Giáo trình Tổ chức và phương pháp huấn luyện điều lệnh
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
HUẤN LUYỆN ĐIỀU LỆNH
A. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM TRONG HUẤN LUYỆN ĐIỀU LỆNH
I. Vị trí của điều lệnh quân đội
II. Nhiệm vụ huấn luyện điều lệnh
III. Đặc điểm trong huấn luyện điều lệnh
B. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ĐIỀU LỆNH
I. Tổ chức huấn luyện
II. Phương pháp huấn luyện
III. Mối quan hệ giữa tổ chức và phương pháp huấn luyện
C. PHÂN CHIA THỜI GIAN HUẤN LUYỆN
I. Thời gian một buổi học
II. Thời gian huấn luyện một bài học
Chương hai
CHUẨN BỊ HUẤN LUYỆN
A. SOẠN THẢO GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN
I. Trang bìa
II. Nội dung giáo án huấn luyện
III. Phương pháp soạn giáo án huấn luyện
Phần I: Ý định huấn luyện
Phần II: Thực hành huấn luyện
Phần III: Hướng dẫn luyện tập (thảo luận) và kiểm tra kết thúc một bài huấn luyện
B. THỤC LUYỆN GIÁO ÁN
C. THÔNG QUA GIÁO ÁN
D. BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DUY TRÌ LUYỆN TẬP VÀ ĐỘI MẪU
E. CHUẨN BỊ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM HUẤN LUYỆN
Chương ba
THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN
A. THỦ TỤC HUẤN LUYỆN
I. Kiểm tra trước khi huấn luyện
II. Phổ biến một số quy định
III. Kiểm tra bài cũ
B. THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN
I. Nêu tên bài giảng và ý định huấn luyện
II. Nội dung huấn luyện
1. Bài giảng lý thuyết
2. Huấn luyện một bài động tác đội ngũ từng người
3. Huấn luyện một bài đội ngũ đơn vị
C. HƯỚNG DẨN THẢO LUẬN, LUYỆN TẬP, KIỂM TRA, KẾT THÚC MỘT BÀI HUẤN LUYỆN
I. Hướng dẫn thảo luận – luyện tập
1. Hướng dẫn nghiên cứu, điều khiển thảo luận
2. Hướng dẫn luyện tập
II. Kiểm tra kết thúc một bài huấn luyện
ểm chú ý. PHẦN III: HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP(THẢO LUẬN) VÀ KIỂM TRA KẾT THÚC MỘT BÀI HUẤN LUYỆN 1. Soạn thảo hướng dẫn thảo luận một bài giảng lý thuyết - Ý định tổ chức đơn vị thảo luận, người duy trì hướng dẫn thảo luận (dựa vào phân cấp tổ chức huấn luyện để xác định). - Nội dung câu hỏi, thời gian thảo luận từng câu hỏi, yêu cầu đạt được. - Phương pháp thảo luận: + Đối với người duy trì thảo luận + Đối với người học - Hướng dẫn đơn vị tổ chức thực hiện sau khi học xong. - Nội dung và phương pháp hệ thống bài giảng, giải đáp thắc mắc liên quan đến nhận thức tư tưởng và hành động. 2. Soạn thảo phần hướng dẩn luyện tập một bài động tác đội ngũ a. Đối với bài huấn luyện động tác đội ngũ từng người: Phải căn cứ vào đối tượng huấn luyện, nội dung từng bài để soạn thảo ý định tổ chức luyện tập cho phù hợp. Nội dung ý định tổ chức luyện tập gồm: - Xác định nội dung cần luyện tập, nội dung trọng tâm. - Tổ chức luyện tập như thế nào. - Phương pháp luyện tập từng bước và thời gian: + Bước 1: Từng người nghiên cứu? Phương pháp nghiên cứu? Thời gian? + Bước 2: Từng người luyện tập. Nếu đối tượng là chiến sĩ phải quy định cụ thể: Phương pháp luyện tập cơ bản từng cử động của động tác? Thời gian? Phương pháp luyện tập nhanh động tác? Thời gian? Phương pháp luyện tập tổng hợp động tác? thời gian? Nếu đối tượng là cán bộ, giáo viên thì luyện tập phương pháp giảng (huấn luyện) từng động tác như thế nào? Thời gian? + Bước 3: Tổ luyện tập. Phương pháp luyện tập của từng tổ, cách hô tập khi tập chậm, tập nhanh, tập tổng hợp như thế nào. Bình tập sau mỗi lần tập? Thời gian? + Bước 4: Tiểu đội luyện tập. Phương pháp luyện tập của tiểu đội, cách hô tập của tiểu đội trưởng? Thời gian? - Phương pháp sửa tập của người duy trì điều hành luyện tập. - Quy định vị trí tập và hướng tập của từng tổ, tiểu đội. - Quy định ký tín hiệu chỉ huy, điều hành luyện tập. b. Đối với bài huấn luyện đội ngũ đơn vị: Cách soạn thảo phần ý định tổ chức luyện tập cơ bản như bài huấn luyện động tác đội ngũ từng người, chỉ khác: khi soạn thảo phương pháp luyện tập từng bước phải làm rõ phương pháp xếp quân cờ, tập phân đoạn, tập tổng hợp và thời gian tập từng bước, phương pháp sửa tập? 3. Soạn thảo ý định tổ chức, phương pháp kiểm tra, kết thúc một bài huấn luyện - Ý định kiểm tra theo mục đích, yêu cầu của bài học lý thuyết hoặc bài huấn luyện động tác đội ngũ. - Tổ chức kiểm tra. - Nội dung kiểm tra. - Phương pháp kiểm tra. - Rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá kết quả, phân loại kết thúc bài huấn luyện. B. THỤC LUYỆN GIÁO ÁN Thục luyện giáo án là công việc bắt buộc đối với người cán bộ huấn luyện, để nắm chắc nội dung, thành thạo động tác và phương pháp huấn luyện, trước mắt phục vụ cho việc thông qua cấp trên, và làm cơ sở để huấn luyện cho bộ đội và duy trì thực hiện trong mọi hoạt động của đơn vị. Do vậy cấp trên cần bố trí thời gian để cán bộ huấn luyện thục luyện giáo án. Phương pháp thục luyện giáo án như sau: 1. Thục luyện bài giảng lý thuyết theo thứ tự - Tự mình nghiên cứu nắm chắc nội dung và những ý cần phân tích. Qua đó suy nghĩ tìm phương pháp sư phạm cho từng phần để bảo đảm chất lượng của bài giảng. - Dựa vào giáo án đã chuẩn bị, thực hành giảng thử, kết hợp cách diễn đạt nội dung. Khi giảng đến phần nào ghi tiêu đề lên bảng, rồi phân tích các ý trong từng nội dung, đối chiếu liên hệ thực tế đơn vị. Giảng xong từng nội dung phải tóm tắt hệ thống gắn gọn. - Tiến hành tập giảng nhiều lần, sau mỗi lần giảng theo dõi thời gian và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng. - Thực hành giảng ngay tại địa điểm lên lớp cho bộ đội sau này. 2. Thục luyện giáo án huấn luyện động tác đội ngũ từng người - Muốn huấn luyện có kết quả, trước hết người dạy phải tự mình nghiên cứu nắm đầy đủ nội dung, tập luyện thuần thục chuẩn xác từng cử động, từng động tác, sau đó trên cương vị người huấn luyện tập giảng thử, kết hợp giữa giảng dạy nội dungvới thực hành động tác làm mẫu nhịp nhàng, ăn khớp. - Tiến hành tập giảng theo giáo án đã chuẩn bị, tập giảng nhiều lần cho thuần thục, theo dõi thời gian và rút kinh nghiệm sau mỗi lần giảng thử. - Thực hành giảng ngay tại địa điểm huấn luyện cho bộ đội sau này. 3. Thục luyện giáo án huấn luyện đội ngũ đơn vị - Trước hết cán bộ huấn luyện phải tự mình nghiên cứu nắm chắc ý nghĩa, vị trí chỉ huy trong đội ngũ. Và thứ tự các bước của chỉ huy, của phân đội khi thực hiện một đội hình. Sau đó rèn luyện cách diễn đạt nội dung với thực hành động tác, khẩu lệnh và tác phong chỉ huy. - Sử dụng đội mẫu (hoặc sơ đồ) để tiến hành thực giảng tại thực địa, giảng đến đâu đội mẫu thể hiện đến đó. - Sau mỗi lần giảng tiến hành rút kinh nghiệm đối với người giảng và đội mẫu phục vụ. C. THÔNG QUA GIÁO ÁN Thông qua giáo án là một chế độ trong huấn luyện của chỉ huy cấp trên đối với cán bộ cấp dưới thuộc quyền, nhằm kiểm tra công tác chuẩn bị và phương pháp giảng dạy, cách tổ chức luyện tập của cán bộ huấn luyện để uốn nắn, bổ sung kịp thời trước khi huấn luyện đồng thời nắm chắc năng lực huấn luyện của đội ngũ cán bộ thuộc quyền. Qua đó rút kinh nghiệm trong chỉ đạo huấn luyện để nâng cao chất lượng huấn luyện toàn diện. 1. Tổ chức thông qua giáo án - Việc thông qua giáo án phải chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ nghiêm túc theo đúng kế hoạch. - Tập trung toàn bộ số cán bộ đảm nhiệm huấn luyện để thông qua và rút kinh nghiệm. - Những bài giảng về lý thuyết thông qua tại vị trí lên lớp. Những bài huấn luyện động tác đội ngũ, thông qua tại địa điểm huấn luyện. - Cấp tổ chức thông qua giáo án: do cấp trên trực tiếp chủ trí điều hành. 2. Phương pháp thông qua giáo án - Có thể thông qua lần lượt từng cán bộ huấn luyện hoặc chỉ định 2-3 cán bộ tiến hành thông qua (tùy thuộc thời gian). - Nội dung thông qua do cấp trên quy định, có thể là: Thông qua toàn bài hoặc thông qua 1-2 vấn đề huấn luyện. Đặc biệt thông qua phần nội dung trọng tâm và phần hướng dẩn tổ chức, phương pháp luyện tập cho bộ đội. - Sau khi thông qua từng người xong, tổ chức bình giảng để rút kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau. - Kết thúc buổi thông qua, người được thông qua cũng như người dự thông qua phải nắm chắc ý kiến kết luận của cấp trên để bổ sung hoàn chỉnh giáo án huấn luyện của mình. 3. Phê duyệt giáo án Kết thúc buổi thông qua, tùy theo chất lượng bài giảng và buổi thông qua, cấp trên ký và phê duyệt vào gián án của cán bộ huấn luyện làm cơ sở pháp lý trong công tác huấn luyện, hoặc quy định thời gian sửa chữa rồi ký phê duyệt sau. D. BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DUY TRÌ LUYỆN TẬP VÀ ĐỘI MẪU I. BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DUY TRÌ LUYỆN TẬP, THẢO LUẬN Sau khi giáo án đã được phê duyệt, trước khi huấn luyện (thường là trước tháng hoặc thứ 7 hàng tuần) cán bộ huấn luyện phải bồi dưỡng cho chỉ huy phân đội và đội ngũ cán bộ tiểu đội (có thể cả tổ trưởng) những nội dung chủ yếu sau: 1. Bồi dưỡng về nội dung, cách khêu gợi khi thảo luận và phương pháp duy trì thảo luận (nếu học lý thuyết). 2. Bồi dưỡng thống nhất về động tác thực hành, về ý định tổ chức luyện tập, phương pháp luyện tập và cách sửa tập cho người học qua các bước (khi huấn luyện thực hành động tác). 3. Thống nhất về tổ chức và phương pháp kiểm tra khi kết thúc buổi học (bài học). Bồi dưỡng xong phải tổ chức cho từng bộ phận luyện tập theo các nội dung, động tác, làm cơ sở sau này hướng dẫn duy trì đơn vị luyện tập (thảo luận) được thống nhất đạt kết quả tốt. Kết thúc bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, qua kiểm tra nếu chưa thống nhất thì cán bộ huấn luyện phải kết luận để thống nhất lại. Việc bồi dưỡng phải tiến hành ngay tại vị trí sẽ triển khai huấn luyện. II. BỒI DƯỠNG ĐỘI MẪU Trong huấn luyện điều lệnh thường sử dụng đội mẫu ở một số nội dung như: Giới thiệu trang phục quân đội; Nghi lễ đón tiếp; Đội hình cơ bản của phân đội; Chế độ sinh hoạt trong ngày; Chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ tuần, tháng... Căn cứ vào tính chất của bài giảng, nếu có sử dụng đội mẫu thể hiện nội dung thì cán bộ huấn luyện phải có kế hoạch và tiến hành bồi dưỡng đội mẫu trước. Việc bồi dưỡng đội mẫu phải hết sức cụ thể, tỷ mỷ chu đáo, tổ chức luyện tập chặt chẽ, phối hợp hành động, thống nhất giữa các bộ phận theo yêu cầu của từng nội dung; Thực hiện sai đâu sửa đấy, để đạt được đúng ý định huấn luyện. E. CHUẨN BỊ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM HUẤN LUYỆN Đặc thù của công tác bảo đảm vật chất trong huấn luyện điều lệnh rất đa dạng theo từng bài học. Khi huấn luyện cho đơn vị thực hành chế độ nền nếp chính quy là phải chuẩn bị củng cố nơi ăn, ở, sinh hoạt của bộ đội bảo đảm thống nhất đúng quy định. Khi huấn luyện một bài lý thuyết phải chuẩn bị sơ đồ, mẫu biểu, biển, bảng, tranh vẽ...để hướng dẫn cho đơn vị thực hiện. Khi huấn luyện về động tác đội ngũ từng người, đội ngũ đơn vị phải chuẩn bị sơn kẻ sân bãi, cọc dây, vị trí luyện tập cho từng bộ phận, sơ đồ bãi tập tổng hợp, sơ đồ đội hình, đội mẫu...để giới thiệu. Bảo đảm vật chất trong huấn luyện điều lệnh là một yêu cầu không thể thiếu được, nó góp phần nâng cao chất lượng học tập của bộ đội và xây dựng nền nếp chính quy của đơn vị. Do vậy đòi hỏi chỉ huy và cơ quan các cấp phải quan tâm đầu tư thích đáng. Chương ba THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN Thực hành huấn luyện là thước đo năng lực của người cán bộ huấn luyện. Một trong những yêu cầu đối với người cán bộ là phải thực hiện đúng trình tự các bước trong thực hành huấn luyện một bài. Khi huấn luyện một bài, người cán bộ huấn luyện phải tiến hành các bước sau đây: A. THỦ TỤC HUẤN LUYỆN I. KIỂM TRA TRƯỚC KHI HUẤN LUYỆN 1. Kiểm tra phòng học, thao trường bãi tập Trước khi buổi học được tiến hành, người cán bộ huấn luyện phải tự kiểm tra công tác chuẩn bị của mình, kiểm tra phòng học, thao trường bãi tập, những sự việc xung quanh có ảnh hưởng đến dạy, học để có biện pháp khắc phục nếu chưa đạt yêu cầu đề ra. 2. Kiểm tra quân số Trước hết cán bộ huấn luyện phải tập hợp đội hình: - Khi huấn luyện bài lý thuyết: Đội hình thường bố trí ngồi theo từng phân đội để tiện quản lý trong quá trình giảng dạy. -
File đính kèm:
- phuong_phap_giang_day_dieu_lenh.doc