • docGiao trinh tham khao Mapinfo.doc