Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 11 đến 23 - Năm học 2009-2010

*Kiến thức:

-HS nắm vững các khái niệm: khối lượng riêng- trọng lượng riêng.

-Sử dụng được các công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng vảtang lượng của một vật.

-Sử dụng các bảng số liệu để tra cứu khối lượng vảtang lượng riêng của các chất.

*Kĩ năng:

-Sử dụng phương pháp cân khối lượng, sử dụng phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng của một vật.

*Thái độ:

-Yêu thích môn học,nghiêm túc, cẩn thận trong công việc.

 II.Chuẩn bị:

*GV: Lực kế, bình chia độ đến cm3

*HS: Quả nặng bằng sắt hoặc bằng đá.

 III.Tiến trình dạy học:

 Hoạt động 1: Kiểm tra: (5)

*HS: - Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng vật lí nào ? Em hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế ?

 -Làm bài tập 10.3

 +ĐA: a, Cân chỉ khối lượng của túi đường

 b, Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

2.Bài mới:

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung

Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập (5)

-Y/C hs đọc thông tin phần đặt vấn đề SGK-T 36

-Hãy nêu dự đoán -Đọc thông tin phần đặt vấn đề SGK-T 36

-Nêu dự đoán

 

docx30 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 11 đến 23 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức:
-HS nêu được thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
-Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1; O2 và lực F1; F2)
-Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).
*Kĩ năng:
-Biết đo lực ở mọi trường hợp.
*Thái độ:
-Yêu thích môn học. Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc khi làm việc.
 II.Chuẩn bị:
*GV: Lực kế, khối trụ kim loại có móc (nặng 2N), 1 giá đỡ có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế.
*HS: 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh họa H15.2 (SGK-T47).
 III.Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ 
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy, vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ? Nó giúp con người làm làm việc nhẹ nhàng hơn như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (5’)
*Treo H 14.1 (SGK-T41) cho hs quan sát
-Y/C hs đọc thông tin phần đặt vấn đề SGK-T 44
-Hãy nêu dự đoán
*Quan sát H 14.1
Đọc và tìm hiểu thông tin SGK-T44
Nêu dự đoán
1.Đặt vấn đề:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (15’)
*Quan sát hình 15.1; 15.2 (SGK-T47)
Gọi 1 hs đứng tại chỗ đọc thông tin mục I (SGK-T47)
*Yêu cầu hs trả lời C1
Chuẩn kiến thức
1 hs đứng tại chỗ đọc thông tin mục I (SGK-T47)
Cả lớp cùng theo dõi và tìm hiểu thông tin
HĐ cá nhân trả lời C1
Nhận xét kết quả
I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
*C1: (1) O1
 (2) O
 (3) O2
 (4) O1
 (5) O
 (6) O2
Hoạt động 3: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào (18’)
*Yêu cầu hs quan sát H 15.4 (SGK-T48). Đọc thông tin phần đặt vấn đề mục 1
*Y/C hs đọc thông tin và cho hướng dẫn hs làm thí nghiệm
*Từ kết quả thí nghiệm hãy điền vào bảng 15.1 (SGK-T48) và trả lời C2
*Từ kết quả thí nghiệm em có thể rút ra kết luận gì ?
*Y/C hs đọc thông tin các câu C4; C5; C6. Vận dụng kiến thức đã học và kết quả thí nghiệm để trả lời các câu C4; C5; C6
Chuẩn kiến thức
*Quan sát H 15.4 (SGK-T48). Đọc thông tin phần đặt vấn đề mục 1
*Đọc thông tin và cho hướng dẫn hs làm thí nghiệm
*Từ kết quả thí nghiệm điền vào bảng 15.1 (SGK-T48) và trả lời C2
Nêu kết luận
(trả lời C3)
Đọc thông tin các câu C4; C5; C6. Vận dụng kiến thức đã học và kết quả thí nghiệm để trả lời các câu C4; C5; C6
 (HĐ cá nhân trả lời)
Nhận xét các câu trả lời
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
1.Đặt vấn đề:
2.Thí nghiệm:
*C2: HS tự trả lời
3.Rút ra kết luận:
*C3: (1) nhỏ hơn
 (2) lớn hơn
4.Vận dụng:
*C4: HS tự lấy ví dụ
*C5: +Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít, ốc giữ chặt hai nửa kéo, trục quay bập bênh.
+Điểm tác dụng của lực F1: chỗ nước đẩy vào mái chèo, chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm, chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo, chỗ một bạn ngồi.
+Điểm tác dụng của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo, chỗ tay cầm xe cút kít, chỗ tay cầm kéo, chỗ bạn thứ hai ngồi.
*C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn, buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn, buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
3.Củng cố: (5’)
-Y/C HS nhắc lại: +Cấu tạo của đòn bẩy
 +Nguyên tắc làm việc của đòn bẩy
 +
-Làm bài tập 15.1 (SBT-T19)
+ĐA: a, điểm tựa, các lực
 b, về lực
 4.Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về đòn bẩy.
-Tìm hiểu các loại đòn bẩy trong thực tế. 
-Làm bài tập 15.4.1; 15.5 (SBT-T20)
-Chuẩn bị tiết 17: Ôn tập.
Soạn: 15 / 11 / 09
Giảng: 16 / 12 / 09 
Tiết 17. ôn tập
 I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-HS được ôn tập và hệ thống lại những kiến thức trong chương I.
*Kĩ năng:
-Vận dụng các kiến thức đã học để giảI thích các hiện tương trong thực tế và giải các bài tập.
*Thái độ:
-Yêu thích môn học. Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc khi làm việc.
 II.Chuẩn bị:
*GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
*HS: Ôn tập kiến thức của chương I.
 III.Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ 
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập
*Nêu hệ thống câu hỏi về kiến thức đã học. Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời
1.Khi đo độ dài ta dùng dụng cụ gì ? Đơn vị độ dài là gì ? Khi dùng thước đo ta cần chú ý điều gì ?
2.Khối lượng là gì ? đơn vị khối lượng là gì ? để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?
3.Lực là gì ? Thế nào là hai lực cân bằng ?
4.Trọng lực là gì ? đơn vị lực ? Để đo lực người ta dùng dụng cụ gì ? 
5.Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng
6.Công thức tính trọng lượng riêng ? Đơn vị của trọng lượng riêng ?
7.Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thực tế ? Lấy ví dụ cụ thể ?
8.Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. Số đó cho biết điều gì ? Khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp. Em hãy tìm cách đo chính xác xemđược bao nhiêu gam gạo ? Lượng đó lớn hơn hay nhỏ hơn hay đúng bằng 397 g ?
Chuẩn kiến thức các câu trả lời của học sinh
HĐ cá nhân trả lời các câu hỏi
Công thức: P = 10m
P: trọng lượng (N)
m: Khối lượng (kg)
*CT
 d = PV 
Số 397 g chỉ khối lượng của sữa trong hộp. Một miệng bơ gạo chứa khoảng từ 240g đến 260 g gạo.
Nhận xét các câu trả lời
I.Ôn tập:
Hoạt động 2: Bài tập
*Nêu đề bài tập 1: Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn có một lực tác dụng lên quả cầu ?
Chuẩn kiến thức
*Nêu đề bài tập 2: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.
Chuẩn kiến thức
*Nêu đề bài tập 3: Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp. Dùng vật nào dễ mở hơn ? Tại sao ?
Chuẩn kiến thức
*Tìm hiểu yêu cầu bài tập 1
1 hs đứng tại chỗ trả lời
Cả lớp theo dõi, nhận xét
*Đọc và tìm hiểu đề bài tập 2
1 hs lên bảng trình bày lời giải
Cả lớp cùng làm vào vở
Nhận xét kết quả
*Đọc và tìm hiểu đề bài tập 3
1 hs đứng tại chỗ trả lời
Cả lớp theo dõi, nhận xét
II.Bài tập:
1.Bài tập 1:
Một quả cầu đang bay lên cao thì chuyển động của nó luôn luôn bị đổi hướng. Điều đó chứng tỏ luôn luôn có lực tác dụng lên quả cầu làm đổi hướng chuyển động của nó. Lực này chính là lực hút của trái đất (trọng lượng của vật)
2.Bài tập 2:
 1111,1 kg/ m3. Khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn khối lượng riêng của nước
3.Bài tập 3: 
Dùng thìa sẽ dễ mở nắp hộp hơn. Vì khoảng cách từ điểm tựa (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của vật (chỗ nắp hộp đè lên thìa hoặc đồng xu) khi dùng thìa và đồng xu là như nhau, nhưng khoảng cách từ điểm tựa (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng của người (chỗ tay cầm) ở thìa lớn hơn ở đồng xu.
3.Dặn dò: (5’) 
-Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức đã học của chương I.
-Xem lại lời giải các bài tập đã chữa.
-Chuẩn bị tiết 18: Kiểm tra học kì I..
Giảng:  / 12 / 09 
Tiết 18. Thi học kì i
(Đề và đáp án của Phòng GD - ĐT)
Soạn: 15 / 1 / 2010
Giảng: 18 / 1 / 2010 
Tiết 19. Bài 16 - Ròng rọc
 I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-HS hiểu và nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
*Kĩ năng:
-Có kĩ năng sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
*Thái độ:
-Yêu thích môn học. Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc khi làm việc.
 II.Chuẩn bị:
*GV: Lực kế, khối trụ kim loại có móc, ròng rọc cố định, ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc.
*HS: Tìm hiểu về ròng rọc trong thực tế.
 III.Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra: (5’)
*HS: -Nêu ví dụ về một dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Chỉ rõ ba yếu tố của đòn bẩy này. Cho biết đòn bẩy đó giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? 
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’)
*Yêu cầu học đọc, tìm hiểu thông tin và quan sát H16.1 (SGK-T50)
Hãy nêu dự đoán
* Đọc, tìm hiểu thông tin và quan sát H16.1 (SGK-T50)
Nêu dự đoán
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ròng rọc (7’)
*Gọi 1 hs đọc thông tin mục I (SGK-T50)
Từ hình vẽ và thông tin đã timg hiểu hãy trả lời C1
Chuẩn kiến thức
* Đọc, tìm hiểu thông tin mục I và quan sát H16.2 a,b, (SGK-T50)
1 hs đứng tại chỗ trả lời C1
Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét
I.Tìm hiểu về ròng rọc:
*C1: H16.2a,: ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà). Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
H16.2 b,: Ròng rọc cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
Hoạt động 2: Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?(13’)
*Hướng dẫn học sinh bố trí và tiến hành thí nghiệm như H 16.3; 16.4; 16.4 (SGK-T51). Yêu cầu hs điền kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1
?: Từ kết quả thí nghiệm em có nhận xét gì về chiều, cường độ của lực kéo của vật lên trực tiếp qua ròng rọc cố định, ròng rọc động
Chuẩn kiến thức
Gọi 1 hs lên bảng điền C4
Chuẩn kiến thức
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm theo HD của GV
Điền kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1
HĐ cá nhân trả lời C3
Nhận xét câu trả lời C3
1 hs lên bảng điền kết luận (C4)
II.Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
1.Thí nghiệm:
a, Chuẩn bị:
b, Tiến hành đo:
*C2:
Bảng kết quả TN 16.1
 (HS tự điền)
2.Nhận xét:
*C3: a, Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau). Độ lớn của hai lực này như nhau.
b, Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.
3.Rút ra kết luận:
*C4: (1) cố định
 (2) động
Hoạt động 3: Vận dụng (8’)
*Yêu cầu hs đọc thông tin C5; C6; C6 và trả lời các câu hỏi
Chuẩn kiến thức
*Đọc thông tin và trả lời cá nhân các câu C5; C6; C7
Nhận xét các câu trả lời
III.Vận dụng:
*C5: HS tự trả lời
*C6: Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng), dùng ròng rọc động được lợi về l

File đính kèm:

  • docxbai soan li 6.docx
Giáo án liên quan