Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất.

- Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật.

- Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công.

1.2 Các dạng năng lượng: Việc phân loại phụ thuộc vào mục đích khác nhau.

1.2.1 Phân loại theo vật lý - kĩ thuật: cơ năng, nội năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân.

1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc năng lượng:

- Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần gồm NL từ nhiên liệu hóa thạch và NL từ nguyên liệu nguyên tử.

- Năng lượng tái sinh là năng lượng có thể phục hồi theo chu trình biến đổi của thiên nhiên.

- Năng lượng không tái sinh là năng lượng không phục hồi khi khai thác và sử dụng.

- Năng lượng sinh khối sinh ra do đốt hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học từ vật liệu có nguồn gốc hữu cơ.

- Năng lượng cơ bắp.

1.2.3 Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng:

- Năng lượng sơ cấp là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ.

- Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được chuyển đổi từ những năng lượng khác như điện năng, hơi nước của lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ.

- Năng lượng cuối cùng là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêu thụ, người sử dụng.

- Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng.

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biện pháp để tạo ra phản xạ âm hợp lí nhằm tăng cường việc tiết kiệm năng lượng trong việc khuếch đại âm bằng máy tăng âm.
Liên hệ
Thuyết trình
7
Bài 22 : Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Củng cố sau khi đọc phần “Có thể em chưa biết ”
-Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao . Vậy để tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ chế đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng . Đèn này nóng lên ít nên tiêu thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt . Ngày nay người ta vẫn không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn compac,đèn L.E.D....
-Để giảm tác dụng nhiệt , cách đơn giản nhất là làm dây dẫn bằng vật liệu dẫn điện tốt . Việc sử dụng nhiều kim loại để làm vật liệu dẫn điện dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên . Ngày nay người ta có gắng chế tạo ra vật liệu siêu dẫn để giảm thiểu tối đa năng lượng hao phí do tỏa nhiệt nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững .
Liên hệ
Thuyết trình + TN kiểm tra (thắp sáng hai loại bóng đèn và so sánh nhiệt độ )
8
Bài 6 . Lực ma sát
Ma sát có thể có hại hoặc có ích
Giảm ma sát có hại bằng cách bôi trơn các chi tiết chuyển động của các thiết bị , máy móc hoặc phối hợp các vật liệu thích hợp khi chế tạo các chi tiết này sẽ làm cho hiệu suất sử dụng chúng được nâng cao góp phần vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả . Nếu tiết kiệm được năng lượng cũng đồng thời giảm thiểu được sự phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường , giảm được tiếng ồn khi hoạt động ( liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn )
Bộ phận
Thuyết trình
8
Bài 17 Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Củng cố sau khi đọc phần “Có thể em chưa biết
Nhờ thế năng chuyển hóa thành động năng , mà chúng ta có một nguồn năng lượng điện lớn để sử dụng ( năng lượng gió , thủy năng...)song các nguồn năng lượng đó tuy nhiều nhưng không phải là vô tận . chúng ta cần phải biết tiết kiệm nguồn năng lượng đó để sử dụng lâu dài .
Liên hệ
Thuyết trình & dẫn chững cụ thể bằng phim, ảnh ,tư liệu
8
Bài 26 : năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Phần vận dụng và củng cố .
Để có năng lượng cần phải có nhiên liệu ( xăng ,dầu, than, khí đốt...) tất cả đều không phải là vô tận , chúng ta cần phải tiết kiệm . Theo ước tính thì trái đất chỉ còn dự trữ khoảng 140 tỷ tấn khí đốt , với nhịp độ sử dụng như hiện nay thì trong vòng 50 năm nữa các nguồn dự trữ trên sẽ cạn kiệt . Do đó , một trong những vấn đề sống còn của con người là phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn có , đồng thơi tìm ra các loại nhiên liệu mới ( như Hidro)
Liên hệ
Thuyết trình
9
Bài : Điện năng -công của dòng điện 
Phần vận dụng và củng cố .
Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền điện theo số đếm của công tơ điện. Vậy để phải trả ít tiền thì số công tơ điện phải nhỏ, có nghĩa ta cần tiết kiệm (sử dụng các thiết bị điện hợp lí như đèn thắp sáng là đèn ống hay đèn compact, ...) và chọn các thiết bị có hiệu suất sử dụng lớn (không nên chọn các thiết bị có hiệu suất quá dư thừa).
Liên hệ
Thuyết trình
9 
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện 
Phần II : Sử dụng tiết kiệm điện năng.
GV đưa ra các bài tập tính toán của các thiết bị điện hoạt động , từ đó đặt ra câu hỏi: Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm gì ?
Toàn phần
Vấn đáp 
9
Bài 36 : Truyền tải điện năng đi xa 
Phần II : cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện .
- Phần củng cố 
GV đưa ra các bài tập cho HS, từ đó đặt ra câu hỏi: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện cần áp dụng các biện pháp nào, biên pháp nào là tối ưu?
Bộ phận 
Vấn đáp 
9
Bài 56 : Các tác dụng của ánh sáng
-Phần I : tác dụng nhiệt của ánh sáng
- “Có thể em chưa biết”
- Hãy kể tên một số công việc trong đó con người sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống và sản xuất .
- Ánh sáng có năng lượng rất lớn , để sử dụng được nguồn năng lượng đó , em cần có những biên pháp nào ?
Bộ phận 
Thuyết trình 
9
Bài 61: Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thủy điện
Bài 62: Sản xuất điện năng - điện gió và điện hạt nhân 
Phần :“Có thể em chưa biết”
Chúng ta đã chuyển hóa các dạng năng lượng ( thủy năng , năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, ...) thành điện năng, nhưng tất cả các dạng năng lượng đó không phải là vô tận.
Bộ phận 
Thuyết trình 
III. Giới thiệu một số bài soạn về tích hợp GD SD NL TK & HQ trong môn vật lí ở trường THCS: 
(mang tính tham khảo)
Hoạt động 4: 
	Anh/chị hãy đọc thông tin cơ bản ở trên rồi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chọn một số bài trong SGK Vật lí bậc THCS có mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
Thiết kế giáo án của các bài đã chọn .
Bài 11: 
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
( Vật Lí 7)
I / Muïc tieâu: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, Kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện
- . Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED).
 2.Kỹ năng: 
- Mắc mạch điện đơn giản.
- Biết lựa chọn và sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng .
3.Thái độ: 
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Sử dụng năng lượng đúng mục đích vừa đạt hiệu quả cao nhất vừa giảm hao phí .
- Tuyên truyền vận động những người xung quanh sử dụng đèn thích hợp để tiết kiệm điện năng.
	II/ Chuẩn bị:
1- Cả lớp: 1 ắcquy 12V (hoặc một bộ chỉnh lưu hạ thế). 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mảnh Ф0,3mm, dài 150mm-200mm. 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ (2cm x 5cm) cắt từ giấy ăn. Một số cầu chì như ở mạng điện gia đình.
2- Mỗi nhóm: 2 pin 1,5V với đế lắp pin. 1 bóng đèn pin, 1 công tắc. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. 1 bút thử điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau (có thể tháo sẵn bóng đèn khỏi bút). 1 đèn điốt phát quang (đèn LED) nhìn rõ hai bản kim loại trong đèn
Những kiến thức về lắp mạch điện đơn giản .
3. Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính , thu thập nguồn tư liệu từ Internet.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực :
Thời gian
Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
18 phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện 
12 phút
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
10 phút
Hoạt động 3 : Ôn tập củng cố ( Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng 
Sau khi nghiên cứu hai hoạt động 1 và 2 . GV ôn tập và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau :
Thuyết trình:
 -Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao .
 Vậy để tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ chế đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng . Đèn này nóng lên ít nên tiêu thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt .
 Ngày nay người ta vẫn không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn compac,đèn L.E.D....
 Đó là các giải pháp hợp lí nhằm tiết kiệm điện năng .Ngày nay đèn điốt phát quang (LED) đang được sản xuất nhiều với giá thành ngày càng rẻ . LED có nhiều ưu điểm nên trong thời gian không xa sẽ thay trhees các loại đèn khác .
Vấn đáp 
1. Dưới đây là bảng hiệu suất của các loại bóng đèn khác nhau . Em hãy cho biết dùng loại đèn nào tiết kiệm điện hơn ?
Trả lời : đèn compact
2. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện chiếu sáng là rất lớn , làm thế nào để tiết kiệm điện chiếu sáng được tốt nhất ?
Trả lời :
- Thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact tiết kiệm điện .
- Chỉ thắp sáng khi thật cần thiết .
- Hạn chế sử dụng điện để thắp sáng biển quảng cáo .
Loại đèn
Dây tóc 
Huỳnh quang 
Compact
Hiệu suất 
5%
15%
20%
- Chọn loại đèn phù hợp với mục đích sử dụng , bố trí đèn đúng cách.
5 phút
Hoạt động 4 : Tổng kết giao nhiệm vụ .
Bài 26: NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU ( Vật Lí 8)
I / Muïc tieâu: 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt
- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức .
- Biết được ngoài tác dụng tỏa nhiệt , khi cháy nhiên liệu còn tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường .
- Biết sử dụng nguồn nhiên liệu nào phù hợp với từng mục đích sử dụng của con người . 
 2.Kỹ năng: 
- Thu thập thông tin từ cuộc sống để xây dựng kiến thức mới .
3.Thái độ: 
- Nhận thức được nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới ngày càng cạn kiệt và có ý thức sử dụng tiết kiệm ..
-- Tuyên truyền ,vận động gia đình và những người xung quanh sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và giảm thiểu các tác hại của của việc sử dụng chung đối với môi trường .
	II/ Chuẩn bị:
 GV: Một số tranh ảnh và tư liệu về khai thác than , khai thác dầu ,khí đốt ở Việt nam .
HS : Ôn tập kiến thức về nhiệt lượng về công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt.
Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính , thu thập nguồn tư liệu từ Internet.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực
Thời gian
Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
3 phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nhiên liệu 
12 phút
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khaí niệm năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
5 phút
Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra .
10 phút
Hoạt động 4 : Vận dụng - củng cố ( Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng )
 Sau khi nghiên cứu hai hoạt động 1 ;2 và 3. GV yêu cầu HS cho biết cách sử dụng nguồn nhiên liệu phù hợp với từng mục đích sử dụng.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 ;C2 .
- Với C1: Có thể nêu thêm những lợi ích khác của việc dùng than thay củi :đơn giản ,tiện lợi , góp phần bảo vệ rừng .......
( thông qua việc tìm hiểu về các nhiên liệu , GD ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng )
- Than đá có lịch sử phát hiện và sử dụng như thế nào ? vai trò của than đá đối với con người ? Tương lai sử dụng than đá như thế nào ?
 C1 : Vì than có

File đính kèm:

  • docTICH HOP TKNL.doc
Giáo án liên quan