Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách về trẻ khuyết tật đến toàn bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh, cụ thể tập trung tuyên truyền:
- Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của NKT năm 2006
- Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
- Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật.
U 24 – Giáo dục. 2. Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương IV- Giáo dục. ( Điều 27, 28, 29, 30, 31) 3. Các văn bản dưới luật. Mọi học sinh khuyết tật đều được học tập bình đẳng, được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá, hướng nghiệp để hoà nhập cộng đồng; được tham gia học tập theo nội dung chương trình phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng của học sinh. B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM. 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách về trẻ khuyết tật đến toàn bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh, cụ thể tập trung tuyên truyền: - Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của NKT năm 2006 - Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. - Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật. - Quyết định số 2608/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kê hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020 ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. 2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trẻ khuyết tật. Thu hút các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để phục vụ cho công tác giáo dục hòa nhập. 3. Thực hiện tốt công tác điều tra số trẻ khuyết tật trên địa bàn, nhằm kịp thời tư vấn cho gia đình có biện pháp can thiệp sớm, đến trường học hòa nhập. 4. Nội dung chương trình, hình thức kiểm tra đánh giá được điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh (mức độ tật, dạng tật, khả năng, nhu cầu ... của học sinh). C. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ. 1. Hướng dẫn đánh giá, phân loại trẻ khuyết tật - Khó khăn về nghe (thính giác): - Khó khăn về nhìn (thị giác): Ghi chú: Cận, viễn thị có sự hỗ trợ của kính vẫn đọc, viết được xem như không bị tật thị giác. - Chậm phát triển trí tuệ: Ghi chú: Cần xác định rõ trẻ chậm phát triển trí tuệ với trẻ học yếu. - Khó khăn về ngôn ngữ (nói): - Khó khăn về vận động: - Đa tật: Trẻ có từ 2 tật trở lên 2. Thủ tục xác định khuyết tật và hồ sơ học sinh khuyết tật. 1.1 Thủ tục, quy trình xác định khuyết tật. - Căn cứ kết quả đánh giá, những biểu hiện cụ thể của học sinh về nhận thức, trí tuệ, hành vi các đơn vị nhà trường cần chủ động tư vấn cho gia đình học sinh hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với gia đình làm thủ tục đề nghị xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật; Lưu ý: Học sinh được xác nhận là khuyết tật khi có đủ căn cứ pháp lý của cơ quan có thẩm quyền. - Thủ tục, quy trình và trách nhiệm xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật: thực hiện theo Chương II, Luật Người khuyết tật và Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Hồ sơ học sinh khuyết tật. - Hồ sơ của học sinh khuyết tật trong nhà trường gồm: 1. Giấy khai sinh. 2. Học bạ (như học sinh bình thường), bài làm, bài tập kiểm tra. 3. Sổ theo dõi chăm sóc sức khoẻ (theo mẫu của cơ quan y tế). 4. Kế hoạch giáo dục cá nhân (sổ theo dõi sự tiến bộ của học sinh – mẫu gửi kèm theo). 5. Sổ bàn giao hồ sơ học sinh khuyết tật qua từng cấp học, lớp học. 6. Giấy chứng nhận hoàn thành cấp học ( nếu có) và các loại giấy tờ có liên quan khác. 2.3. Quản lý hồ sơ. - Việc thực hiện, ghi chép, bổ sung hồ sơ: Theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ GD&ĐT. - Lưu trữ hồ sơ: tiến hành lưu trữ theo qui định; chú ý bàn giao kế hoạch giáo dục cá nhân, bài làm, bài tập, nhận xét của giáo viên để dễ ràng thực hiện khi chuyển lớp trong từng cấp học. - Khi học sinh khuyết tật chuyển trường hoặc chuyển cấp, các trường bàn giao hồ sơ giáo dục cá nhân cho đơn vị mới để tiếp tục theo dõi giúp đỡ học sinh khuyết tật học tập. Hồ sơ bàn giao ghi chép đầy đủ các thông tin cơ bản cũng như mức độ tiến bộ của học sinh và các biện pháp hỗ trợ tiếp theo, đối với học sinh khuyết tật loại nặng tham gia học hoà nhập cần bàn giao thêm các bài kiểm tra định kỳ hoặc từng tháng của học sinh. - Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo qui định. 3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy học. - Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật lồng ghép vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phó Hiệu trưởng và các tổ chuyên môn trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường. - Thực hiện kế hoạch 37 tuần thực học, cụ thể hoá từng tuần, tháng để cán bộ, giáo viên thực hiện. - Kế hoạch cá nhân của của học sinh (trong sổ theo dõi học sinh khuyết tật học hòa nhập): Thông tin về khả năng, nhu cầu, mục tiêu cần đạt, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, môn học tham gia đánh giá và kết quả đạt được. - Lên lịch biểu hỗ trợ học sinh khuyết tật để học sinh và giáo viên thực hiện. - Bố trí chỗ ngồi cho học sinh hợp lí, giáo viên bộ môn trong các giờ dạy chú ý động viên, khuyến khích các em học sinh khuyết tật, ra câu hỏi và bài tập phù hợp. 4. Thực hiện nội dung, phương pháp dạy học. - Thực hiện nội dung dạy học theo chương trình và sách giáo khoa chung do Bộ GD&ĐT qui định. Chú trọng giáo dục các kỹ năng xã hội cho học sinh như: giáo dục học sinh biết ứng xử với bạn bè, gia đình, hoà đồng với bạn bè, biết tự chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động khác ở mức đơn giản. - Các đơn vị được phép điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với học sinh khuyết tật và điều kiện thực tế. - Khảo sát khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật để giảm nhẹ yêu cầu học cho học sinh. - Tạo nhóm học sinh thân thiện để giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong học tập và các hoạt động khác. - Về phương pháp dạy học cần linh hoạt sáng tạo trong từng tiết dạy phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật của học sinh. Trong dạy học cần chú ý đến sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học chuyên biệt (nếu có). 5. Kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp. 5.1. Các căn cứ để kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật. - Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. - Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS. 5.2. Về nguyên tắc kiểm tra, đánh giá. - Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật trên nguyên tắc: động viên, khuyến khích và chú trọng đến quá trình rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hoà nhập và sự tiến bộ của học sinh. - Đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục đã điều chỉnh theo kế hoạch cá nhân. Khi đánh giá phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh, sát với từng dạng khuyết tật cụ thể. Hình thức, phương pháp phải phù hợp và tạo điều kiện cho học sinh. - Học sinh khuyết tật được miễn giảm một số môn học không thể đáp ứng do tình trạng khuyết tật gây nên. (Theo Điều 19 của Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Đánh giá, xếp loại (như học sinh bình thường) đối với học sinh có khả năng đáp ứng được chương trình, nhưng giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Đánh giá bằng nhận xét (đạt - chưa đạt, hoàn thành - chưa hoàn thành, tiến bộ rõ rệt - có tiến bộ - ít tiến bộ…..) đối với Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục và không xếp loại đối tượng này. - Học sinh khuyết tật được xét lên lớp dựa trên kết quả các môn được học ở mức độ đã được điều chỉnh. 5.3. Gợi ý cách đánh giá. a. Đối với học sinh khuyết tật nhẹ: mức độ khuyết tật không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập. - Thực hiện đánh giá như học sinh bình thường nhưng có sự linh hoạt giảm yêu cầu về mức độ đạt được, trên cơ sở đảm bảo tương đối với chuẩn kiến thức theo quy định. - Giảm số lượng bài kiểm tra. - Không cần nội dung kiến thức nâng cao; khi chưa đảm bảo yêu cầu trong đánh giá, học sinh có thể được đánh giá lại vào thời điểm thích hợp. Học sinh khuyết tật có thể được đặc cách thi kiểm tra học kỳ theo đề thi riêng do giáo viên bộ môn ra đề. - Đối với học sinh này vẫn căn cứ vào hồ sơ học sinh, học bạ để xét lên lớp hay ở lại lớp vào cuối năm học hoặc xét công nhận TNTHCS (theo mức độ hòa nhập). b. Đối với học sinh khuyết tật nặng: - Mức độ khuyết tật nặng của học sinh ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, học sinh không thể tham gia đánh giá các môn học bằng điểm số như học sinh bình thường. Đối với những học sinh này các đơn vị chú trọng giáo dục kỹ năng cho học sinh: kỹ năng sống, kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội.... và đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. - Nhà trường cần lập kế hoạch cá nhân của học sinh một cách cụ thể theo cả năm học, từng kỳ, từng tháng trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, yêu cầu phù hợp để có kế hoạch giáo dục và đánh giá học sinh. - Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện linh hoạt dưới nhiều hình thức phù hợp với dạng khuyết tật của học sinh. Các kỳ kiểm tra, nội dung kiểm tra, bài kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra được ghi nhận và lưu trữ vào trong hồ sơ của học sinh. Hình thức kiểm tra: làm bài tập, trao đổi, phỏng vấn, quan sát, theo dõi đánh giá..... - Cuối năm học Hiệu trưởng nhà trường chủ trì cùng các giáo viên và đoàn thể liên quan họp xét và quyết định học sinh được lên lớp hay ở lại lớp. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá học sinh (đạt - chưa đạt, hoàn thành - chưa hoàn thành, tiến bộ rõ rệt - có tiến bộ - ít tiến bộ…..) và không xếp loại đối tượng này. - Học sinh khuyết tật nặng được tạo điều kiện tham gia dự xét công nhận tốt nghiệp THCS. D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. - Nhà trường chủ động rà soát học sinh khuyết tật trên địa bàn, phối hợp với cơ sở y tế và các tổ chức có liên quan hoàn thiện hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, đủ số lượng theo quy định. Hướng dẫn giáo viên thiết kế nội dung chương trình giảng dạy phù hợp với mức độ
File đính kèm:
- Chuyen de giao duc tre hoa nhap.doc