Giáo trình Mỹ học

Tưtưởng mỹhọc Cổ đại được hình thành vàp khoảng thếkỷIX (TCN), phát triển rực

rỡvào cuối thếkỷVI (TCN), đạt đến độcực thịnh vào thếkỷIV trước công nguyên, sau đó

thoái trào và kết thúc vào đầu thếkỷthứVI sau công nguyên.

Các tưtưởng mỹhọc Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ởdải đất Iôni, phía đông Địa

Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisin và Nam bán đảo Italia, nhưng khi phát triển rực

rỡnhất thì lại ởAten. Người Hy Lạp đã lập nên hệthống mỹhọc của mình nhờviệc tiếp cận

các tri thức phương Đông (của người Ai Cập và của người vùng Lưỡng Hà) thông qua tộc

người Phênixi ởphía nam dải đất Iôni.

Đời sống văn hóa nghệthuật Hy Lạp cổ đại cũng có sựphát triển rực rỡ, với các tác

phẩm bất hủnhưIliát và Ôđixê (Hôme), các vởkịch Ôrexti, Prômêtê bịxiềng (Étsin), Ơđíp

vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các vởkịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến

trúc nổi như đền thờthần Áctemít (ởthành phốÊphez), đền Atena và quần thểkiến trúc

Aùcrôpôl, đền Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực nhưtượng

khổng lồAtena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét, VệnữCnidơ, Vệ

nữÁcli, các tượng Apôlông (Praxichen) với những tác phẩm hoàn mỹnhưvậy, nghệthuật

của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được giữnguyên giá trịmẫu mực của nó. Vì vậy

nó buộc các nhà tưtưởng thời bấy giờphải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét vềchúng,

tưtưởng mỹhọc Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó.

pdf43 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Mỹ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang và với những thủ pháp phức tạp. 
 Thứ hai, mục đích cao, tham vọng lớn mà bản thân lại là những công cị hèn kém. 
 Thứ ba, những điều rắc rối vừa đa dạng vừa kỳ quặc thường tạo nên thế tương phản 
giữa mục đích và việc thực hiện mục đích, giữa cái tính chất thâm trầm và việc biểu hiện bên 
ngoài. 
 Hêghen quan tâm nhiều đến các thủ pháp. Một dạng biểu hiện của cái hài là châm 
biếm được ông xem là sự đổ vỡ của lý tưởng. Hêghen phát hiện và lý giải một cách đúng đắn 
tính lịch sử của cái hài khi cho rằng chỉ vào những thời điểm nhất định của lịch sử mới có 
những kiệt tác hài kịch. 
 Trécnexépxki cho rằng, cái hài nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa sự trống rỗng bên 
trong và khuếch đại bên ngoài. Ông khẳng định ý nghĩa giáo dục của hài kịch “khi cười nhạo 
cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó”. 
 Mỹ học Mác – Lênin xác định cơ sở khách quan của cái hài là sự thống nhất giữa 
phẩm chất bên trong của hiện tượng hài và sự thể hiện bề ngoài của nó, là sự không phù hợp 
giữa một sự vật, hiện tượng nào đó với môi trường, với xu thế vận động của ngoại cảnh. 
 Do kiểu vi phạm vào các chuẩn mực của đời thường và xu thế vận động của ngoại 
cảnh của xã hôi loài người, các khách thể đáng cười có thể nằm trong các dạng cơ bản như 
sau: 
Dạng hài lịch sử - xã hội có cơ sở là mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển của tiến bộ 
xã hội, của các lực lượng cách mạng với các lực lượng xã hội lạc hậu đã hết vai trò lịch sử và 
đang cản trở bước tiến của xã hội nhưng cố chứng tỏ vai trò “cần thiết”, “quan trọng” của 
mình. 
Dạng hài tệ nạn xã hội thường gắn với những cá nhân và hành động tiêu cực nhưng 
mạo xưng là tiên tiến, tích cực, tạo vẻ tích cực giả dối để huấn thị - dạy đời. Có thể nhìn thấy 
dạng này khá phổ biến ở những kẻ may mắn, hoặc dùng các mánh khoé tiến thân, nhưng đến 
khi thành đạt lại cao giọng rao giảng cho các thế hệ sau phải cố gắng, phải phấn đấu. Kẻ phản 
trắc lại thuyết giáo về lòng trung thành. Kẻ gian dối lại hay tán dương về đạo đức, về sự khôn 
ngoan của bản thân. Kẻ dốt nát, kém cỏi khi chiếm được diễn đàn, bục giảng lại mắng chửi 
người nghe là ngu dại, chậm hiểu 
Dạng hài đời thường xuất hiện phong phú, đa dạng hơn cả; bất kỳ con người nào cũng 
có thể mắc phải với các mức độ và tần suất khác nhau vì nó liên quan đến lối sống, quan hệ, 
giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Những lối nói, ngôn từ, âm sắc, hành vi, cử chỉ không hợp 
chuẩn quen thuộc của cộng đồng đều có thể trở thành khách thể hài. 
 21
Về phương diện chủ thể, trước các đối tượng hài, ở chủ thể thẩm mỹ xuất hiện cảm 
xúc đặc biệt, cảm xúc này bộc lộ ra dưới dạng cười nhạo, nội dung của phản ứng cười này là 
phủ nhận đối tượng dưới góc độ thẩm mỹ. 
Trước đối tượng hài, tuỳ quy mô và mức độ vi phạm của nó vào chuẩn mực thẩm mỹ 
tích cực, chủ thể thẩm mỹ xử lý băng các hình thức sau: 
Đả kích: phủ nhận đối tượng một cách mạnh mẽ, quyết liệt, trực diện đối với một chế 
độ xã hội, mộ thể chế chính trị phát xít, độc tài, quân phiệt hoặc những nhân vật giữ vai trò 
quan trọng trong thể chế ấy. 
Mỉa mai, châm biếm: nhằm vào các thể chế, tập đoàn xã hội về bản chất có thể gây 
nguy hiểm và tổn thất cho xã hội. Tiếng cười ở đây không có tính bạn bè mà có tính cách ly, 
phế bỏ. Nó tuyên án sự không hoàn thiện nhân danh sự cải tạo tận gốc rễ, hướng tới một thế 
giới lý tưởng. Châm biếm nhất thiết phải có tính thời sự nóng hổi nó chỉ nhằm tới những gì 
mà con người cho là quan trọng, có ảnh hưởng đến đời sống cảu cộng đồng rõ ràng, không thể 
bỏ qua được. Nó lột trần, làm nổi bật lên những hiện tượng trong cuộc sống mà nó chĩa mũi 
nhọn chống lại. 
Bông đùa hài hước: là biến thể của cái hài, nó mang tính bạn bè, khoan dung, dàn hoà, 
không có thái độ ác ý mà mang tinh thần góp ý, xây dựng nó không nhằm thủ tiêu đối tượng 
mà như một phương thuốc “trị bệnh cứu người”. Tiếng cười hài hước này làm cho con người 
cảm thông và gần gũi nhau hơn. 
Một điều vô cùng quan trọng trong ý thức của chủ thể khi phát ra tiếng cười hài là câu 
hỏi: ta cười ai? 
Người sống nông nổi, và hời hợt luôn luôn cười cái ở bên ngoài bản thân mình, cười 
cái xấu, cái không hoàn thiện ở kẻ khác mà không khi nào chịu kiểm nghiệm lại bản thân 
mình. Đây là dấu hiệu của một nhân cách kém phát triển, thường sống trong trạng thái kèn 
cựa, ghen tị, khinh mạn đối với các cá thể khác. Người có cuộc sống nội tâm sâu sắc, có bản 
lĩnh, chủ yếu cười nhạo bản thân mình, hoặc khi cười bất cứ chuyện gì bên ngoài đều lập tức 
xem xét lại chính mình, tư chất ấy sẽ tạo nên sự điềm tĩnh, thái độ khoan dung đối với những 
người xung quanh . Tất cả những khía cạnh tiêu cực nổi bật nhất ở khách thể đáng cười và 
những sắc thái chủ đạo ở chủ thể hài đều được phản ánh vào trong nghệ thuật dưới hình thức 
hài kịch 
b. Đặc trưng của tiếng cười hài 
Tiếng cười trong cái hài khác tiếng cười sinh lý đơn thuần vì một đằng mang ý nghĩa 
nhận thức, khám phá, một đằng là biểu hiện sự phấn khích do được đáp ứng những nhu cầu 
của vô thức ngoài thẩm mỹ. 
Để có tiếng cười hài, chủ thể cần có sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự sáng tạo ra điều kiện 
hài hước lành mạnh đòi hỏi trí tuệ sắc sảo và nhân cách phát triển và tư duy táo bạo cuối cùng 
chủ thể cần phải có một lòng nhân ái, bao dung. 
Tiếng cười hài thường nhân danh xu hướng dân chủ bênh vực những người áp bức đè 
nén, chống lại xu hướng tập trung quan liêu, chống lại thái độ hống hách, cửa quyền. Tuy 
nhiên những tiếng cười hài trong đời thường không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tích cực, đôi 
khi nó giúp chủ thể trấn an, gây cảm giác thắng lợi tinh thần phi thực tế, hoặc tiếng cười vô 
cảm không có tác dụng nâng đỡ nhân cách con người. 
 22
Tóm lại, cái hài là phạm trù mỹ học phản ánh dưới hình thức diễu cợt giá trị thẩm mỹ 
tiêu cực không phù hợp với tiến bộ xã hội hoặc vi phạm các chuẩn mực thông thường mang 
lại tiếng cười cho chủ thể thẩm mỹ. 
 5. Phạm trù cái cao cả 
a. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả 
Các hiện tượng thẩm mỹ cao cả tồn tại một cách khách quan trong hoạt động thực tiễn 
của con người, nó có bao chứa một giá trị thẩm mỹ lớn hơn, gây cảm xúc tích cực mạnh hơn 
so với hiện tượng đẹp. 
Mỹ học Mác – Lênin xác định rằng hiện tượng thẩm mỹ được xem là đối tượng của 
cái cao cả bao gồm hai phương diện: 
Về phương diện khách thể: sự vật được coi là cao cả, hùng vĩ khi có quy mô, khối 
lượng và kích thước vượt xa các chuẩn mực quen thuộc. Tất nhiên các sự vật đó không phải 
thuộc về cái thiên nhiên tự nó, mà là cái thiên nhiên được con người cải tạo, hiện ra như là tác 
phẩm của con người. Nhìn cái thiên nhiên đó con người thấy hình bóng của chính mình và 
con người thấy tràn ngập niềm hân hoan, kiêu hãnh về khả năng, về tầm vóc của mình. 
Con người với tư cách là đối tượng phản ánh của cái cao cả phải có nhân cách phi 
thường, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách nổi bật. Sự thể hiện của con người 
như thế có thể là hành động của Đam San chiến đấu với tự nhiên, với kẻ thù đến cướp bóc để 
bảo vệ cộng đồng, có thể là người anh hùng Phù Đổng với kiếm sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt 
chống giặc ngoại xâm, đến khi thắng lợi lại không ỷ vào công lao, từ chối đền đáp của người 
đời đối với mình, bay thẳng lên trời. Có thể là những con người với các phát minh sáng tạo 
làm cho loài người trở nên mạnh mẽ hơn, có thể là con người với những lời dạy bảo để cho 
giống người sống đẹp đẽ; hiểu biết và ngay thẳng xứng đáng với danh hiệu Người cao quý. 
Về phương diện chủ thể: trước các đối tượng nêu trên, ở chủ thể xuất hiện những tình 
cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, hoà trộn nhiều sắc thái như ngạc nhiên, thán phục, khâm phục, hân 
hoan. Trước các vẻ đẹp, những con người bình thường cũng có thể bị lay động, bị quyến rũ. 
Tóm lại, cái cao cả là phạm trù mỹ học cơ bản, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực ở 
cấp độ phi thường, gây nên cảm xúc khâm phục, choáng ngợp cho chủ thể thẩm mỹ. 
b. Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả 
Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được coi là biểu hiện của cái cao cả phải có quy 
mô và sức mạnh phi thường, lại phải có một khoảng cách tương đối gần đối với chủ thể thẩm 
mỹ. Thiên nhiên vô cùng tận, tính chất vĩnh hằng, bất diệt của nó là biểu hiện một cách tập 
trung nhất của cái cao cả trong tự nhiên, mặc dù vậy nó đã được người hoá, nó bộc lộ ở một 
trình độ nhất định những phẩm chất người. 
Trong xã hội, cái cao cả được biểu hiện ra ở các giai cấp khi nó đại diện cho sự phát 
triển của xã hội, ở các cuộc cách mạng thay đổi một cách căn bản trật tự xã hội, tạo bước 
ngoặt cho sự phát triển mạnh mẽ tiếp theo sau và cuối cùng, cái cao cả trong xã hôi biểu hiện 
ra ở các vĩ nhân, danh nhân với sự đóng góp lớn lao của họ vì sự tiến bộ của xã hôi loài 
người. 
Cái cao cả được thể hiện ra trong nghệ thuật thông thường qua các hình thức điển hình 
như tính đồ sộ, hoành tráng. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại lấy hình tượng thần Zớt làm biểu 
tượng cho cái vĩ đại, cao cả. Các kim tự tháp Ai Cập gây cảm giác về sự vĩ đại của Pharaôn 
 23
bằng cách trấn áp tinh thần các nhân cách khác. Các công trình kiến trúc thời Trung cổ bằng 
các tường cột vươn thẳng lên trời tạo sự liên tưởng về sự liên hệ giữa các khát vọng trần thế 
với đấng tối cao. Còn bản thân các tác phẩm nghệ thuật có thể coi là biểu hiện của cái cao cả 
nếu như sự sáng tạo nó đạt đến độ hoàn mỹ tối đa về mọi phương diện nghệ thuật. Có thể kể 
đến một số kỳ quan trong kiến trúc cổ đại: kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon, đền thờ 
thần, Hải đăng Alêchxanđria; các tác phẩm của Hômer, Xecvantéc, Sêchxpia, Môlie, Rãin, 
Coócnây, Sille, Hainơ, Puskin, Bazăc, Huygô, Léptônxtôi. Một số tác phẩm còn lưu giữ được 
của Leôna đơ Vãnhi, Mikenlăng Zêrô, Raphaen. Một số tác phẩm chính của Haiđơn, Môzart, 
Béthôven, được coi là mẫu mực cao cả muôn đời. 
IV. CHỦ THỂ THẨM MỸ 
1. Khái niệm chủ thể thẩm mỹ 
Theo từ điển triết học: “chủ thể là con người, cá nhân, nhóm người,giai cấp, tiến hành 
hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn. 
Còn chủ thể thẩm mỹ là phương diện thứ 

File đính kèm:

  • pdfGiáo trình My hoc.pdf
Giáo án liên quan