Giáo trình Chương 5: Đại cương kim loại vị trí của kim loại trong bảng hệ thống tuần hoàn

. Kiến thức:

- N.tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có số e ở lớp ngoài cùng ít (1, 2, 3e).

- Tinh thể kl có 3 kiểu mạng phổ biến:

+ Mạng tt lục phương : Be, Mg, Zn.

+ Mạng tt lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al.

+ Mạng tt lập phương tâm khối: Li, Na, K, V, Mo

 

doc51 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Chương 5: Đại cương kim loại vị trí của kim loại trong bảng hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
- Biết nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.
- Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, anion trong dung dịch và một số chât khí vô cơ.
II. Kĩ năng: Vận dụng giải được dạng bài tập nhận biết.
B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
GV: Soạn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập để hướng dẫn HS làm và rèn cho HS có thể tự giải BT.
HS: ôn tập lại những kiến thức đã học và vận dụng vào bài tập
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
	A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. CaO.	C. dung dịch NaOH.	D. nước brom.
Câu 3: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch?
 	A. 2 dung dịch.           	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.    	D. 5 dung dịch.
Câu 4: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch?
 	A. 2 dung dịch.     	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.       	D. 5 dung dịch.
Câu 5: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
 	A. 1 dung dịch.	B. 2 dung dịch.	C. 3 dung dịch.	D. 5 dung dịch.
Câu 6: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
 	A. Dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.
 	C. Dung dịch Na2CO3 dư.	D. Dung dịch AgNO3 dư.
Câu 7: Có các lọ dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể được các dung dịch
 	A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.	B. Na2CO3, Na2S.	
C. Na3PO4, Na2CO3, Na2S.	D. Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
Câu 8: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch không màu sau(nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quì tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào?
 	A. Hai dung dịch NaCl và KHSO4.	B. Hai dung dịch CH3NH2 và KHSO4.
C. Dung dịch NaCl.	D. Ba dung dịch NaCl, Na2CO3 và KHSO4.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch 
A. K2SO4. 	B. KNO3. 	C. NaNO3. 	D. NaOH. 
Câu 10: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
A. 2 chất.     	B. 3 chất.	C. 1 chất.       	D. 4 chất.
Câu 11: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dd H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A. tạo ra khí có màu nâu.	B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 12: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây?
A. Dung dịch HNO3 	B. Dung dịch KOH. 	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch NaCl.
Câu 13: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là
 A. CO2. 	B. CO. 	C. HCl. 	D. SO2. 
Câu 14: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
 A. CO2. 	B. O2. 	C. H2S. 	D. SO2. 
Câu 15: Hỗn hợp khí nào sau đay tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào?
 A. H2 và Cl2. 	B. N2 và O2. 	C. HCl và CO2. 	D. H2 và O2. 
Câu 16: Có các lọ hóa chất mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4 , FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch trên? 	
A. 2     	 B. 3 C. 4    	 D. 5 	 
Câu 18: Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khí: N2, O2, NH3, Cl2, CO2. Để nhận biết ngay bình chứa khí NH3 ta dùng: 	  	A. Khí HCl   	 	B. Khí Cl2 	C. Khí HCl hay khí Cl2  	D. Khí O2 Câu 19:Có 4 dung dịch Al(NO3)3 , NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt các cation trong các dung dịch trên?	 	A. H2SO4    	B. NaCl  C. K2SO4   	 D. Ba(OH)2	 Câu 20: Khối lượng K2Cr2O7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2g FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường) là 	   A. 4,5g   	B. 4,9g	C. 9,8g   	D.14,7	 Câu 21: Hòa tan ag FeSO4 . 7H2O vào nước được dung dịch A khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20ml dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng làm môi trường). giá trị của a là:	    A. 1,78g    	B. 2,78 C. 3,78g    	D. 3,87g	 Câu 22:Dùng dung dịch KMnO4 0,02M để chuẩn độ 20ml dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi cho được 20ml dung dịch KMnO4 vào thì dung dịch bắt đầu chuyển sang màu hồng. Nồng độ mol của dd FeSO4 là	  A. 0,025M    	B. 0,05M	 C. 0,1M    	D. 0,15M Câu 23: Chuẩn độ 30ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 30ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:	   A. 0,02M   	 B. 0,03M	 C. 0,04M    	D. 0,05M
CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức:
Biết vai trò to lớn của hoá học đối với nền kinh tế xã hội qua các vấn đề : năng lượng, nhiên liệu, ...đáp ứng nhu cầu của con người.
Biết các nguyên nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường không khí, nước đất.
Biết hoá học góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường.
II. Kĩ năng: Vận dụng giải được dạng bài tập liên quan đến bảo vệ môi trường.
B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
GV: Soạn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập để hướng dẫn HS làm và rèn cho HS có thể tự giải BT.
HS: ôn tập lại những kiến thức đã học và vận dụng vào bài tập
Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.	B. cát.	C. lưu huỳnh.	D. muối ăn.
Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacboniC. 	B. Khí clo. 	C. Khí hidrocloruA. 	D. Khí cacbon oxit.
Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. 	B. CH4 và NH3. 	C. SO2 và NO2. 	D. CO và CO2.
Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch NH3.	C. Dung dịch H2SO4.	D. Dung dịch NaCl.
Câu 6: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây? 
A. Cl2. 	B. H2S. 	C. SO2. 	D. NO2.
Câu 7: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
	A. penixilin, paradol, cocain.	B. heroin, seduxen, erythromixin
	C. cocain, seduxen, cafein.	D. ampixilin, erythromixin, cafein.	 Câu 8: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? 	
A. NaOH. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. NH3.
Câu 9: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được Clo một cách tương đối an toàn?	 A. Dung dịch NaOH loãng	 B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3 	 C. Dùng khí H2S	 D. Dùng khí CO2
Câu 10: Sau tiết thực hành hóa học, trong nước thải phòng thực hành có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ nước thải nêu trên ?	A. Nước vôi dư.                 B. dd HNO3 loãng dư. C. Giấm  ăn dư .            D. Etanol dư.	 Câu 11: Khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta dùng biện pháp nào sau đây để thu gom thủy ngân có hiệu quả nhất ? 	
	A. Dùng chổi quét nhiều lần, sau đó gom lại bỏ vào thùng rác. 	
	B. Dùng giẻ  tẩm dung dịch giấm ăn, lau sạch nơi nhiệt kế  vỡ. 	
	C. Lấy bột lưu huỳnh rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác.	
	D. Lấy muối  ăn rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác	
Câu 12: Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” ?	 A. CO2    	B. NO2   	        C. O2                               D. SO2 	 Câu 13: Để rửa ống lọ đựng anilin trong phòng thí nghiệm, ta áp dụng phương pháp nào sau đây ?	A. Rửa nhiều lần bằng nước sạch.	
	B. Cho dung dịch HCl vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.	
	C. Rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó tráng lại bằng dung dịch HCl.	
	D. Cho dung dịch NaOH vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.	
PHẦN II: HÓA HỌC HỮU CƠ
CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT- CHẤT GIẶT RỬA 
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức: Củng cố kiến thức theo chuẩn kĩ năng
-Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
- Công thức chung của este đơn chức là RCOOR’.
- Este no, đơn chức mạch hở có ctpt CnH2nO2.
- Chất béo là trieste của axit béo có mạch cacbon dài với glixerol.
- Số mg KOH dùng để trung hoà lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.
- T/c hoá học : pứ thuỷ phân (xt axit), phản ứng xà phòng hoá, pứ hiđro hoá chất béo lỏng.
II. Kĩ năng: 
Vận dụng kiến thức giải được các bài tập có liên quan
B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
GV: Soạn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập để hướng dẫn HS làm và rèn cho HS có thể tự giải BT.
HS: ôn tập lại những kiến thức đã học và vận dụng vào bài tập
PHẦN LÝ THUYẾT
Dạng 1: Xác định số đồng phân
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi tot nghiep Cao dang Dai hocmon Hoa hoc.doc
Giáo án liên quan