Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 10: Kiểm tra - Năm học 2011-2012
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về :
- Định luật phản xạ ánh sáng .
- Định luật truyền thẳng ánh sáng .
- Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm ; và so sánh tính chất của ảnh tạo bởi 3 loại gương này .
2. Kỹ năng: HS phải nắm vững lý thuyết, biết lập luận loại trừ để làm bài trắc nghiệm. Và vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
• GV: Giáo án, ma trận đề kiểm tra, các đề (chẳn, lẻ). Các bài kiểm tra in sẵn (mỗi HS một đề) .
• HS: Ôn tập kĩ lưỡng kiến thức chương I: Quang học. Đưa đầy đủ dụng cụ học tập.
III. Các bước lên lớp:
• Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Điểm danh sĩ số. Hướng dẫn cách làm phần trắc nghiệm.
• Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra (có đề kèm theo)
Đáp án và biểu điểm :
I. Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đề I B D C B A D B A C B
Đề II B A A C C B A D C D
II. Tự luận: (5 điểm)
Đề I.
Câu 11 (1 điểm). Ngón tay giơ ra trước đèn tạo ra bóng tối sau ngón tay. Ngón tay đặt gần tường nên bong tối hiện lên trên tường. Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật truyền thẳng ánh sáng.
Câu 12 (2 điểm).
a) (1điểm) Mỗi hình vẽ đúng và tính đúng số đo góc phản xạ cho 0,5 điểm.
Ngày soạn: 24/10/2011 Tiết 10: KIỂM TRA . I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về : Định luật phản xạ ánh sáng . Định luật truyền thẳng ánh sáng . Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm ; và so sánh tính chất của ảnh tạo bởi 3 loại gương này . 2. Kỹ năng: HS phải nắm vững lý thuyết, biết lập luận loại trừ để làm bài trắc nghiệm. Và vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng . 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, ma trận đề kiểm tra, các đề (chẳn, lẻ). Các bài kiểm tra in sẵn (mỗi HS một đề) . HS: Ôn tập kĩ lưỡng kiến thức chương I: Quang học. Đưa đầy đủ dụng cụ học tập. III. Các bước lên lớp: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Điểm danh sĩ số. Hướng dẫn cách làm phần trắc nghiệm. Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra (có đề kèm theo) Đáp án và biểu điểm : I. Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu đúng 0,5 điểm. Câu Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề I B D C B A D B A C B Đề II B A A C C B A D C D II. Tự luận: (5 điểm) Đề I. Câu 11 (1 điểm). Ngón tay giơ ra trước đèn tạo ra bóng tối sau ngón tay. Ngón tay đặt gần tường nên bong tối hiện lên trên tường. Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 12 (2 điểm). a) (1điểm) Mỗi hình vẽ đúng và tính đúng số đo góc phản xạ cho 0,5 điểm. (H.3a) (H.3b) 220 S I R (H.4) N i i’ i’ i Ở hình (H.3a): Vì tia tới trùng với pháp tuyến nên i = 00. Suy ra i’ = i = 00 Ở hình (H.3b): Vì tia tới hợp với mặt gương một góc bằng 220 nên i = 900 – 220 = 680. Suy ra i’ = i = 680. b) (1 điểm) Vì góc tới bằng góc phản xạ nên ta dựng đường phân giác IN của góc SIR, tia IN là pháp tuyến tại điểm N. Dựng gương phẳng vuông góc với IN (H.4). Câu 13 (2 điểm). Trong chiếc đèn pin, bong đèn được đặt ở phía trong gương cầu lõm. Bóng đèn (coi như một điểm) phát ra chum sáng phân kì tới gương cầu lõm, chùm tia phân kì này gặp mặt gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ là chùm song song. Để chỉnh đèn pin, người ta xoay bộ phận có gắn gương cầu lõm để bộ phận này nâng lên trên hoặc hạ xuống so với bóng đèn sao cho bóng đèn ở đúng tiêu điểm của gương cầu. Đề II. Câu 11 (1 điểm). Sử dụng nhiều bóng đèn trong phòng làm cho một vị trí nhận được ánh sáng của nhiều nguồn nên đảm bảo đủ ánh sáng và giảm bớt bóng tối. Câu 12 (2 điểm). a) (1điểm) Mỗi hình vẽ đúng và tính đúng số đo góc phản xạ cho 0,5 điểm. (H.3a) (H.3b) S I R (H.4) i’ i N 670 i’ i Ở hình (H.3a): Vì tia tới trùng với pháp tuyến nên i = 00. Suy ra i’ = i = 00 Ở hình (H.3b): Vì tia tới hợp với mặt gương một góc bằng 670 nên i = 900 – 670 = 230. Suy ra i’ = i = 230. b) (1 điểm) Vì góc tới bằng góc phản xạ nên ta dựng đường phân giác IN của góc SIR, tia IN là pháp tuyến tại điểm N. Dựng gương phẳng vuông góc với IN (H.4). Câu 13 (2 điểm). Cùng một kích thước, gương cầu lồi cho khoảng nhìn lớn hơn so với gương phẳng, gương phẳng cho khoảng nhìn lớn hơn so với gương cầu lõm. Tại những khúc quanh của đường uốn lượn, người ta đặt gương cầu lồi để lái xe và người đi đường có thể quan sát được người hoặc các phương tiện khác lưu thong trên đường. Tại các góc của siêu thị, người ta thường đặt các gương cầu lồi để nhân viên siêu thị có thể quan sát được việc mua sắm của khách hàng. Trong cả hai trường hợp trên, dùng gương cầu lồi giúp quan sát được cả những chổ bị che khuất do vùng nhìn thấy rộng.
File đính kèm:
- GAKT10-L7.doc