Giáo trình Triết học mác - Lênin

Triết học ra đời ởcảphương Đông và phương Tây gần nhưcùng một thời gian

(khoảng từthếkỷVIII đến thếkỷVI trước Công nguyên) tại một sốtrung tâmvăn minh

cổ đại của nhân loại nhưTrung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ởTrung Quốc, thuật ngữtriết học

có gốc ngôn ngữlà chữtriết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự

miêutảmàlàsựtruy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sựhiểu

biết sâu sắc của con người.

ở ấn Độ, thuật ngữdar'sana (triết học)có nghĩa là chiêm ngưỡng,nhưng mang

hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm đểdẫn dắt con người đến với lẽ

phải.

ởphương Tây, thuật ngữ triết họcxuất hiện ởHy Lạp. Nếu chuyển từtiếng Hy Lạp

cổsang tiếngLatinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sựthông thái. Với người

Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm

kiếmchân lý của con người.

Nhưvậy, cho dù ởphương Đông hay phương Tây, ngaytừ đầu, triết học đã là

hoạt động tinh thần biểu hiện khảnăng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại

với tưcách là một hình thái ý thức xã hội.

Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau vềtriết học, nhưng đều bao hàm

những nội dung cơbản giống nhau: Triết học nghiên cứu thếgiới với tưcách làmột

chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sựvận động của chỉnh thể đó nói

chung, của xã hội loài người, của conngười trongcuộc sống cộng đồng nói riêng và thể

hiện nó một cách có hệthống dưới dạng duy lý.

2

Khái quát lại, có thểhiểu: Triết học làhệthống tri thức lý luận chung nhất của

con người vềthếgiới; vềvịtrí, vai trò của con người trong thếgiới ấy.

Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụnhu cầu sống; song,

với tưcách là hệthống tri thứclý luận chung nhất,triết học chỉcóthểxuất hiện trong

những điều kiện nhất định sau đây:

Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khảnăng rút ra được

cái chung trong muôn vàn những sựkiện, hiện tượng riêng lẻ.

Xã hội đã phát triển đến thời kỳhình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên

cứu, hệthống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và

triết học ra đời.

Tất cảnhững điều trên cho thấy: Triết học ra đời từthực tiễn, do nhu cầu của thực

tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

pdf214 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Triết học mác - Lênin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, thì 
các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. 
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức 
là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của 
hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả 
tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do 
Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định. 
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã 
hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên 
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên 
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại 
của mối liên hệ đó trong hiện thực. 
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều 
105
kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật 
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu 
của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong 
những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra 
càng giống nhau bấy nhiêu. Thí dụ: Để có kết quả của những lần bắn tên trúng đích thì 
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau. 
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 
a) Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả 
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là 
quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp 
chớp, v.v., nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên 
nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm, v.v.. Cái phân biệt quan hệ nhân quả 
với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản 
sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - 
Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về 
phía mặt trời. Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên 
quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên 
hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. Sấm và 
chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận 
tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta 
thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như vậy không phải chớp sinh ra sấm. 
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều 
kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ, 
nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể 
do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện 
khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ 
gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt 
một số loài sinh vật, v.v., nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều 
trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm 
cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời 
theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng 
của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực 
tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều 
kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người 
mong muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động 
theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần 
kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung. Các thành phần 
kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát 
triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm 
cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện 
106
cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà 
nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền 
kinh tế bằng luật pháp, chính sách, v.v. thích hợp. Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ trở 
nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do 
vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trò của từng nguyên nhân. 
b) Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau 
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là 
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy, 
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa 
là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. 
Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung 
của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái 
niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn 
thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết 
thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong 
một quan hệ xác định cụ thể. 
Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất 
hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn 
ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản 
trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh 
tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp 
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. 
Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục 
đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo 
dục. 
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận 
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự 
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải 
con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa 
học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy 
để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới 
hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không 
được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. 
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện 
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện 
tượng đó xuất hiện. 
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai 
107
trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta 
cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, 
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách 
quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có 
biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và 
hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. 
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta 
cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên 
nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích. Thí dụ, chúng ta cần phải tận dụng những 
kết quả đạt được trong xây dựng kinh tế, phát triển giáo dục, v.v., của quá trình đổi 
mới vừa qua để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nhằm xây dựng thành công chủ 
nghĩa xã hội ở nước ta. 
IV- Tất nhiên và ngẫu nhiên 
1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên 
Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết 
cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế 
chứ không thể khác được. 
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu 
vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều 
hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có 
thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi. 
Thí dụ gieo một con xúc xắc sẽ có một trong sáu mặt úp và một trong sáu mặt 
ngửa là tất nhiên, nhưng mặt nào sấp, mặt nào ngửa ở mỗi lần tung lại không phải là cái 
tất nhiên mà là cái ngẫu nhiên. 
Cần chú ý phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", nguyên nhân, 
tính quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó. Cái tất yếu là cái chung, 
nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu. Nếu cái chung được quyết định bởi bản 
chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức thể hiện 
của cái tất nhiên. Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại, mà chỉ là 
những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái 
chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên. Thí dụ, mọi người sinh ra đều có nhu cầu 
ăn, mặc, ở, đi lại, học tập. Đây là những nhu cầu liên quan đến sự tồn tại của con người. 
Do vậy đây là cái chung tất yếu. Nhưng sự giống nhau về sở thích ăn, mặc... không phải 
là cái liên quan đến sự sống còn của con người mà do ý muốn chủ quan của mỗi người 
quyết định, do 

File đính kèm:

  • pdfgt-triet hoc.pdf
Giáo án liên quan