Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Việt Namlà một quốc gia dân tộc tựchủtừsớm. Nền độc lập, tựchủcủa Việt

Namgắn liền với quá trình dựng nước và giữnước trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Vào giữa thếkỷXIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đánh sập thành

trì chế độphong kiến mục ruỗng của triều đình nhà Nguyễn, biến nước ta thành thuộc

địa của Pháp, nhân dân Việt Nambịsống trong kiếp đọa đày nô lệ.

Bắt đầu từmùa xuân năm1930, dưới ngọn cờ độc lập, tựdo của HồChí Minh, dân

tộc Việt Nam đã đoàn kết thành một khối, kiêncường chiến đấu và dựng xây đất nước,

giành được những thắng lợi cóý nghĩa lịch sửvĩ đại và có tínhthời đại sâu sắc. Có được

những thắng lợi vĩ đại đó lànhờ Đảng và nhân dân ta được vũtrang bằng chủnghĩa Mác -

Lênin và tưtưởng HồChí Minh.

Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Namkhoá

III lúc Chủtịch HồChí Minh qua đời có viết: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất

nước ta đã sinh ra HồChủtịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm

rạng rỡdân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta"

1

.

CốThủtướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: HồChí Minh đã đềxướng đường lối độc

lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội.Sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi

tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tựdo

2

.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khái quát: "Tưtưởng HồChí Minh là hệthống lý luận

về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Đó là tưtưởng cách

mạng không ngừng, từcách mạng dân tộc dân chủtiến lên chủnghĩa xã hội, nội dung

cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói

ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủnghĩa xã hội; hay nói gọn hơn: độc lập dân

tộc và chủnghĩa xã hội"

3

.

ChủtịchPhiđen Caxtrô Rudơ(Cuba) cho rằng: HồChí Minh đã kết hợp một cách

thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc đấu tranh vì quyền lợi quần

chúng bịbọn phong kiến và giai cấp bóc lột ápbức. Sựnghiệp giải phóng dân tộc và

sựnghiệp giải phóng xã hội là hai điểmthen chốt trong học thuyết của Người

1

.

1. HồChí Minh: Toàn tập,Nxb. Chính trịquốc gia, HàNội, 2002, t.12, tr. 516.

2. Xem: Phạm Văn Đồng: HồChí Minh, quákhứ, hiện tại vàtươnglai, Nxb. Sựthật,Hà Nội, 1991, tr. 18.

3.Võ Nguyên Giáp: Tưtưởng HồChí Minhvàcon đườngcách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trịquốc gia,Hà Nội,

2003, tr. 98.

1. Xem: Thếgiới cangợi và thương tiếc HồChủtịch, Nxb. Sựthật, HàNội, 1976, tr .76.

3

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII của Đảng đã nêu cao tưtưởng HồChí

Minh và đã quyết định ghi vào Cương lĩnh và Điều lệcủa mình: "Đảng lấy chủnghĩa

Mác - Lênin và tưtưởng HồChí Minh làmnền tảng tưtưởng, kimchỉnam cho hành

động"

2

.

Vì vậy, nghiên cứu, học tập một cách có hệthống môn học Tưtưởng HồChí

Minhtrong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong cán bộ, đảng viên, nhất là học sinh,

sinh viên thuộc hệthống nhà trường của cảnước là nhiệm vụhết sức quan trọng.

pdf136 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế. Năm 1924, Hồ Chí 
Minh cũng đã nhận xét: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất 
định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải 
là toàn thể nhân loại...Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ 
nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có 
được"1. 
Ba là: Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh 
nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm 
của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết nêu 
lên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó mỗi Đảng vận dụng vào hoàn cảnh, điều 
kiện riêng của mình. Trong quá trình vận dụng đó, mỗi đảng lại giải quyết thành công 
1. Sđd, t. 2, tr. 268. 
1. Sđd, t.1, tr. 465. 
67
những vấn đề mới, tổng kết thành những vấn đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội 
dung lý luận Mác - Lênin. Chính vì thế mà chúng ta thấy chủ nghĩa Mác - Lênin là một 
học thuyết mở, nó luôn luôn được tiếp nhận, được bổ sung, được nạp thêm năng lượng 
mới từ cuộc sống. Thực tiễn hoạt động của Đảng ta cũng cần có sự tổng kết thường 
xuyên để bổ sung vào kho tàng lý luận Mác - Lênin. Đây là thái độ và trách nhiệm 
thường xuyên của Đảng ta. 
Bốn là: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ 
nghĩa Mác - Lênin. Chú ý chống giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác- Lênin; chống 
lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên 
tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản 
a) Tập trung dân chủ 
 Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Giữa "tập trung" và "dân chủ" có 
mối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc. Hồ Chí Minh viết về 
mối quan hệ đó như sau: Tập trung trên nền tảng dân chủ; Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập 
trung. Hoặc, Người viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do 
là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm 
ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. 
Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư 
tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý"2. 
b) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 
Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau: "Vì sao cần phải có tập thể 
lãnh đạo? 
Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng 
chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông 
thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. 
Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì 
thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. 
Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp 
mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi 
sai lầm"1. Về cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh cho rằng: "Việc gì đã được đông người 
bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho 1 người hoặc một 
nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, 
công việc mới chạy. 
2. Sđd, t. 8, tr. 216. 
1, 2. Sđd, t. 5, tr. 504, 504-505. 
68
Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho người kia, 
người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không 
xong"2. 
Đối với việc thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng, phải chú ý 
khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, đồng thời phải chống lại cả tình trạng dựa dẫm 
tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm. Đây là hiện tượng thường 
thấy trong công tác hàng ngày, có khi thành tích thì nhận về cá nhân mình, còn khuyết 
điểm, sai lầm thì đổ lỗi cho tập thể. Không chú ý đến lãnh đạo tập thể thì sẽ bị bao biện, 
độc đoán, chủ quan, đồng thời không chú ý đến cá nhân phụ trách thì sẽ dẫn đến bừa 
bãi, lộn xộn, vô chính phủ. 
c) Tự phê bình và phê bình 
Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con người 
nẩy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi một tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức 
là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu 
trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì, Đảng là một thực thể của xã hội, Đảng 
bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng 
trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, 
mọi việc đều hay, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Chính vì vậy 
mà Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình. 
Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những 
điểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng 
thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt 
khuyết điểm; "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". 
d) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác 
Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên còn bắt nguồn từ ý thức 
tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả 
mọi tổ chức đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước 
pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng. Đồng thời, đảng ta là một tổ 
chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự 
giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức Đảng và đảng viên. Tính nghiêm 
minh, tự giác đòi hỏi ở đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác. Uy tín của 
Đảng bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật 
của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể nhân dân. 
đ) Đoàn kết thống nhất trong Đảng 
Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ 
nghĩa Mác - Lênin; cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị 
quyết của tổ chức đảng các cấp. Đồng thời, muốn đoàn kết thống nhất trong Đảng, phải 
thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và 
69
phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các 
biểu hiện tiêu cực khác, phải "sống với nhau có tình, có nghĩa". Có đoàn kết tốt thì mới 
tạo ra cơ sở vững chắc để thống nhất ý chí và hành động, làm cho "Đảng ta tuy đông 
người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người". 
6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân 
Vai trò lãnh đạo của Đảng là do dân ủy thác cho. Đảng lãnh đạo, dân làm chủ. 
Chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên luận điểm nổi tiếng trong bản Di chúc: Đảng ta phải 
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Hoặc, 
trước đó, năm 1951, phát biểu tại buổi lễ ra mắt Đảng Lao động Việt Nam sau khi kết 
thúc Đại hội II, Hồ Chí Minh nói: Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù 
cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, 
nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành 
của nhân dân. Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo nếu Đảng xa rời dân, quan liêu, hách dịch 
với dân. 
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu về tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa 
Đảng với nhân dân: 
Một là, Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư, 
nguyện vọng của nhân dân. Kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu trong tổ chức Đảng và 
đảng viên. 
Hai là, thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng bằng mọi hình 
thức: bằng việc tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; bằng việc đóng góp 
nhiều ý kiến cho các tổ chức đảng với tinh thần xây dựng; bằng việc giới thiệu những 
người ưu tú để Đảng xem xét kết nạp vào Đảng; bằng việc kiểm tra, kiểm soát tổ chức 
Đảng và cán bộ, đảng viên, v.v.. 
Ba là, Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. Không thể có một Đảng trí tuệ nếu 
nền dân trí thấp. Vấn đề này liên quan đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói 
chung và đối với công tác giáo dục - đào tạo nói riêng. 
Bốn là, trong quan hệ với dân, Đảng "không được theo đuôi quần chúng". Trong 
tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Hồ Chí Minh chia dân ra làm ba hạng: 
hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém hoặc ba lớp: có lớp tiên tiến, có lớp chừng 
chừng, có lớp lạc hậu. Do vậy, Đảng phải có bản lĩnh vững vàng trong việc xử lý các 
công việc, đưa ra những quyết định đúng đắn vừa nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng 
cho nhân dân, để làm cho nhiều người chuyển hóa thành "hạng hăng hái", "lớp tiên 
tiến", vừa thực hiện tốt vai trò của mình đối với đất nước. 
7. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn 
Đảng ta đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội và trong thực tế mấy chục năm qua đã 
70
được nhân dân tin yêu vì "Đảng là đạo đức, là văn minh", tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự 
và lương tâm của dân tộc. Nhưng Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn xã hội và sẽ không 
được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, không vững mạnh. 
Hồ Chí Minh nêu rõ: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, 
có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến 
và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"1. Do đó, 
thường xuyên tự đổi mới và tự chỉnh đốn bản thân Đảng là một yêu cầu của chính sự 
nghiệp cách mạng trong tất cả các thời kỳ. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí 
Minh, là sự quan tâm hàng ngày của Người nhằm giáo dục cho toàn Đảng tinh thần luôn 
luôn rèn luyện, phấn đấu vì sự tin yêu của nhân dân. Trong những lời cuối cùng để lại 
cho toàn Đảng, toàn dân, Người đã nêu lên những việc phải làm sau khi cuộc kháng 
chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là 
chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức 
làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toà

File đính kèm:

  • pdfgt-tt ho chi minh.pdf
Giáo án liên quan