Giáo dục ngoài giờ lên lớp (lớp 5)

I .MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng

- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng

- HS biết yêu trường, yêu lớp.

II QUY MÔ HOẠT ĐỘNG.

Tổ chức theo quy mô toàn trường

III TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Đĩa nhạc bài quốc ca: đĩa nhạc bài hát truyền thống của trường (nếu có);

- Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu để trang trí địa điểm tổ chức Lễ khai giảng.

- Cờ nhỏ, hoa để HS cầm tay vẫy;

IV. CÁCH TIẾN HÀNH.

* Chuẩn bị:

- Nhà trường, đại diện HS, đại diện cha mẹ HS họp để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng.

- Gửi giấy mời đến các đại biểu ở địa phương.

- Hướng dẫn HS tập hát Quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc

- Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ diễu hành ( thư thế, cách đánh nhịp tay, khoảng cách đều giữa các HS khi diễu hành).

- HS tập các tiết mục văn nghệ, các tiết mục đồng diễn thể dục, võ thuật . để biểu diễn trong ngày khai giảng.

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục ngoài giờ lên lớp (lớp 5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính quyền địa phương tổ chức các hoạt động như: chăm sóc “công trình măng non”, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng; phát động trong toàn chi đội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 
- Thành lập Ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản của chi đội gồm: 
+ GV chủ nhiệm lớp (trưởng ban tổ chức) 
+Đại diện hội cha mẹ HS 
+ Ban chỉ huy Chi đội
+ Tổ trưởng các tổ trong lớp
Bước 2: Tổ chức thực hiện 
* Phát động phong trào 
Buổi phát động phong trào Trần Quốc Toản nên được tổ chức trong lớp học (chi đội) sân trường (liên đội) … 
Người dân chương trình. 
- ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi phát động phong trào bằng một bài hát, 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu..
- Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản. 
* Tiến hành hoạt động
- Thăm nghĩa trang liệt sĩ (hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện về hoàn cảnh ra đời của phong trào Trần Quốc Toản). 
- Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em thăm nghĩa trang liệt sĩ.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá hoạt động 
- Sau các hoạt động này, Ban tổ chức tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động. 
- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tuần 18 Chủ đề: Ngày tết quê em
 - Tiểu phẩm “Táo quân chầu trời”
1- Mục tiêu hoạt động. 
- HS hiểu ý nghĩa của ngày Ông Công, ông Táo chầu trời
- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm “Táo quân chầu trời” mang ý nghĩa giáo dục con người. 
2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp 
3- Tài liệu và phương tiện 
- Kịch bản Táo quân chầu trời 
- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng. 
4- Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị: 
Trước 1 tuần, GV phổ biến 
- Mỗi tổ là một đội thi trình diễn một tiểu phẩm ngắn có nội dung: Táo quân chầu trời. 
- Công bố dánh sách Ban tổ chức, Ban giám khảo, Thành phần của ban có từ 3-4 thành viên trong đó gồm: 1 Trưởng ban, 1 thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, còn lại là thành viên giám khảo. 
Bước 2: HS luyện tập
- GV cung cấp kịch bản (HS có thể chọn kịch bản này hoặc tự sáng tác) 
- Các nhóm hội ý, phân vai cho các nhan vật đóng tiểu phẩm ( Ba vai: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng) và phân công làm đạo cụ. 
- HS tiến hành tập diễn tiểu phẩm và làm đạo cụ 
Bước 3: Tiến hành cuộc thi 
- Ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi 
+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của táo quân
+ Lời nói rõ ràng, hóm hỉnh, phù hợp với nhân vật. 
+ Diễn xuất sáng tạo, kết hợp được điệu bộ khi trình tấu
+ Nội dung trình tấu ngắn gọn, rõ ràng, có ý nghĩa 
Bước 4: Nhận xét - đánh giá 
- Sau khi phần trình diễn kết thúc, Thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm 
Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng 
- Trong thời gian chờ quyết định của ban giám khảo, Ban tổ chức mời HS phát biểu cảm tưởng của mình với tư cách là một khán giả. Mình thích phần trình diễn của đội nào? Của Táo Nào? Vì sao? 
Bước 5: Trao giải thưởng 
- Thư kí thay mặt cho Ban giám khảo đọc kết quả thi và mời ban tổ chức lên trao giải thưởng. 
- Ban tổ chức lên trao phần thưởng cho tập thể và cá nhân HS. GV tổng kết, khen ngợi những “diễn viên hài nhí” đã sáng tạo trong cách trình diễn, thu hút được các khán giả. Chúc các em một năm mới làm được nhiều việc tốt để cuối năm có nhiều niềm vui lên trình tấu Ngọc Hoàng. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Tuần 19 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Ngày hội “Khéo tay hay làm”
1- Mục tiêu hoạt động 
- HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của tết truyền thống.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Biết quan tâm đến mọi người, mọi việc trong gia đình và quý trọng những sản phẩm do mình làm ra. 
2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường 
3- Tài liệu và phương tiện 
- Các tranh, cảnh về hoa đào, hoa mai 
- Giấy màu, kéo, keo dán … để làm hoa 
4- Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- trước 1 tuần, GV giới thiệu 
Trong ngày tết cổ truyền, nhân dân ra thường trang trí nhà cửa bằng cây (cành) đào (ở các tỉnh phía bắc) hoặc cây (cành) mai vàng ( ở các tỉnh phía nam). Hoa đào, hoa mai vàng luôn là loài hoa đặc trưng cho ngày tết. Để chuẩn bị cho ngày Hội “Khéo tay hay làm”, hưởng ứng “hội chợ xuân” của toàn trường, lớp chúng ta và trưng bày sản phẩm hoa đào, hoa mai. 
- Mỗi tổ chọn và làm một cây (hay một cành) hoa đào hoặc hoa mai vàng. 
Bước 2: GV hướng dẫn làm hoa 
* Gập và cắt bông hoa 5 cánh 
GV cho HS ôn lại cách cắt hoa năm cánh đã học ở lớp 3 
+ Tạo các đường dấu để gặp 
+ Gập, chia cánh hoa
+ Cắt cánh hoa 
Bước 3: Học sinh hoàn thành sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm về vị trí quy định 
Bước 4: Nhận xét - đánh giá 
Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm. GV khen ngợi những “nghệ nhân” với đôi bàn tay khéo kéo đã tạo ra những sản phẩm phục vụ cho ngày tết cổ truyền của dân tộc. Các sản phẩm này của lớp sẽ có mặt trong ngày “Hội hoa xuân” của trường, góp phần tô điểm cho vườn hoa rực rỡ, muôn màu sắc. Khuyến khích HS có thể làm một cành hoa nhỏ, tặng bạn bè, người thân trong dịp tết. 
- Tuyên bố kết thúc hội thi 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Tuần 20 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 tết trồng cây
1- Mục tiêu hoạt động 
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước; góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái. 
- HS biết trồng, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây” cảu Hồ Chí Minh. 
2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường
3- Tài liệu và phương tiện
- Hình ảnh Bác Hồ với “Tết trồng cây) 
- Sản phẩm cây hoa, cây rau 
- Hạt giống rau
4- Các bước tiến hành 
Bước 1; Chuẩn bị 
Trước một tháng, GV giới thiệu cho HS lịch sử ra đời của “tết trồng cây” Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mùa xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày mồng 06 tháng giêng đến mồng 06 tháng hai. Bác kêu gọi mỗi người trồng ít nhất một cây sống. Tự tay Bác đã trồng cây đa trong công viên thống nhất. Bác đặt tên phong trào này là “Tết trồng cây”. Từ đó cho đến nay, xuân về, tết đến, phong trào “Tết trồng cây” đã trở thành phong trào rộng lớn trong toàn dân. 
Để hưởng ứng phong tào này, cả lớp tham gia. 
- Mỗi cá nhân hay một nhóm (2-3 em) trồng và chăm sóc một cây để trưng bày trong ngày hội trồng cây của lớp. 
Bước 2: Ngày hội trồng cây 
- Địa điểm tổ chức nên đặt ngoài sân, có băng rôn, khẩu hiệu 
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho trưng bày và trang trí sản phẩm. 
- Các nhóm, cá nhân HS trưng bày sản phẩm cây, hoa, rau của mình. Mỗi sản phẩm đều ghi rõ tên cây, tên người trồng.
-GV cùng MC hướng dẫn cả lớp tham gia từng gốc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến nhóm nào, đại diện nhóm giới thiệu về hình ảnh sưu tầm, giới thiệu tên cây, tên người trồng của từng sản phẩm. 
- ĐOàn tham gia bình chọn các sản phẩm đẹp nhất hoặc sản phẩm có cách trồng độc đáo, trưng bày lên góc chung của cả lớp. 
Bước 3: Nhận xét - đánh giá 
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những “Nhà làm vườn giỏi” 
- Khuyến khích cá nhân, nhóm có thể tặng sản phamraa để trang hoàng làm đẹp lớp, đẹp trường. 
- Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình, góp phần vào việc trồng, bảo vệ, chăm sóc cây ở mọi nơi, mọi chỗ. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Tháng 2
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Tuần 21 - Giao lưu tìm hiểu về Đảng
(Theo hình thức rung chuông vàng)
1.1. Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.
1.2 . Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
1.3. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… liên quan đến chủ đề cuộc thi ;
- Chuông báo giờ của Ban giám khảo ;
- Micro, loa, âmli, bảng ghi đáp án, khăn lau, bút dạ, (dành cho học sinh), máy tính, phông, máy chiếu (nếu có điều kiện).
1.4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV
- Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu tìm hiểu về Đảng.
- Thể lệ:
+ Thí sinh ngồi đúng vị trí quy định, không được nhắc nhở hoặc gợi ý cho nhau.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, thí sinh phải ghi câu trả lời của mình vào bảng trong vòng 30 giây. Các thí sinh viết câu trả lời xong thì úp bảng xuống, khi hết thời gian thì giơ bảng lên.
+ Thí sinh giữ nguyên bảng cho ban cố vấn kiểm tra, khi nào có tín hiệu thì mới được xóa bảng.
+ Nếu sau 30 giây, thí sinh không có đáp án coi như bị loại. Thí sinh nào trả lời sai cũng bị loại khỏi vòng đó (thí sinh tự giác rời khỏi sàn thi đấu theo hướng dẫn của Ban tổ chức và chờ cứu trợ).
+ Cứu trợ chỉ được thực hiện khi trên sàn thi đấu còn lại 7 - 10 thí sinh trở xuống.
+ GV chủ nhiệm cứu trợ và lựa chọn thí sinh vào thi tiếp.
- Số lượng câu hỏi dành cho những người chơi chính khoảng 15 câu. Hết câu hỏi thứ 5, thứ 10 thì cuộc thi dừng để khán giả thi (hoặc xen kẽ văn nghệ)
- Mỗi lớp cử ra 3 - 5 HS (tùy theo sĩ số HS trong toàn khối) tham gia cuộc giao lưu.
- Soạn câu hỏi, câu đố, trò chơi… và các đáp án. Lưu ý lựa chọn các câu hỏi dành cho khán giả.
- Cử ban giám khảo (là thầy co có uy tín trong trường), thang điểm, thời gian cho mỗi câu hỏi, mỗi phần giao lưu.
- Mời các thầy cô làm cố vấn cho từng chủ đề, mảng kiến thức để giúp HS giải đáp những câu hỏi khó.
- Cử, chọn người dẫn chương trình 9 có thể là GV - Tổng phụ trách Đội hoặc đại diện Ban chấp hành liên đội có năng lực).
- Phân công trang trí ( sân khấu, bàn ghế đại biểu, hoa, nước…), phụ trách tặng phẩm phần thưởng.
- Phân công các tiết mục văn nghệ cho khai mạc và đan xen giữa các n

File đính kèm:

  • docGIÁO DỤC NGLL (L5).doc