Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 9: Bài 5: chuyển động tròn đều

1. Kiến thức

 1. Kiến thức

 - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.

 - Viết được công thức tính độ lớn của tốc độ dài và trình bày đúng được hướng của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều.

 - Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của vận tốc góc trong chuyển động tròn đều.

 - Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị đo của chu kỳ, tần số.

 - Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

 - Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết công thức của gia tốc hướng tâm.

 2. Kỹ năng.

 - Chứng minh được các công thức.

 - Giải được các bài tập đơn giản

 - Liên hệ thực tế.

 - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghịêm.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 9: Bài 5: chuyển động tròn đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	1. Kiến thức
	- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.
	- Viết được công thức tính độ lớn của tốc độ dài và trình bày đúng được hướng của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều.
	- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của vận tốc góc trong chuyển động tròn đều.
	- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị đo của chu kỳ, tần số.
	- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
	- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết công thức của gia tốc hướng tâm.
	2. Kỹ năng.
	- Chứng minh được các công thức.
	- Giải được các bài tập đơn giản
	- Liên hệ thực tế.	
	- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghịêm.	
	3. Thái độ
	- Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập
B. Chuẩn bị
	Giáo viên: quả dọi, thước kẻ, compa.
	Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
	Câu 1: Thế nào là chuyển động tròn đều ?
Câu 2: Đặc điểm của vectơ vận tốc và gia tốc trong chuyển động tròn đều ?
Câu 3: Công thức xác định tốc độ góc của chuyển động tròn ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về chuyển động tròn đều của một vật và các đặc điểm về vận tốc, gia tốc trong chuyển động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm chu kỳ, tần số của chuyển động tròn đều
GV: Đưa ra khái niệm chu kỳ.
HS: Viết công thức
GV: Đơn vị của chu kỳ là (s)
* Ví dụ: Thời gian kim phút quay hết 1 vòng là 60 phút. Đó chính là chu kỳ của kim phút.
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành câu C4
GV: Tổng góc của đường tròn là radà thời gian đi hết vòng tròn = tổng góc / tốc độ góc:
GV: Giới thiệu khái niệm tần số: nghịch đảo của chu kỳ là tần số
HS: Thảo luận và chứng minh công thức 5.4
GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thành câu C5
GV: Dựa vào àvới p: chu vi đường tròn. Vậy là vận tốc dài trên đường tròn.
HS: Dựa vào công thức liên hệ hoàn thành câu hỏi C6
Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
GV: Trong chuyển động tròn đều, có đại lượng nào thay đổi đều theo thời gian?
HS: Hướng của vec tơ vận tốc
GV: Vận tốc có hướng thay đổi vậy trong chuyển động tròn đều có gia tốc không?
HS: Vẽ hình 5.5 từ đó tìm hướng của vectơ 
GV: Sử dụng hình vẽ 5.5 SGK để chỉ rõ hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều
HS: Tìm hiểu ví dụ ở sgk
GV: Giới thiệu công thức xác định độ lớn của gia tốc hướng tâm
HS: Hoàn thành câu C7
II. Tốc độ dài và tốc độ góc. 
 c. Chu kỳ
Chu kỳ T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.
d. Tần số
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
 e. Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ độ góc
III. Gia tốc hướng tâm
1. Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều
Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc.Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm
Với v: tốc độ dài (m/s)
r : bán kính của quỹ đạo chuyển động (m)
aht : gia tốc hướng tâm (m/s2)
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Nắm lại các khái niệm chu kỳ, tần số 
	- Các công thức sử dụng trong chuyển động tròn đều.
	- Bài tập ví dụ: 8, 9, 10 sgk trang 34
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	-Học bài, làm tất cả các bài tập trong SGK trang 34
	-Chuẩn bị bài 6: “Tính tương đối của chuyển động”
	+ Tính tương đối của chuyển động.
	+ Công thức cộng vận tốc.	

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc