Giúp học sinh lớp 5 học yếu môn tiếng Việt tiến bộ

GIÚP HỌC SINH LỚP 5

 HỌC YẾU MÔN TIẾNG VIỆT TIẾN BỘ

LỜI NÓI ĐẦU

1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Trong giáo dục, chất lượng dạy học là một vấn đề luôn được các cấp, các ngành cũng như các trường học đặc biệt quan tâm hàng đầu.Toàn ngành giáo dục đang ra sức tập trung nghiên cứu, xây dựng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Vậy làm cách nào và làm như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy và học?

 Tiếp tục thực hiện chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”

- Thực hiện nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh không đạt chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng cho lên lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, đánh giá đúng chất lượng giáo dục.

 Trong những năm gần đây, ngoài đổi mới nội dung chương trình, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí giáo dục, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học nói chung và ở tiểu học nói riêng đang được các nhà giáo dục cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm, tìm tòi sáng tạo, phù hợp với nội dung chương trình cũng như trình độ học sinh trong lớp học. Nhằm tìm ra những phương pháp, cách dạy hay nhất, dễ hiểu nhất, giúp học sinh

 

doc19 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh lớp 5 học yếu môn tiếng Việt tiến bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm học thì càng ngày em học sinh đó càng xa vời với kiến thức, có thể gây ra mặc cảm, tự ti ,dẫn đến chán học và học tập càng ngày càng sa sút.
 + Những học sinh chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là do lười học, không chăm chỉ, chưa siêng năng, ham chơi, học được chăng hay chớ. Đối với những học sinh này do ham chơi nên các em dễ quên kiến thức. Ông cha ta thường dạy: “Văn ôn, võ luyện”. Nếu như các em học được “ba chữ” trên lớp rồi về nhà vất bài đó mà không ôn tập, không làm lại bài thì cũng quên lãng, trong khi đó trường lại chưa có phòng để học sinh được học 2 buổi/ ngày. Quỹ thời gian để các em ôn bài ngoài nhà trường quản lí rất nhiều.
 Tất cả những nguyên nhân trên tác động trực tiếp vào quá trình học tập của các em. Dẫn đến các em chán học, lơ là, đến trường cho có lệ, không có mục đích, kết quả.Cuối cùng là học tập sa sút dẫn đến yếu kém là điều tất nhiên.
 Thật là khó cho giáo viên đứng lớp khi muốn giúp đỡ những học sinh yếu Tiếng Việt tiến bộ và tiến bộ nhanh trong một quỹ thời gian nhất định, để các em tiếp tục học tập, tiếp thu kịp kiến thức hiện tại mà các em đang học.Vấn đề này khó, nếu như chúng ta không nhiệt huyết, không quan tâm đến học sinh, không tìm tòi, sáng taoj, không chịu khó học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp,.Bác Hồ đã từng dạy: 
“ Không có việc gì
 Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên”.
PHẦN THỨ HAI: CÁC GIẢI PHÁP
 Căn cứ vào các nguyên nhân cũng như tình hình thực tế của lớp , tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau đây: 
I. Giải pháp chung:
1/ Phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục ý thức học tập cũng như xây dựng nề nếp học tập ở nhà.
 Đây là giải pháp áp dụng cho cả ba nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, đó là: Do hoàn cảnh gia đình; Do mất căn bản từ đầu; Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, lười học, không chăm chỉ, siêng năng, ham chơi, học chăng hay chớ. Để thực hiện thành công mục tiêu giúp học sinh tiến bộ môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, trước tiên, giáo viên phải biết phối hợp với gia đình, Việc gia đình kết hợp với mình một cách khoa học, bài bản sẽ giúp cho giáo viên giúp đỡ học sinh một cách thuận lợi hơn.
 -Trước hết ,giáo viên phải mời những phụ huynh có học sinh yếu lên để trao đổi việc học tập cũng như chất lượng của các em trong thời gian qua. Có một câu mà tôi thường trao đổi với các phụ huynh có con em học yếu, đó là: “ Hôm nay con các bác thua kém các bạn 2 bài toán, ngày mai lại thua 2 bài toán nữa ,tất cả là 4 bài, ngày mai nữa lại thua 2 bài nữa, như vậy là tổng cộng 6 bài. Càng ngày số lượng bài mà các em thua kém bạn bè ngày càng xa, ví như chúng ta leo cầu thang vậy”. Từ đó phụ huynh thấy được cần phải có trách nhiệm hơn trong việc quản lí và giúp đỡ con em học tập ở nhà.
 - Hướng dẫn phụ huynh việc quản lí con em và việc học tập ở nhà như: Lên thời gian biểu cho các em, sắp xếp thời gian biểu của mình giành cho con em một tuần vào những ngày nào,vào giờ nào?...(Việc này tùy thuộc phụ huynh và giáo viên cùng bàn bạc để phù hợp với đặc thù công việc của từng gia đình phụ huynh riêng).
 -Việc gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh không nhất thiết phải thường xuyên, chỉ khi nào thật cần thiết nhất giáo viên mới mời gặp phụ huynh để trao đổi trong việc giúp các em học yếu tiến bộ.Thông thường vào những tuần đầu của năm học, khi mới phát hiện ra những hạn chế của học sinh thì giáo viên nên phối hợp với phụ huynh sớm để kịp thời giúp đỡ các em .
 2/ Phối kết hợp với các bạn học sinh trong lớp, bằng cách học nhóm, giao nhiệm vụ cho cá nhân học sinh giúp đỡ những học sinh yếu.
 Tục ngữ có câu: “Học thầy không tầy học bạn”. Bạn bè trong lớp thường có nhiều thời gian chơi, học với nhau hơn, cũng có thể lúc chơi các em cũng học được những điều bổ ích từ bạn mình. Vì vậy, giáo viên biết phối hợp học sinh với học sinh trong việc học tập như học trong nhóm, trong tổ,
 Khi chọn bạn giúp đỡ, giáo viên nên chọn những học sinh gần nhà, hoặc những học sinh chơi thân với nhau, nếu là anh em, họ hàng thì càng tốt. Tuy nhiên các học sinh này phải có tính cẩn thận, nhanh nhẹn và lực học tốt với nội dung mà giáo viên định giao nhiệm vụ và các em phải hứng thú, sẵn sàng giúp đỡ bạn mình học tập.
 3/ Giáo viên phải là người độ lượng, biết chia sẻ, cảm thông với học sinh. Kiên trì , không ngại khổ, ngại khó, đối xử công bằng với tất cả học sinh, thương yêu, gần gũi với học trò của mình, nhất là những học sinh yếu kém.Trong khâu chấm,chữa bài của các em này cũng như trong phê bình, đánh giá phải khéo léo, nhỏ nhẹ, tránh gây tổn thương tới các em, biết giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự ti cá nhân. Khi các em trả lời bài trên lớp chưa đúng, giáo viên không ghi điểm yếu, thay vào đó giáo viên nên ra một nội dung dễ hơn để các em có thể làm được nhằm động viên các em để gây tính tích cực, hứng thú hơn trong học tập.
 4/Giáo viên và chính bản thân em học sinh yếu là hai thành phần quyết định phần lớn sự thành công. Với quỹ thời gian quy định, giáo viên phải dạy cho các em đạt được mục tiêu bài học, các em yếu nắm được kiến thức để vận dụng vào bài học Vì vậy giáo viên phải tìm tòi, học hỏi, tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng trong lớp, phù hợp với từng loại bài mới hay thực hành. Bởi vì quỹ thời gian có hạn, nếu như chỉ dạy cho các em yếu cũng không được. Đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt ,sáng tạo trong dạy học, biết kết hợp dạy bài mới với việc ôn lại kiến thức cũ mà học sinh bị hỏng trong quỹ thời gian đó.
 Học sinh phải tích cực và say sưa trong học tập, sẵn sàng lắng nghe sự góp ý, giúp đỡ của các bạn khác, không được tự ái, ti ti. Để làm được điều này, giáo viên phải giáo dục ý thức của học sinh, kể cả những em giáo viên giao nhiệm vụ kèm cặp giúp đỡ những bạn yếu.
 5/ Kết hợp với việc dạy các môn học khác ở trên lớp để giúp đỡ các em học yếu môn Tiếng Việt tiến bộ.
 Việc giúp đỡ các em học yếu môn Tiếng Việt tiến bộ không chỉ dừng lại ở dạy môn Tiếng Việt mà giáo viên phải biết kết hợp với các môn học khác như Toán, Khoa học, Địa lí, Lịch sử,.Nhất là trong khâu rèn đọc và rèn chữ viết cho các em .
 * Trên đây là 5 giải pháp chung khi vận dụng dạy học sinh yếu tiến bộ trong lớp mình phụ trách. Tuy nhiên để giảng dạy học sinh yếu môn Tiếng Việt tiến bộ, giáo viên cần có những giải pháp riêng phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, từng phân môn của bộ môn Tiếng Việt và từng nội dung kiến thức cụ thể. 
II/ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
 Trong phạm vi đề tài giúp học sinh yếu Tiếng Việt tiến bộ nên rất rộng. Bởi vì tôi chưa chuyên sâu một phân môn nào đó trong bộ môn Tiếng Việt giúp học sinh học giỏi bộ môn. Nên tôi chỉ đưa ra một số giải pháp cụ thể và điển hình mà tôi đã thực nghiệm đối với học sinh yếu môn Tiếng Việt và đã đạt được hiệu quả trong thời gian qua.
 -Ngoài 5 giải pháp chung như đã nêu trên, 5 giải pháp này có thể áp dụng cho bất cứ học sinh nào học yếu. Trên cơ sở những giải pháp chung, tôi đã cụ thể hóa và đã sử dụng các giải pháp sau đây:
1/ Đối với những học sinh đọc yếu: 
 Biểu hiện của đọc yếu ở lớp 5 là đọc sai, đọc chưa đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi không đúng lúc, vừa đọc vừa dịch, đọc còn bỏ sót chữ hoặc đọc thêm chữ vàoGiải pháp là:
Phân chỗ ngồi cạnh học sinh đọc khá, giỏi để trong quá trình học trên lớp có sự hỗ trợ của bạn.
 - Trong tiết tập đọc, nếu để cho em đọc yếu đọc hết một đoạn theo yêu cầu như các bạn khá khác thì mất rất nhiều thời gian và còn mất đi sự hứng thú của tiết học.Vì vậy giáo viên nên gọi tất cả học sinh đọc yếu ở trong lớp tiết tập đọc nào cũng được đọc và đọc khoảng từ 1 đến 2 câu, tùy theo mức độ tiến bộ của học sinh.Đồng thời khi có bước đọc theo cặp, giáo viên xuống tận chỗ các học sinh yếu để cùng lắng nghe, uốn nắn các đọc cũng như luyện đọc trơn cho học sinh.
 - Động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh. Khi thấy các em đọc tốt thì cho các bạn nhận xét đồng thời cả giáo viên và học sinh của lớp tuyên dương như hoan hô hay ghi điểm cao, kích thích sự thích thú của học sinh.
 - Kết hợp với các môn học khác để rèn đọc cho học sinh đọc yếu, như môn toán, khoa học,Cho đọc nhiều lần, mỗi lần một ít.
 - Tìm những mẩu chuyện các em thích và cho các em mượn để đọc thêm ở nhà.
 - Trước những buổi có môn tập đọc, giáo viên giao nhiệm vụ cho một 1học sinh đọc tốt và có uy tín kiểm tra1 học sinh đọc yếu về bài cũ cũng như bài mới. Để làm được công việc, này giáo viên và học sinh đều phải đến trường sớm hơn theo quy định từ 10 đến 15 phút.
 Tóm lại, giúp các em đọc yếu không có nghĩa là chỉ giúp các em riêng trong giờ tập đọc mà giáo viên phải phối hợp với nhiều môn học khác trong việc rèn đọc cho học sinh đọc yếu.
2/ Đối với những học sinh viết yếu: 
 Biểu hiện của viết yếu ở lớp 5 là viết hay sai, viết chưa đúng tốc độ, dẫn đến cẩu thả, nguệch ngoạc, viết chữ thiếu nét, chữ nhỏ li ti,Giải pháp là:
 - Phân chỗ ngồi cạnh học sinh viết đẹp để trong quá trình viết trên lớp có sự hỗ trợ của bạn. Đồng thời để bắt chước chữ viết của bạn bên cạnh.
 - Trong tiết dạy chính tả, khi luyện viết từ khó, giáo viên nên gọi học sinh viết yếu lên bảng lớp viết, còn cả lớp viết ở nháp. Sau đó nhận xét cho bạn viết ở bảng.Tùy theo nội dung sai để giáo viện gọi học sinh.
 Ví dụ: Khi phân biệt âm thì gọi những học sinh thường sai âm lên bảng viết, luyện viết danh từ riêng thì gọi những học sinh thường viết sai danh từ riêng,..Một cách tôi thường hay sử dụng nữa là cho những em viết yếu lên viết ở bảng, rồi sau đó tự em đó nhờ một bạn ở dưới lớp nhận xét và hướng dẫn mình sửa lại (nếu có). Làm như vậy gây được sự thân thiện giữa học sinh với học sinh và tạo được sự tin tưởng, chỗ dựa từ bạn bè đối với học sinh viết yếu ,tránh được sự tự ti, .Đồng thời khi đọc cho học sinh Nghe - viết tôi thường xuống đứng bên cạnh các em này để kịp thời sửa chữa uốn nắn.
 - Kết hợp với các phân môn học khác để rèn viết cho học sinh viết yếu, như môn toán, luyện từ và tập làm văn,Kể cả trong học toán,giáo viên cũng phải kết hợp giúp các em viết yếu rèn chữ như gọi lên bảng giải các bài toán có lời văn,
 - Thường xuyên chấm,chữa bài cho học sinh viế

File đính kèm:

  • docSKKN giúp học sinh lớp 5 học yếu môn Tiếng Việt tiến bộ.doc
Giáo án liên quan